Phân Biệt Dây Trung Tính Và Dây Tiếp địa. - Blogger

Chia sẻ kiến thức Kỹ Thuật Điện
  • Home
  • Kỹ thuật điện
  • _Khí cụ điện
  • _Thiết bị điện
  • _Lưới điện
  • _An toàn điện
  • Kỹ thuật điện nhẹ
  • Đời sống
  • _Khoa học
  • _Tinh thần
  • Learning

Wednesday, October 17, 2018

Home / kien_thuc / Phân biệt dây trung tính và dây tiếp địa. Phân biệt dây trung tính và dây tiếp địa. in kien_thuc Chào các bạn, trong quá trình học tập chúng ta hay gặp các khái niệm dây tiếp địa và dây trung tính, nhưng nhiều bạn sinh viên, ngay cả những người đi làm điện không hiểu rõ khái niệm và cách sử dụng, điều này cực kỳ nguy hại. Vì vậy hôm nay mình xin được nói sơ lược và tổng quan về các khái niệm này.

1. Dây trung tính (Neutral)

Trong mạng điện sinh hoạt chúng ta đang dùng hàng ngày sẽ lấy 1 pha trong 3 pha 4 dây từ phía cuộn dây đấu sao 0,4kV của máy biến áp hoặc dùng cho các động cơ. Dây trung tính kết hợp với một dây pha tạo thành mạch điện khép kín cấp điện cho phụ tải. Lúc này dây trung tính sẽ mang dòng bằng với dây pha. Do đó khi các bạn nghe thấy ông thợ điện nào, hoặc anh bạn kỹ sư trẻ nào phát ngôn câu "dây trung tính không mang điện, sờ thoải mái đi " thì các bạn tát vỡ alo đi cho chừa cái tội xàm ngôn nhé. Trong mạng điện 3 pha đối xứng và nếu các điều kiện là lý tưởng thì dòng điện trên dây trung tính bị triệt tiêu và bằng không. Nhưng thực tế, chẳng có gì là tuyệt đối cả, tải 3 pha luân có sự mất đối xứng giữa các pha, chỉ là ít hay nhiều thôi, khi đó thì sẽ có dòng điện tại dây trung tính đi về nguồn, tùy mức độ lệch pha, độ lớn dòng trên dây trung tính là khác nhau, nhưng sẽ nhỏ hơn dòng trên mỗi pha. Đặc biệt do ảnh hưởng của sóng hài bậc 3, bậc 5 trong các khu công nghiệp thì dòng trên daya trung tính có thể gấp đôi dòng trên dây pha, khi đó cần có biện pháp lọc sóng hài để cải thiện chất lượng điện năng. Về màu sắc của dây trung tính thì ở mỗi nước một khác, ký hiệu màu khác nhau. Nhưng ở Việt Nam thì dây pha được quy định màu Đỏ, Vàng, Xanh (blue) , còn dây trung tính thì màu đen.À nhân tiện nói luôn, mình cũng mới phát hiện ra khi học về màu sắc. Tại sao dây trung tính lại để màu đen? Mình nghĩ không phải là ngẫu nhiên đâu, mà trong hệ màu RYB (khác với hệ màu RGB) có 3 màu cơ bản Red, Yellow, Blue trộn theo các tỷ lệ khác nhau sẽ tạo ra các màu khác nhau, nhưng khi trộn đều 3 màu này với tỷ lệ bằng nhau sẽ được màu đen. Điều đó hàm ý rằng dây trung tính là sự hòa trộn bởi 3 dây pha.

2. Dây tiếp địa (Ground)

Được quy định màu là xanh sọc vàng Nối đất bảo vệ là kết nối phần không mang điện của thiết bị điện (như: vỏ máy, khung, giá đỡ…) xuống đất. Trong đó, dây pha và dây trung tính được nối với nguồn đến. Theo thời gian, cách điện bị lão hóa hoặc nguyên nhân khác dẫn tới dòng bị rò ra vỏ thiết bị. Dòng rò này được dẫn xuống đất thông qua dây nối đất, tránh gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Như vậy, tóm lại ta có thể hiểu như sau
  • Dây trung tính: Nhiệm vụ để khép vòng dòng điện, dẫn dòng mất đối xứng về nguồn: Có mang điện.
  • Dây tiếp địa : Nhiệm vụ để an toàn cho người sử dụng, không mang điện mà dẫn điện xuống đất khi có rò điện, hay dẫn dòng sét....
  • Hai dây này cần phải phân biệt rất rõ ràng vì liên quan đến sự an toàn của con người, không cho phép nối chung 2 dây này với nhau đối với sơ đồ TN-S (Còn về hệ thống tiếp địa TN,IT,TT là gì thì mình sẽ có một bài viết nếu thấy cần thiết)
Nếu các bạn có ý kiến khác hay chia sẻ thêm, hãy bình luận để mọi người theo dõi! Whatsapp

About Nguyễn Tiến Cương Sinh viên ĐHBKHN năm thứ 7 :) Khóa K60 Chuyên ngành Thiết Bị Điện Nghề nghiệp: Ks xây lắp điện công trình

You May Also Like: kien_thuc

5 comments:

  1. UnknownMarch 2, 2020 at 10:49 PM

    Cho mình hỏi khi đảo 2 trong 3 pha động cơ sẽ quay ngược . Vậy n quay ngược do nguyên lí như nào , biến đổi cái gì mà lại quay ngược được . Mong có câu trả lời từ bạn.

