Phân Biệt đệm Cao Su Thiên Nhiên Và đệm Cao Su Non
Có thể bạn quan tâm
Đệm cao su là một trong những dòng đệm xuất hiện đầu tiên trên thị trường Việt, được người tiêu dùng yêu mến không chỉ bởi tính năng ưu việt mà còn hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn học hiểu rõ hơn về đệm cao su là gì? Cách phân biệt đệm cao su thiên nhiên và cao su non.
Đệm cao su là gì?
Khái niệm
Cao su thiên nhiên là một dạng vật liệu được chiết xuất từ mủ cây cao su. Vật liệu này thuộc loại Polyterpene với công thức phân tử (C5H8)n.
Cao su thiên nhiên là một dạng vật liệu được chiết xuất từ mủ cây cao su
Cao su thiên nhiên có độ đàn hồi cao, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, sản xuất khác nhau như làm lốp xe, dây chằng, đệm phòng ngủ. Những miếng cao su thiên nhiên được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỉ XVI tại Nam Mỹ. Sau đó cây cao su được đem vào Anh gieo trồng và phát triển mạnh mẽ tại khu vực châu Âu vào thế kỉ XVII. Tuy nhiên phải đến tận năm 1839, cao su mới được sử dụng rộng rãi nhờ việc tìm ra quá trình lưu hóa chất liệu này thành dạng lỏng hoặc dạng khối.
Chiếm tỉ trọng gần 70% tổng nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên, Châu Áu trở thành khu vực dần đầu thế giới, vượt trên cả châu Âu và Bắc Mỹ.
Phân loại
Trên thị trường ngày nay, đệm cao su được bán phổ biến ở hai dòng là đệm cao su thiên nhiên và đệm cao su nhân tạo (tổng hợp). Khái niệm và ưu nhược điểm từng loại sẽ được chúng tôi phân tích dưới đây:
-
Đệm cao su tự nhiên
Như đã nói bên trên, đệm cao su thiên nhiên được làm từ 100% mủ cây cao su mà không pha trộn thêm bất kì phụ gia khác. Do đó, đệm cao su thiên nhiên được đánh giá là có chất lượng tốt nhất và giá thành khá cao.
So với đệm cao su nhân tạo thì nó có độ bền vượt trội hơn hẳn, Độ đàn hồi của đệm cũng giúp nâng đỡ cơ thể người nằm ở mọi tư thế tốt hơn, mang lại trạng thái thoải mái khi ngủ. Đặc biệt, cấu trúc bọt hở (hàng trăm lỗ thông khí bề mặt) làm không khí lưu thông tốt hơn, tránh xảy ra tình trạng hầm nóng.
Cấu trúc bọt hở cùng hàng trăm lỗ thông khí giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể khi nằm
Ngoài ra, với thành phần từ nguyên liệu tự nhiên, đệm cao su thiên nhiên sẽ không gây hại khi tiếp xúc với da. Khi không sử dụng nữa, đệm cao su có khả năng tự phân hủy trong tự nhiên nên vô cùng thân thiện với môi trường.
-
Đệm cao su nhân tạo (cao su non)
Đệm cao su nhân tạo (hay còn gọi là đệm cao su non) là dòng đệm tiêu chuẩn, khá phổ biến trên thế giới.
Đệm cao su non không có bất kì thành phần nào của cao su thiên nhiên mà được cấu tạo từ 100% Polyurethane Foam hay còn được gọi là PU Foam. Ngoài ra, đệm cao su nhân tạo còn có mùi đặc trưng, hơi khó chịu, không tốt cho sức khỏe, không phân hủy được trong điều kiện môi trường nên chúng tồn tại lâu trong tự nhiên và giá thành cũng rẻ hơn đệm cao su thiên nhiên.
Đệm cao su non có cấu tạo từ 100% Polyurethane Foam hay còn được gọi là PU Foam
Chi tiết hơn về đệm cao su non, chúng tôi sẽ trình bày ở phần dưới. Nói tóm lại, sự ra đời của đệm cao su nhân tạo chính là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề cạn kiệt mủ cao su tự nhiên, đáp ứng nhu cầu sử dụng đệm cao su với mức giá hợp lý của đông đảo người tiêu dùng.
Ưu nhược điểm của đệm cao su
Ưu điểm:
-
An toàn, thân thiện với sức khỏe
Với thành phần 100% cao su thiên nhiên, đệm cao su không gây dị ứng, ngay cả với những làn da nhạy cảm. Ngoài ra, cấu trúc cao su thuộc dạng nguyên tử khối nên có thể loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây bệnh.
