Phân Biệt Các Loại Thép Không Gỉ - Brand Partner Vietnam

Khi tìm mua đồ dùng nấu bếp bằng thép không gỉ (inox) như nồi, chảo, bẹn sẽ thường bắt gặp những cụm từ ‘thép 201’, ‘thép 204’, ‘thép 304’, ‘thép 18/8’, ‘thép 18/10’… Những ký hiệu này có thể làm cho người tiêu dùng cảm thấy khó hiểu khi nhìn thấy. Vì vậy hôm nay, Fissler sẽ giúp bạn phân biệt các loại thép không gỉ thường được sử dụng để sản xuất đồ dùng nấu bếp này:

Thép không gỉ là gì?

Thép không gỉ là chất liệu phổ biến tạo nên các đồ dùng nhà bếp hằng ngày và bạn có thể tìm thấy chúng ở hầu hết các hộ gia đình ngày nay. Thép không gỉ là một hợp kim của kim loại bao gồm thép, carbon và crôm. Chúng được gọi là thép không gỉ vì khả năng chống ăn mòn của chúng.

Thép không gỉ sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho dụng cụ nấu ăn NHƯNG không có khả năng dẫn nhiệt tốt như nhôm. Chính vì vậy, để khắc phục nhược điểm này, nồi hoặc chảo inox thường cấu thành bởi 3 lớp kim loại: Thép không gỉ – Nhôm – Thép không gỉ, 3 lớp này có thể chỉ phân bổ ở mặt đáy của nồi và chảo, hoặc được dập liền nguyên khối từ thân đến đáy (all clad)

Phân biệt các loại thép không gỉ

Thép không gỉ 304

Đây là dạng phổ biến nhất của thép không gỉ, được sử dụng trên toàn thế giới, do tính chống ăn mòn tuyệt vời và giá trị của nó. Thép không gỉ 304 chứa từ 16 – 24% lượng Crom, có thể lên tới 35% niken và thêm vào đó một lượng nhỏ carbon và mangan.

Hàm lượng phổ biến nhất của thép không gỉ 304 là 18/8 (chứa 18% Crom và 8% niken)

Thép không gỉ 316

Thép không gỉ 316 (hay 18/10) là loại thép không gỉ phổ biến thứ 2 trên thế giới. Có gần như cùng một tính chất vật lý và cơ học như thép không gỉ 304 nhưng có khả năng chống ăn mòn cao hơn, đặc biệt trong môi trường axit và muối do có tỉ lệ niken cao hơn (10%). và cũng có một bề mặt vật liệu tương tự.

Nhờ đặc tính chống chịu tốt hơn thép 304, loại thép này còn được ứng dụng trong y khoa, sản xuất dao phẫu thuật; trong sản xuất nhà máy hạt nhân… Tuy nhiên, giá thành của thép 18/10 cũng vì thế mà sẽ cao hơn giá của thép 304.

Thép không gỉ 430

Thép không gỉ 430 (hay 18/0) là loại thép không gỉ với hàm lượng niken rất thấp, chỉ khoảng 0.75%, nên kém bền hơn thép 18/8 hay thép 18/10 nhưng lại có từ tính cao hơn. Chính vì vậy mà thép 18/0 thường được dùng để làm đáy nồi, chảo để dùng với bếp từ.

Thép không gỉ 200

Thép không gỉ thuộc dòng 200 (201 hoặc 204) thường được dùng đại trà để sản xuất bàn ghế, tủ, thau, chậu…là dòng thép có giá thành thấp hơn thép 304, do sử dụng mangan thay vì niken hoặc chứa tỉ lệ niken rất thấp. Vì vậy độ bền của các sản phẩm làm từ thép 200 sẽ thấp hơn thép 304 và thép 18/10

Một số sản phẩm nồi, chảo trôi nổi trên thị trường được làm từ thép dòng 200 có pha lẫn tạp chất, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng nếu sử dụng lâu dài.

Nguyên liệu Fissler tin dùng để sản xuất nồi, chảo thép không gỉ

Chính vì vậy, với mục đích mang đến những sản phẩm chất lượng nhất, an toàn nhất nhưng vẫn trong tầm giá phù hợp với khách hàng, Fissler đã chọn dòng thép không gỉ 18/10 (thép 316) làm bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.

Bộ nồi inox Fissler Original Pro 5 món 18/10

Đối với mặt đáy nồi, chảo, Fissler sử dụng công nghệ dập độc quyền với lực dập lên đến 1500 tấn ở nhiệt độ 600oC để liên kết 3 lớp đáy (Thép không gỉ 18/10 – Nhôm – Thép không gỉ 18/0) thành một khối liền nhất, không có bọt khí hay kẽ hỡ, giúp cho đáy nồi không bị cong vênh trong quá trình sử dụng.

So sánh đáy nồi inox Fissler

Từ khóa » Thép Không Gỉ 18/10