Phân Biệt Gốm Sứ Cổ Và Giả Cổ
I. NỐT GỈ SẮT
Tất cả hàng gốm sứ đều làm từ đất sét, nguyên liệu từ đất, có chứa chất khoáng dưới dạng bụi li ti. Vì là chất tự nhiên, nó thường có một số tạp chất. Một trong số những tạp chất này sẽ rất hữu ích cho các nhà sưu tập, đó là sắt. Sau một thời gian dài, sắt chuyển lên bề mặt của vật gốm sứ và tạo thành đốm nhỏ đậm màu. Sắt khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển thành màu nâu hay thậm chí là đen.
Nốt gỉ sắt là dấu hiệu có ích cho nhà sưu tập gốm sứ bởi vì phải mất rất nhiều năm cho quá trình trên và việc xuất hiện các đốm gỉ sắt là dấu hiệu của thời gian. Điểm nhận dạng này dễ thấy nhất trên hàng men vì các nguyên liệu làm hàng này thường có màu trắng.
Các đốm gỉ sắt khá phổ biến trên hàng men trắng xanh thời nhà Minh vì những vật này có thời gian tương đối lâu, đủ cho các đốm gỉ đó xuất hiện. Ngoài ra, có vẻ như loại đất dùng để làm hàng gốm sứ thời kỳ đó có chứa nhiều tạp chất hơn cả. Đốm gỉ sắt cũng dễ tìm thấy trong các vật gốm sứ có màu đời nhà Thanh nhưng ít hơn.
Việc làm giả đốm gỉ sắt có thể làm được nhưng không phổ biến, có lẽ vì khó làm được giả một cách hoàn hảo. Hầu hết các đốm gỉ sắt làm giả có thể bị phát hiện nếu người xem là người đã được thấy chúng trên những đồ thật. Một số ví dụ về đốm gỉ sắt trong bộ sưu tập của Chalre Collection.
Nhiều nốt gỉ sắt trên bình gốm sứ |
Một nốt gỉ sắt khá lớn trên bình men |
Nốt gỉ sắt trên đồ tráng men ngọc bích thường khó thấy hơn |
Nốt gỉ sắt trên nắp hộp |
Nốt gỉ sắt nhỏ |
II. LỘT MEN (Tuột men)
Nước men là lớp đem lại vẻ óng ả và mướt cho đồ gốm sứ. Hiệu quả này tạo ra được là do một hỗn hợp chất lỏng dạng bùn có chứa Silic đioxit được tráng trên bề mặt của đồ gốm sứ và sau đó đem nung trong lò lửa. Ở nhiệt độ cao, chất Silic đioxit tan chảy và chuyển hóa thành lớp trong suốt bọc lấy đồ gốm.
Từ rất sớm, những đồ gốm làm từ đất nung của Trung Quốc đã được tráng men để tránh thấm nước. Đồ gốm hay gốm sứ được nung ở nhiệt độ cao hơn đồ gốm làm từ đất nung nên vốn dĩ đã không thấm nước nhưng vẫn được lên nước men. Trong nhiều thập kỷ, lên nước men đã được sử dụng để tạo màu hay độ bền của đồ gốm sứ (như men ngọc bích hay men trắng). Có những khoảng thời gian khác, nước men được dùng để bảo vệ lớp trang trí phía dưới (chẳng hạn như men trắng xanh hay hàng sứ nhiều màu đời nhà Thanh).
So với những loại hình nghệ thuật khác, thì hàng gốm sứ bền hơn đáng kể và nước men chính là nguyên nhân. Những đồ tạo tác bằng gốm sứ có thể trở về tình trạng mới tinh tình tình cho dù đã nằm dưới nước hay đất hàng thế kỷ.
Những sản phẩm gốm sứ mới mà bạn bắt gặp ở các cửa hàng thường sáng bóng, phản chiếu tốt. Những thứ cổ hơn tự nó trông không bóng bẩy bằng, hơi mờ nữa là khác. Nhiều mảnh vỡ gốm trắng cổ đời nhà Tống vẫn còn tồn tại vì được chôn dưới đất nhưng có dấu hiệu lột men khác nhau.
Một số ví dụ về lột men trong bộ sưu tập Chalre:
Ở dưới nước lâu ngày làm bào mòn lớp men |
Lớp men mất đi sau hàng thế kỷ dưới nước |
Vết lột men loang lổ do chôn dưới đất |
Lớp tráng men đã mất nhưng họa tiết vẫn có thể thấy |
Lớp men đã mất nhưng đồ cổ vẫn lành lặn |
III. VẾT TẠP CHẤT DO “LỖI LÒ” DÍNH LÊN ĐỒ SÀNH SỨ
Thời cổ, tất cả hàng gốm sứ được thực hiện bằng tay. Điều kiện làm việc ngày đó có lẽ không đạt các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn như bây giờ.
