Phân Biệt đối Tượng Tiếp Xúc Covid-19, Hướng Xử Lý Và Cách Ly

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc phân loại người nhiễm và người nghi nhiễm (gọi chung là F*) là vô cùng quan trọng. Vậy F1, F2 & F3,... là gì? Cách nhận biết và phương hướng xử lý như thế nào? Cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết sau để biết chi tiết thông tin nhé!

1F* là gì? Cách nhận biết như thế nào?

Trước tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, mỗi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình, gia đình và cộng đồng.

Tuy nhiên, để tránh rơi vào tình trạng hoang mang, đồng thời bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, mỗi người nên nắm chắc thông tin về việc phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Theo các chuyên gia y tế, mỗi cá nhân tự xác định mình là đối tượng nào, nếu là:

Đối tượng F0

F0 là bệnh nhân dương tính hoặc được xử lý như dương tính với virus Corona.

Nếu bạn đi từ vùng dịch về hoặc có những triệu chứng như: Ho, sốt, khó thở và có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh, nghi ngờ mắc bệnh trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

Đừng quên báo ngay tình trạng của mình cho những người đã từng tiếp xúc với bạn (F1).

Khi nghi mình là đối tượng F0, bạn nên gọi ngay 19003228 (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương) hoặc 19009095 (Bộ Y tế) để được hỗ trợ.

Hạn chế đến trực tiếp bệnh viện, vì nếu kết quả xét nghiệm của bạn dương tính với virus Corona, cả bệnh viện có thể sẽ cách ly theo bạn (tiếp xúc trực tiếp với F0).

Đối tượng F1

F1 là người nghi nhiễm, tiếp xúc trực tiếp ca dương tính virus Corona F0.

Bạn cần báo cho y tế quận và đi cách ly tại bệnh viện, đồng thời tự báo cho F2 của mình.

Đối tượng F2, F3

F2, F3 là người tiếp xúc với người nghi nhiễm (F2 tiếp xúc với F1 và F3 tiếp xúc với F2).

Khi xác định mình thuộc đối tượng này, bạn nên báo ngay cho y tế quận rồi làm theo hướng dẫn cách ly (tại nhà hoặc tập trung), tự báo cho những người đã từng tiếp xúc.

Đối tượng F4, F5

F4 là người tiếp xúc với F3, F5 là người tiếp xúc với F4.

Tình trạng F có thể thay đổi tùy kết quả xét nghiệm của các F trên nên cần báo y tế quận để nhận được thông tin sớm nhất.

2Phương hướng xử lý dành cho các F theo Bộ Y Tế

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, các F nên chủ động thực hiện đúng, đủ những hành động do Bộ Y Tế yêu cầu.

Quy định phân loại cách ly cụ thể như sau:

- Người nhiễm COVID-19 (F0) tất nhiên sẽ phải cách ly, điều trị tại cơ sở y tế.

- Đối với trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh (F1) sẽ cách ly tại các cơ sở y tế.

- Đối tượng tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) cách ly tại nhà có sự giám sát hoặc tại khu cách ly tập trung.

- Người liên quan (F3) khuyến cáo nếu xuất hiện biểu hiện ho, sốt, khó thở phải đến cơ sở y tế.

Trong trường hợp, đối tượng tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19 thì toàn bộ F2 phải chuyển lên F1 và cách ly tại cơ sở y tế, để tránh bỏ sót và ngăn ngừa việc lây lan trong cộng đồng.

Bạn có thể xem thêm hướng dẫn cách ly tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống dịch COVID-19 từ văn bản đầy đủ của Bộ Y Tế

3Biện pháp phòng ngừa cơ bản Covid 19

Để có thể phòng ngừa dịch tốt nhất, trong thời gian này, bạn hãy luôn mang theo chai rửa tay bên mình. Hãy rửa tay và thường xuyên lau dọn nhà cửa, đồ dùng.

Đặc biệt là luôn đeo khẩu trang khi đến chỗ đồng người, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở).

Ngoài ra, trong thời điểm hiện nay bạn đừng chạy đi tị nạn ở chỗ khác vì chỉ khi mình ở nơi thân quen, có nguồn lực và mối quan hệ xã hội tốt thì mới chủ động xử lý các tình huống xấu theo cách tốt nhất.

10 biện pháp cơ bản phòng ngừa COVID-19

10 biện pháp phòng ngừa Covid 19 cơ bản cho cá nhân - Nguồn Tuổi trẻ

Danh sách số điện thoại các bệnh viện bạn có thể liên hệ để hỗ trợ:

1. Bệnh viện Bạch Mai: 0969 85 1616

2. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương: 0969 24 1616

3. Bệnh viện E: 0912 16 8887

4. Bệnh viện Nhi Trung Ương: 037 2884712

5. Bệnh viện Phổi Trung Ương: 0967 94 1616

6. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển - Uông Bí: 0966 68 1313

7. Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên: 0913 39 4495

8. Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Huế: 0945 313 999

9. Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ: 0907 73 6736

10. Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0982 414 127

11. Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934 47 2768

12. Bệnh viện Đà Nẵng: 0903 58 3881

13. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh: 0967 34 1010

14. Bệnh viện Nhi Đồng 1: 0913 11 7965

15. Bệnh viện Nhi Đồng 2: 0798 42 9841

16. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819 63 4807

17. Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913 46 4257

18. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa: 0965 37 1515

19. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình: 0989 50 6515

20. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: 0396 80 2226

21. Bệnh viện Chợ Rẫy: 0977 101 200

Xem thêm:
  • Khẩu trang y tế có dùng nhiều lần được không? Lưu ý gì khi sử dụng?
  • Hướng dẫn cách khai báo sức khỏe y tế toàn dân, chống dịch Corona
  • ​Các sản phẩm mà bạn không thể thiếu trong mùa dịch

Thông tin trên là toàn bộ các F (cấp độ lây nhiễm của là cấp độ lây nhiễm virus COVID-19). Để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất trong mùa dịch, bạn nên hạn ra ngoài nếu không thật sự cần thiết; tránh tụ tập nơi đông người và luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên nhé!

Từ khóa » F4 Là Gì