Phân Biệt Các Loại Hàng Tồn Kho - VILAS

Hàng tồn kho là thuật ngữ mô tả những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Hàng tồn kho còn được xem như là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy, làm thế nào để phân biệt các loại hàng tồn kho? Hãy cùng VILAS một vài phân loại hàng tồn kho nhé!

các loại hàng tồn kho

Nguyên liệu thô (Raw Material)

Đây là những nguyên vật liệu thô hoặc hàng hóa do nhà sản xuất mua. Hoạt động sản xuất được quyết định dựa trên sự sẵn có của nguyên liệu thô để sản xuất hàng hóa thành phẩm mong muốn.Tầm quan trọng việc dự trữ nguyên vật liệu thô như hàng tồn kho chủ yếu là để hạn chế bất kỳ sự gián đoạn nào trong kế hoạch sản xuất.

Work-in-process (WIP)

Đây là một phần nguyên liệu thô vẫn còn trong quá trình sản xuất. WIP có thể hoặc không thể bán được. Đây cũng được gọi là bán thành phẩm. Đó là hàng tồn kho không thể tránh khỏi, hầu như tồn tại ở bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào.WIP nên được giữ ở mức thấp nhất có thể. Vì giữ nhiều hàng hóa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc dự trữ WIP là cần thiết, vì nó góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất, lập kế hoạch sản xuất phù hợp v.v.

Hàng thành phẩm (Finished Goods)

Đây là những sản phẩm cuối cùng sau quá trình sản xuất nguyên liệu thô sau đó được bán trên thị trường.Có hai loại hàng thành phẩm của ngành công nghiệp sản xuất. Một, sản phẩm được sản xuất theo số lượng lớn. Hai, sản phẩm sản xuất theo yêu cầu với thông số kỹ thuật cụ thể. Với sản phẩm sản xuất theo số lượng lớn, các doanh nghiệp cần phải giữ một số lượng hàng thành phẩm nhất định để có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như hạn chế tổn thất nếu có tình huống bất ngờ xảy ra (thiên tai, đình công…).

Vật liệu đóng gói (Packing Material)

Vật liệu đóng gói là hàng tồn kho được sử dụng để đóng gói hàng hóa. Nó có thể được sử dụng cho đóng gói sơ cấp và đóng gói thứ cấp. Đóng gói sơ cấp chính là việc đóng gói mà thiếu bước này, hàng hóa không sử dụng được. Đóng gói thứ cấp là việc đóng gói để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.

Hàng tồn kho MRO

MRO là viết tắt của bảo trì (maintenance), sửa chữa (repair), và điều hành nguồn cung cấp (operating supplies). MRO được xem như hàng hóa hỗ trợ. Việc lưu trữ các hàng tồn kho dùng cho việc bảo trì và sửa chữa các hàng hóa như vòng bi, dầu bôi trơn, bu lông, đai ốc vv để đảm bảo không có sự gián đoạn với các chuyền sản xuất.

Các loại hàng tồn kho khác được phân loại trên nhu cầu khác nhau như sau:

VILAS: Phân biệt hàng tồn kho

Ngoài 4 loại hàng tồn kho vừa được trình bày như trên, vẫn tồn tại một số loại hàng tồn kho phù hợp với chiến lược của một số doanh nghiệp nhất định.

Goods in Transit

Thông thường, một doanh nghiệp vận chuyển nguyên liệu thô, WIP, hàng hóa thành phẩm, v.v từ nơi này sang nơi khác cho nhiều mục đích khác nhau như bán hàng, mua hàng, sản xuất … Do khoảng cách dài, hàng tồn kho vẫn trong quá trình vận chuyển trong nhiều ngày, tuần và thậm chí hàng tháng. Chúng được gọi là Goods in transit. Goods in transit có thể bao gồm bất kỳ loại hàng tồn kho cơ bản nào.

Buffer Stock

Buffer Stock, hay còn gọi là Safety Stock, có thể được hiểu là hàng tồn kho đệm; lượng hàng không nằm trong kế hoạch tiêu thụ ban đầu, nhưng được dự trữ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Thuật ngữ Safety stock thường được dùng khi Nhu cầu thị trường vượt tiêu thụ sản phẩm và mức dự báo ban đầu, hoặc nếu sản lượng sản xuất thấp hơn kế hoạch dự kiến.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của rủi ro và chính sách tồn kho của doanh nghiệp, Safety stock ​​có thể là ‘chiếc phao cứu sinh’ trong cả 2 trường hợp, hoặc ít nhất đủ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó,  doanh nghiệp có thể xem xét, phân tích và ứng biến linh hoạt với rủi ro qua việc tiến hành đặt hàng lại (back order), hoặc cân đối nguồn nhân lực và năng lực sản xuất của nhà máy.

Anticipatory Stock

Dựa trên những số liệu trong quá khứ, một các doanh nghiệp có thể dự đoán được xu hướng tương lai của thị trường và đưa ra quyết định nhất định dựa trên đó. Một số doanh nghiệp đầu tư vào việc tồn kho những hàng hóa này với mong đợi sự tăng giá, tăng vọt trong nhu cầu, v.v. Loại hàng tồn kho như vậy được gọi là Anticipatory Stock. Nó thường là nguyên liệu thô hoặc thành phẩm.

Decoupling Stock

Trong hoạt động sản xuất, nhà máy và máy móc phải luôn hoạt động. Hành động dừng máy móc, sẽ tiêu tốn doanh nghiệp về chi phí thiết lập bổ sung, sửa chữa, khấu hao thời gian nhàn rỗi, thiệt hại v.v. Lý do dừng lại có thể là do sự thiếu hụt sản phẩm đầu vào. Trong dây chuyền sản xuất, một máy/quy trình sử dụng đầu ra của máy/quy trình khác. Tốc độ của các máy có thể không phải lúc nào cũng tương thích. Vì lý do đó, hàng tồn kho cho tất cả các máy/quy trình phải đủ để giữ cho nhà máy hoạt động liên tục như mong đợi. Hàng tồn kho này được gọi là Decoupling Stock.

Cycle Stock

Là lượng hàng tồn kho được lên kế hoạch để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Giai đoạn này thường được định nghĩa là thời gian giữa các đơn đặt hàng (đối với nguyên liệu thô) hoặc thời gian giữa các chu kỳ sản xuất (đối với công việc trong quá trình hình thành và hoàn thiện sản phẩm).

Theo efinancemanagement.com

“Thiết kế lộ trình phát triển trên bản đồ sự nghiệp chuỗi cung ứng”

 

Từ khóa » Fg Trong Sản Xuất Là Gì