Tóm lại, với ưu điểm này thì ngay cả có những làn da nhạy cảm, bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về các căn bệnh về đường da liễu hay hô hấp.
Đệm cao su thiên nhiên an toàn cho sức khỏe, mang lại giấc ngủ ngon mỗi đêm
-
Độ đàn hồi cao nhưng không bồng bềnh như đệm lò xo.
-
Không gây xẹp lún, biến dạng trước trong và sau khi nằm
-
Bề mặt có hàng trăm lỗ thông khí, đảm bảo độ thoáng mát, dễ chịu vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Cấu trúc bọt hở cho phép đệm ôm trọn cơ thể người nằm và nâng đỡ từng vùng một cách hiệu quả.
-
Bảo vệ cột sống, phù hợp với những người mắc bệnh xương khớp
-
Thành phần cao su cho phép đệm có khả năng kháng cháy và hạn chế côn trùng xâm nhập.
-
Thoải mái trở mình mà không lo ảnh hưởng tới người nằm cạnh.
Nhược điểm
-
Bị làm giả, làm nhái nhiều
-
Đệm có mùi, không phù hợp với những người bị dị ứng hô hấp
-
Giá thành cao hơn dòng đệm thông thường khác
-
Cồng kềnh, khó di chuyển
-
Khi tiếp xúc với xăng dầu rất dễ bị bào mòn
Đệm cao non su là gì?
Như đã trình bày ở trên, đệm cao su non được làm từ 100% Polyurethane Foam hay còn được gọi là PU Foam. Chất liệu này lần đầu tiên được biết đến vào năm 1937 bởi nhà khoa học Otto Bayer và các cộng sự. Sau khi chế tạo thành công, PU nhanh chóng được ứng dụng để chế tạo lớp phủ máy bay thay thế cho vật liệu cao su thiên nhiên trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Đệm cao su non (PU Foam) dạng bề mặt phẳng
Và dạng bề mặt massage mút hột gà
Từ năm 1952, PU được sản xuất rộng rãi hơn ở quy mô công nghiệp và trở thành vật liệu không thể thiếu trong các lĩnh vực như sản xuất quần áo, sofa, túi xách, đệm, giày dép vv…
Thông thường thì cao su non được thiết kế ở hai dạng chính bao gồm:
+ Dạng tấm: Kích thước 1.3 x 2.4 mét, với độ dày khác nhau khoảng từ 5 – 8 – 10 – 20mm.
+ Dạng cuộn: Chúng có kích thước 1.0 x 50 mét, độ dày phổ biến của chúng là 2 – 5 mm.
Ngày nay, đệm cao su non được sản xuất với phiên bản mút hột gà với hàng trăm gai mút nhỏ trên bề mặt giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu và massage cơ thể ngay trong khi ngủ. Nhờ thiết kế mới này, đệm cao su non được ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực, phổ biến nhất là sản xuất các vật dụng cách âm ở tần số trung bình. Ngoài ra, cao su non còn được dùng làm thảm tập, miếng lót dưới sàn gỗ hoặc các thiết bị y tế.
So sánh đệm cao su thiên nhiên và đệm cao su non
Như đã phân tích ở trên, các bạn cũng đã phần nào biết được đặc tính và ưu nhược điểm của từng loại đệm cao su thiên nhiên và đệm cao su non. Dưới đây là bảng
tổng quát của hai dòng đệm để bạn dễ quan sát hơn:
Đặc điểm | Đệm cao su thiên nhiên | Đệm cao su non |
Thành phần | 100% mủ cao su thiên nhiên | PU Foam |
Độ đàn hồi | Độ đàn hồi tốt, nâng đỡ cơ thể người nằm ở mọi tư thế khác nhau, từ đó bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh, ngăn chặn tình trạng cong vẹo cột sống. Độ chịu lực cao và rất bền, tuổi thọ lên tới 30 năm | Khả năng phục hồi nguyên hiện trạng chậm hơn, chất lượng độ đàn hồi giảm dần theo thời gian |
Độ thoáng khí | Đệm cao su thiên nhiên với định lượng cao su nguyên chất lớn, cấu trúc bọt hở lưu thông không khí tối đa, nên thường mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn khi nằm | Khả năng thoáng khí kém hơn, dễ gây nóng lưng, bí bách khi nằm. |
Độ an toàn | Không gây dị ứng, không độc hại với sức khỏe người dùng nên phù hợp với mọi lứa tuổi sử dụng. Có mùi khi sử dụng | Độ an toàn không thể tuyệt đối như nệm cao su thiên nhiên |
Mức giá | Giá dao động từ 15 triệu đồng trở lên. | Rẻ hơn, giá từ 7-10 triệu đồng. |
Độ bền | đệm cao su thiên nhiên thường có tuổi thọ trung bình trên 10 năm, nếu bảo quản và sử dụng tốt có thể dùng đến 20 năm | Đệm cao su non sẽ nhanh chóng bị mất dần tính đàn hồi, xuống cấp sau 1 thời gian sử dụng. Tuổi thọ chỉ duy trì từ 5-10 năm |
Các nhận biết đệm cao su thật giả
Bề mặt đệm cao su thiên nhiên có màu kem nhạt hoặc hồng
Ngày nay, do tình trạng cao su thiên nhiên khan hiếm nên đệm cao su bị làm giả, làm nhái rất nhiều. Nếu là người không hay đi mua sắm phụ kiện phòng ngủ, các bạn sẽ rất khó có thể phân biệt được đệm cao su thật giả.
