Phân Biệt Các Loại Vôi Dùng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản đơn Giản

Theo như nghiên cứu khoa học đến thực tiễn, vôi được biết đến là thành phần sử dụng trong nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả rất rõ ràng. Các loại vôi có nguồn cung cấp từ nhiều vùng nông thôn khá dồi dào. So với những hóa chất đắt tiền thì vôi không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn đạt được chất lượng theo yêu cầu đề ra. Vì vậy sử dụng vôi trong xử lý ao, hồ nuôi tôm cá vẫn là một lựa chọn tối ưu khi nuôi trồng thủy sản.

Có rất nhiều loại vôi mà bà con khi sử dụng cần lưu ý phân biệt rõ. Sau đây là hướng dẫn cách phân biệt các loại vôi trong nuôi trồng thủy sản.

Nội dung chính

  • Các loại vôi trong nuôi trồng thủy sản
    • 1. Vôi nông nghiệp (vôi đá nghiền, vôi calci)
    • 2. Vôi sống (vôi nung CaO)
    • 3. Vôi tôi
    • 4. Vôi đen (Dolomite)

Các loại vôi trong nuôi trồng thủy sản

1. Vôi nông nghiệp (vôi đá nghiền, vôi calci)

Vôi nông nghiệp (vôi đá nghiền, vôi calci)
Vôi nông nghiệp (vôi đá nghiền, vôi calci)

Tùy vào vùng miền mà loại vôi này có tên gọi khác nhau. Vôi nông nghiệp có công thức hóa học là CaCO3 , có hàm lượng Canxi cao từ 36 – 38%.  Vôi nông nghiệp được chế tạo từ đá vôi, san hô, vỏ sò nghiền nhỏ.

Đặc điểm: Hàm lượng CaCO3  từ 95 – 98%, màu trắng, không mùi, không vị. Chất lượng của loại vôi này cũng khác nhau tùy vào những tạp chất được trộn vào. Nhưng theo khuyến cáo thì nên sử dụng vôi có hàm lượng CaCO3 lớn hơn 75%.

Tác dụng: Không tác dụng với nước, chỉ tác dụng với axit vô cơ.  Vì vậy vôi nông nghiệp có tác dụng hạ phèn (1 dạng của axit vô cơ), nâng kiềm, bổ sung khoáng Canxi cho vật nuôi, cây trồng, khử trùng làm tăng khả năng đệm của nước. Có thể dùng được với số lượng lớn do không ảnh hưởng nhiều đến pH của nước.

2. Vôi sống (vôi nung CaO)

vôi sống, vôi nung CaO
vôi sống, vôi nung CaO

Loại vôi này được sản xuất bằng cách nung đá vôi CaCO3 ở nhiệt độ cao (khoảng  9000C). Quy trình xảy ra phản ứng hóa học khi nung như sau:

              CaCO3(r)  CaO(r) + CO2(k) ; ΔH > 0

Đặc điểm: Vôi sống CaO dùng trong thủy sản thường có dạng cục hoặc bột, màu trắng, hút nước mạnh và tỏa nhiệt, vị đắng, mùi hắc nồng.

Tác dụng: Vôi sống CaO có tác dụng hạ phèn, khử trùng, diệt khuẩn, diệt rong, rêu, cắt tảo, nấm mối do tính kiềm cao, hút nước mạnh. Vì có tác dụng tăng pH mạnh nên chỉ dùng cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi cá, tôm.

3. Vôi tôi

Vôi tôi

Vôi tôi có công thức hóa học là Ca(OH)2 là sản phẩm của quá trình phản ứng hóa học giữa vôi sống CaO và nước. Quy trình xảy ra phản ứng hóa học  với nước như sau:

  CaO+ H2O –>Ca(OH)2

Đặc điểm: Vôi tôi tồn tại ở dạng rắn màu trắng, không mùi, dễ cháy. Khi tan tạo thành dung dịch canxi hydroxit.

Tác dụng: Được dùng nâng cao pH của ao nuôi và dùng trong suốt vụ nuôi. Dùng để hạ phèn, khử trùng, diệt khuẩn, rong, rêu và các loại ký sinh trong ao nuôi tôm.

4. Vôi đen (Dolomite)

Vôi đen Dolomite
Vôi đen Dolomite

Tùy vào vùng miền mà người dân sẽ gọi là vôi đen hay Dolomite. Loại vôi này có công thức hóa học CaMg(CO3)2 là hợp chất khoáng của MgCO3 và CaCO3 .

Đặc điểm: Có màu trắng, sữa hoặc xám đen. Không mùi, không vị, được sử dụng chủ yếu trong ngành luyện kính, phân bón và nuôi trồng thủy sản.

Tác dụng: Vôi đen có tác dụng hạ phèn và tăng hệ đệm cho nước, được dùng với ao đang nuôi. Ngoài Canxi ra thì vôi đen còn cung cấp thêm magiê là một nguyên tố vi khoáng tốt cho tôm cá. Tuy nhiên loại vôi này có giá thành khá đắt trên thị trường.

Sau khi phân biệt được các loại vôi trong nuôi trồng thủy sản, bà con hãy lựa chọn loại vôi phù hợp để sử dụng trong quá trình nuôi trồng thủy sản tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận mỗi vụ nuôi nhé !

Từ khóa » Sử Dụng Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản