Phân Biệt Cơn Gò Chuyển Dạ Và Cơn Gò Sinh Lý - Cẩm Nang Bibomart

Skip to content Hỏi:   Thưa bác sĩ ! E có thai đc 36 tuần (con so),mấy ngày nay bụng cứ căng cứng suốt và tim đập nhanh kèm đau lưng nhiều hơn có phãi e sắp sinh không ? Bụng gò nhiều lại con đau bụng lâm râm,e rất lo vì hết tháng này mới nghỉ làm vê quê sinh.   Đáp:   Chào bạn!   Như những gì bạn chia sẻ thì theo chúng tôi đấy là những cơn gò Braxton-Hicks ( cơn đau giả).   Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ trong khoảng 30 đến 60 giây, một vài lần trong ngày, đó là những cơn gò sinh lý chúng là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi mang thai, thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể bắt đầu xuất hiện vào quý thứ hai và không phải mẹ bầu nào cũng sẽ trải nghiệm chúng. Một số chuyên gia cho biết các cơn gò sinh lý là một tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ thực sự.   Với nhiều mẹ, những cơn gò sinh lý có thể rất đáng sợ, đặc biệt là cường độ của chúng sẽ tăng dần gần cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần thật bình tĩnh để có thể xác định sự khác biệt giữa cơn gò sinh lý và các cơn gò chuyển dạ.   Dấu hiệu của cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Những cơn gò này thường không gây đau đớn và không xảy ra đều đặn. Không giống các cơn gò chuyển dạ diễn ra nhịp dàng, đều đặn, cơn gò sinh lý không thể dự đoán trước và không có “nhịp điệu”. Mặt khác, khi mẹ bầu chuyển dạ thật sự, các cơn gò sẽ tăng dần lên, kéo dài hơn và tần suất cũng dồn dập hơn còn cơn gò Braxton-hicks lại có xu hướng biến mất khi bạn nghỉ ngơi hoặc thay đổi vị trí. Đối với các cơn gò chuyển dạ, mỗi mẹ lại có cảm nhận khác nhau.   Khi mang thai đặc biệt là những mẹ mang thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ thường xuyên gặp phải những dấu hiệu – Cơn gò chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng, căng cơ ở vùng xương chậu. Cơn gò chuyển dạ khiến một số mẹ bị đau lườn hoặc đau đùi. Cơn gò chuyển dạ xảy ra đều đặn 5 đến 10 phút hoặt ít hơn 1 cơn, đau liên tục, thường xuyên ở lưng hoặc bụng dưới; căng cơ ở xương chậu hoặc âm đạo, ra dịch nhầy và có vỡ ối, khi mang những dấu hiệu trên mẹ cần bình tĩnh, chuẩn bị hành lý và đi đến bệnh viện bạn nhé!
admin
Tư thế ngồi mẹ bầu cần tránh để không làm hại đến thai nhi Bạn sẽ không dám ép con ăn khi đọc những điều này! Tin liên quan

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Xét nghiệm NIPT Monosomy X 60% khi mang thai 12 tuần có sao không?

Bí kíp giúp mẹ bầu đi bơi an toàn

Thai ít đạp có sao không ? Cách xử lý khi bé ít đạp trong tháng thứ 7

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

  • home
  • Mẹ mang thai
    • Dinh dưỡng mẹ bầu
    • Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp
  • Mẹ sau sinh
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Chăm sóc cho bé
    • Sữa công thức
    • Bỉm tã
    • Đồ chơi cho bé
    • Đồ dùng cho bé
  • Bé ăn dặm
    • Dụng cụ ăn dặm
    • Dinh dưỡng ăn dặm
  • Tin tức
    • Tin tức – hoạt động
    • Báo chí

Từ khóa » Cơn Gò Dồn Dập