Thông thường, đệm cao su thật sẽ có màu kem nhạt hoặc hồng. Một số đệm có màu trắng tinh khiết nhờ công nghệ xử lí tiên tiến. Còn đệm giả sẽ có màu đậm hơn do bị ngả hoặc ố vàng theo thời gian.
Về đặc trưng tiếp theo của đệm cao su thật đó là mùi. Cao su thiên nhiên lưu mùi rất lâu và thường có mùi gần giống như socola. Một số hãng sản xuất đệm cao su tiên tiến đã áp dụng thiết bị khử mùi nên có thể khắc phục được mùi hôi của cao su, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Ngược lại với cao su thật, đệm cao su giả sẽ có mùi nồng của hóa chất, gây khó thở nếu nằm thử một thời gian ngắn. Một số cơ sở còn sử dụng mùi trái cây để át mùi hôi của cao su nên rất dễ nhận ra.
Điều cuối cùng là dựa vào tem mác bảo hành. Những chiếc đệm giả thường có phần tem mác làm khá sơ sài, không có đầy đủ thông số kỹ thuật và mập mờ trong khoản bảo hành.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khái niệm đệm cao su là gì và cách phân biệt đệm cao su thiên nhiên và đệm cao su non. Hi vọng với những kiến thức trên mà Forever Bedding cung cấp có thể giúp bạn trả lời câu hỏi có nên mua đệm cao su không. Chúc các bạn chọn được một chiếc đệm như ý cho giấc ngủ của mình.
Từ khóa » đệm Cao Su Non Là Gì
-
Nệm Cao Su Non Trên Thị Trường Có Tốt Không?
-
Đệm Cao Su Non Là Gì ? Chất Lượng Có Tốt Không ? Có Nên Mua Không
-
Sự Thật Về đệm Cao Su Non đang Làm Mưa Làm Gió Trên Thị Trường
-
Cao Su Non Là Gì? Nệm Cao Su Non Có Tốt Không? - Đệm Xanh
-
Sự Thật Về Các Loại đệm Cao Su Non Trên Thị Trường Hiện Nay
-
Đệm Cao Su Non Là Gì? So Sánh đệm Cao Su Non Và Cao Su Thiên Nhiên
-
Nệm Cao Su Non Có Tốt Không? Nên Chọn Nệm Cao Su ... - Vua Nệm
-
Nệm Cao Su Non Có Tốt Không? Có Những ưu Nhược điểm Gì?
-
Nệm Cao Su Non Là Gì? Nệm Cao Su Non Có Tốt Không? - Thế Giới Sofa
-
Nệm Cao Su Non, Nệm Memory Foam Là Gì? Có Tốt Không
-
NỆM CAO SU NON LÀ GÌ?| ƯU ĐIỂM? - THẾ GIỚI NỆM TỐT
-
Nệm Cao Su Non Sản Xuất Từ Nguyên Liệu Gì
-
NỆM CAO SU NON KHÔNG PHẢI LÀ CAO SU THIÊN NHIÊN - Liên Á
-
Có Nên Mua Nệm Cao Su Non Không? - FOREVER BEDDING
-
Nệm Cao Su Non Là Gì? Liệu Có Tốt??
-
Nệm Cao Su Non Và Nệm Cao Su Nhân Tạo Lựa Chọn Nào Tốt Hơn?
-
1 Lần đi Tìm Nguồn Gốc Của đệm Cao Su Non.