Phân Biệt Các Loại Kính Cường Lực điện Thoại Trên Thị Trường Hiện Nay

Kính cường lực là một thành phần không thể thiếu trên các thiết bị smartphone ngày nay. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết được có bao nhiêu loại kính cường lực trên thị trường hiện nay và loại nào hiện nay đang là tốt nhất.

Kính cường lực bảo vệ màn hình là thành phần không thể thiếu được trên smartphone ngày nay
Kính cường lực bảo vệ màn hình là thành phần không thể thiếu được trên smartphone ngày nay

Tóm tắt nội dung

  • Kính cường lực là gì?
    • 1. Kính cường lực Corning Gorilla Glass
    • 2. Kính cường lực Asashi Glass Dragontrail
    • 3. Kính i-on cường lực Oleophobic
    • 4. Các loại kính cường lực khác

Kính cường lực là gì?

Khi công nghệ kính cường lực chưa ra đời, các nhà sản xuất thường phải sử dụng các loại kính bảo vệ làm bằng nhựa trong hoặc thủy tinh. Tuy nhiên, những loại kính này có độ trong không được tốt và thường dễ bị trày xước sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, kính cũng bị lóa khó nhìn khi trời nắng gắt.

Kính cường lực giúp bảo vệ màn hình khỏi những sơ xuất gặp phải của người dùng
Kính cường lực giúp bảo vệ màn hình khỏi những sơ xuất gặp phải của người dùng

Kính cường lực đã ra đời và khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm đã kể trên. Tuy vậy, hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại kính cường lực đến từ các nhà sản xuất khác nhau và phổ biến nhất là Gorilla Glass của Corning.

1. Kính cường lực Corning Gorilla Glass

Coring là một công ty có bề dày lịch sử trên 100 năm phát triển với  tiền thân là kinh doanh gốm sứ. Không hài lòng với những gì mình có, họ đã bắt đầu đi vào nghiên cứu một vật liệu mới đặc biệt này từ nhừng năm 1960. Ban đầu, mục đích sử dụng của kính chỉ là để chắn gió.

Đến tận năm 2006, Corning đã nhận được những đơn hàng đầu tiên của các hãng sản xuất điện tử. Qua nhiều năm cải tiến và nâng cấp, Gorilla Glass đã có 6 thế hệ và vẫn là loại kính cường lực được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Hàng loạt các bài thử nghiệm được Corning trình diễn
Hàng loạt các bài thử nghiệm được Corning trình diễn

Ở thế hệ đầu tiên, Gorilla Glass được biết đến là một chiếc kính mỏng có chất lượng và độ bền cao. Kính được nhiều người đánh giá cao về khả năng chịu lực và chống xước vượt trội hơn hẳn các loại kính plastic thời điểm đó.

Gorila Glass 1 là thế hệ tiếp theo, được ra đời và sử dụng phổ biến trong năm 2011. Tuy vậy, chúng có giá thành khá đắt đỏ và chỉ được xuất hiện trên các smartphone cao cấp. iPhone 4 là thiết bị tiêu biểu nhất sử dụng loại kính cường lực đặc biệt này.

Từng thế hệ tiếp theo của kính cường lực Gorilla Glass ra đời với những công nghệ được cải tiến theo từng năm
Từng thế hệ tiếp theo của kính cường lực Gorilla Glass ra đời với những công nghệ được cải tiến theo từng năm

Gorilla Glass 2 được giới thiệu 1 năm sau đó. Kính có độ mỏng tốt hơn 20% so với phiên bản tiền nhiệm nhưng độ bền bỉ lại được giữ nguyên. Tất cả những smartphone cao cấp thời điểm đó như iPhone 5, Galaxy Note 2 hay Nokia Lumia 920 lựa chọn.

Thế hệ tiếp theo được Corning giới thiệu là được cải tiến đến cấp độ phân tử, cho khả năng chống xước cao gấp 3 lần, gia tăng độ bền lên đến 50 lần so với thế hệ cũ.

Khả năng chịu lực của Gorilla Glass được nhiều hãng công nghệ đánh giá cao
Khả năng chịu lực của Gorilla Glass được nhiều hãng công nghệ đánh giá cao

Năm 2014, Corning tiếp tục ra mắt thế hệ tiếp theo Gorilla Glass 4. Theo thông tin từ nhà sản xuất, thiết bị sử dụng loại kính này sẽ chịu được 80% độ rơi từ 1m, cho độ bền gấp đôi Gorilla Glass 3. Thế hệ mới nhất hiện nay là Gorilla Glass 5 có thể chịu được va đập khi thả rơi ở độ cao 1m5.

Nhìn chung, Corning đang đi đúng hướng và các sản phẩm của hãng đã cải tiến vượt bậc qua từng năm để tiệm cận đến gần với tiêu chuẩn chống xước của kính sapphire.

2. Kính cường lực Asashi Glass Dragontrail

Đây là đối thủ đáng gờm nhất của Gorilla Glass đến từ Nhật Bản. Công ty đã giới thiệu sản phẩm của mình từ năm 2011 và quảng cáo là có độ bền cao gấp 6 lần so với các tấm kính thủy tinh. Điểm độc đáo là kính được xử lý hóa học với vôi soda cho khả năng chịu được vật nhọn đâm vào mặt kính.

Đối thủ đáng gờm của Gorilla Glass
Đối thủ đáng gờm của Gorilla Glass

Trọng lượng mà kính có thể chịu được lên đến 60kg. Chính vì vậy mà Sony là đối tác lớn nhất lựa chọn loại kính này để trang bị lên các smartphone cao cấp của mình từ thời Xperia Z.

3. Kính i-on cường lực Oleophobic

Đây là sản phẩm hợp tác của Apple với Corning. Apple cho rằng, loại kính này sẽ cứng hơn các loại kính khác hiện nay. Đây cũng là loại kính được trang bị trên các smartphone của hãng, bắt đầu từ iPhone 6 và 6 Plus.

Lớp i-on được phủ lên bề mặt tăng độ cứng thủy tinh
Lớp i-on được phủ lên bề mặt tăng độ cứng thủy tinh

Thực chất, đây là loại kính thủy tính được phủ một lớp i-on lên bề mặt nhằm tăng khả năng chịu lực cho kính lên gấp 6-8 lần. Chính vì vậy, loại kính này khi vỡ vẫn tan như thủy tinh thông thường thay vì nứt rạn như các loại kính cường lực khác.

4. Các loại kính cường lực khác

Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến kính sapphire, đây được coi là loại vật liệu hoàn hảo nhất hiện nay trong việc chống và đập, chống xước cho màn hình smartphone. Tuy vậy, loại kính này khá đắt đỏ nếu như sản xuất đúng yêu cầu chất lượng nên có ít thiết bị trang bị loại kính này.

  • Xem thêmGorila Glass 5 sẽ làm bạn quên đi nỗi lo rơi vỡ màn hình điện thoại?
Kính sapphire cho độ chống xước tuyệt vời
Kính sapphire cho độ chống xước tuyệt vời

Một loại kính khác được đồn đoán cho rằng sẽ xuất hiện ngay cuối năm nay, đó là kính kim cương. Kim cương hiện đang được biết đến là loại vật liệu cứng nhất hành tinh. Việc kết hợp kim cương lên các loại kính cường lực khác sẽ giúp tăng khả năng chịu va đập lên gấp 6-10 lần. Ngoài ra, kim cương cũng mát hơn 800 lần so với các vật liệu thông thường. Điều đó có nghĩa là đây cũng sẽ là giải pháp tản nhiệt lý tưởng, bổ trợ cho các phương pháp tản nhiệt khác hiện nay.

Tuy là kính cường lực nhưng các loại kính phổ biến hiện nay vẫn khá dễ vỡ khi bị tác động vào 1 góc của thiết bị. Chính vì vậy, mặc dù kính cường lực được quảng cáo kháng va đập mạnh nhưng bạn vẫn cần sử dụng cẩn thận và tránh làm rơi thường xuyên bởi chi phí các loại kính này sẽ rất đắt và thường được đề nghị thay thế cả cụm màn hình thay vì ép lại kính cường lực.

Từ khóa » độ Dày Kính Cường Lực điện Thoại