    ReplyDeleteReplies
      Reply
  2. Nguyễn Tiến CươngAugust 2, 2020 at 10:57 PM

    Để hiểu được tại sao động cơ không đồng bộ 3 pha lại quay ngược được thì cần phải có kiến thức về máy điện. Mình sẽ trả lời dễ hiểu như thế này:- Cần phải hiểu thứ tự pha là gì trước tiên. Thứ tự pha được hiểu là thứ tự của pha đạt giá trị cực đại. ví dụ chuỗi A-B-C là thứ tự mà pha A đạt cực đại xong đến pha B rồi đến pha C. Nếu bạn đổi hai trong 3 pha đi thì thứ tự đó sẽ là thứ tự ngược của nó. Nếu đổi cả 3 pha thì nó vẫn là thứ tự cũ. Bạn vẽ ra thì sẽ dễ hiểu.- Thứ tự pha sẽ quyết định chiều quay của từ trường, do đó, khi đổi thứ tự pha, tức là đổi vị trí cua 2 dây pha trong 3 pha thì từ trường quay sẽ bị đảo. Do đó chiều quay của roto sẽ đảo ngược lại.Mong giúp được bạn

    ReplyDeleteReplies
      Reply
  3. Van CoDecember 23, 2020 at 9:58 AM

    cảm ơn anh chia sẽ, thêm bài này nhé: sơ đồ TN-S (Còn về hệ thống tiếp địa TN,IT,TT là gì thì mình sẽ có một bài viết nếu thấy cần thiết)

    ReplyDeleteReplies
    1. Nguyễn Tiến CươngDecember 29, 2020 at 5:04 PM

      Mình sẽ cố gắng ra bài trơng thời gian sớm nhất, cám ơn bạn đã đón đọc.

      DeleteReplies
        Reply
    2. Reply
  4. UnknownOctober 19, 2021 at 2:21 PM

    cho mình hỏi: CÁP TRUNG THẾ 1x3C- 240mm2 Cu/XLPE/DSTA/PVC- 24KV 1x1C- 120mm2 Cu/PVC. Dây 24KV 1x1C- 120mm2 Cu/PVC dùng để làm gì vậy. Cảm ơn nhiều

    ReplyDeleteReplies
      Reply
Add commentLoad more... Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments (Atom)

Follow me

  • Facebook
  • Twitter
  • Youtube
  • Blogger
  • Linkedin
  • Instagram

Mục

An_toan_dien khi_cu_dien kien_thuc Learning luoi-dien mach_dien thiet_bi Powered by Blogger.

Popular Posts

  • Nguồn dòng và nguồn áp Chào các bạn, hôm nay mình chia sẻ một chút về khái niệm nguồn dòng và nguồn áp. Cũng lâu rồi giờ mình mới có thời gian ngồi viết cái blog n...
  • Mạch khởi động động cơ KDB 3 pha roto lồng sóc [sao - tam giác] Mạch khởi động sao - tam giác Chào các bạn hôm nay lại là một ngày đẹp trời và mình lại rảnh rỗi ngồi đây xàm với các bạn. Mình cũng chẳn...
  • Hệ thống đẳng thế trong nối đất là gì? Tại sao cần? 1. Mở đầu về tiếp đất     Chào anh em. Một ngày nóng bức kinh khủng khiếp, Hôm nay tình cờ mình có lên một diễn đàn điện công nghiệp. Mọi...
  • Điều áp xoay chiều và khởi động mềm Hôm nay mình sẽ giới thiệu, chia sẻ các bạn ngắn gọn nhất về thế nào là điều áp xoay chiều, Nguyên lý cơ bản ntn và ứng dụng của điều áp xoa...
  • Nguyên lý hoạt động của bộ chống dòng rò RCD Chào các bạn, bài viết này được mình viết từ hồi còn là sinh viên, và khi đã ra trường qua những kinh nghiệm thực tế và tìm hiểu trên diễn đ...
  • Khởi động động cơ KDB rotor dây quấn Khởi động động cơ KDB rotor dây quấn 1. Động cơ KĐB Roto dây quấn có ưu điểm gì?     Loại rôto kiểu dây quấn: Dây quấn được đặt trong rã...

About Me

My photo Nguyễn Tiến Cương Sinh viên ĐHBKHN năm thứ 7 :) Khóa K60 Chuyên ngành Thiết Bị Điện Nghề nghiệp: Ks xây lắp điện công trình View my complete profile

My Photo

Total Pageviews

Created By Nguyễn Tiến Cương | Distributed By Responsive Blogger Templates

Từ khóa » Cách Nối đất Dây Trung Tính