Vì vậy, dễ tưởng tượng rằng điều đó sẽ dẫn đến lỗi hay tạp chất trên sản phẩm. Sẽ có 2 cách xử lý sản phẩm bị lỗi, bỏ đi, hoặc bán cho khách hàng có ít tiền hơn. Đó chính là điểm tạo ra sự khác biệt giữa gốm sứ hoàng gia và gốm sứ thương mại.
Gốm sứ hoàng gia được sản xuất cho Hoàng gia Trung Quốc, các thành viên trong hoàng gia, tướng quân, v.v. Hoàng gia Trung Quốc là dân tộc tiên tiến nhất lúc đó nên các sản phẩm nghệ thuật của họ phải đạt đến độ tinh xảo nhất. Những sản phẩm không đạt sẽ bị hủy. Sản phẩm thương mại thì khác, chúng được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu và thị hiếu người Đông Nam Á, vốn ít phức tạp và khắt khe hơn người Trung Quốc. Vì vậy, gốm sứ thương mại thình thoảng có thể có “lỗi lò” tạp chất trên bề mặt, tạo ra đặc trưng và tính thật của sản phẩm.
Vành đế của đồ gốm sứ thường được đặt trên cát trong khi nung và một số vật thể sẽ dính vào đáy của đồ. Ngoài ra, tro hay vật liệu khác bay trong quá trình nung cũng có thể gắn vào bề mặt của vật.
Vật liệu dính trên bát sứ |
Một cách kiểm tra đơn giản kiến thức và sự thật thà của người bán là cầm lên một mảnh không hoàn hảo trong cửa hàng và hỏi họ đó có phải gốm sứ hoàng gia Trung Quốc không. Nếu câu trả lời là “phải” thì nghĩa là bạn đã bắt đầu bị lừa.
Một số ví dụ về lỗi lò tạp chất từ bộ sưu tập nhà Chalre:
Cát dính vào vành đế đồ sứ |
Vật thể lạ dính vào một tô men ngọc bích |
Vật thể lạ dính vào đĩa men ngọc bích |
IV. SỰ CO RÚT NƯỚC MEN
Một số lỗi nhỏ trên bề mặt của đồ gốm sứ có thể do sự co rút nước men, vốn khá phổ biến trên các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc và Châu Á. Chúng xuất hiện như những vết lõm nhỏ trong nước men, chủ yếu thấy trên hàng gốm thương mại hơn là gốm hoàng gia.
Nguyên nhân của sự co rút nước men có thể là do hạt li ti dính vào hoặc lớp dầu bên dưới nước men cản trở nước men bao phủ toàn bộ bề mặt. Trong quá trình nung, nước men sẽ không lấp đầy mà tạo thành vết lõm.
Một số trường hợp, vết lõm nhỏ đến nỗi chỉ có thể phát hiện bằng kính phóng đại. Một số khác lớn hơn và sẽ sậm màu đi khi bụi đóng vào. Phần lớn gốm Trung Quốc và Châu Á có chỗ lõm của nước men (hay nốt gỉ sắt) là do quá trình sản xuất hàng thế kỷ trước và tìm thấy chủ yếu trên gốm thương mại, ít thấy trên gốm hoàng gia.
Nếu mà không có vết đó, cần phải tìm hiểu kỹ.
Một số ví dụ:
Vết co rút men trên tô lớn |
Vết co rút men trên nắp hộp trắng |
V. VẾT DA RẠN (ĐƯỜNG NỨT SỢI TÓC)
Vết da rạn rất phổ biến trên hàng gốm sứ Trung Quốc và châu Á hay gốm đá. Một số sản phẩm thậm chí còn bị rạn toàn bộ. Vết da rạn hình thành là do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở khâu cuối cùng của quá trình nung, khi không khí bên ngoài lạnh đi nhanh hơn so với dưới bề mặt của sản phẩm. Kết quả là những đường nứt nhỏ xuất hiện (hay còn gọi là vết da rạn hay vân rạn).
Vân rạn toàn bộ mặt tô |
Vết vân rạn cũng là qua quá trình hao mòn sau thời gian dài sử dụng gây ra. Một số ví dụ từ bộ sưu tập của Chalre:
Vết rạn như sợi tóc trên bề mặt tô men ngọc |
Vết rạn trên đĩa men ngọc |
VI. HƯ HỎNG NƯỚC MEN NGOÀI
Các sản phẩm gốm sứ thường được vẽ tay các họa tiết trên nhiều lớp khác nhau. Những hình vẽ dưới lớp men bảo vệ có thể trường tồn hàng thế kỷ. Các họa tiết vẽ bên ngoài nước men (gọi là nước men ngoài) dễ trôi hơn vì nó tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài.
Những đồ tạo tác có lớp men trong và lớp men ngoài sẽ trông như mất đi cái hồn của nó một khi lớp men ngoài biến mất.
Những đồ gốm cổ thường là thật nếu lớp men ngoài có dấu hiệu bị trôi. Một vài ví dụ:
Những họa tiết màu sắc đã trôi mất |
Đường vẽ nét còn lại của một họa tiết đầy màu sắc |
Lớp men bên ngoài đã bong trong khi lớp men trong vẫn còn |
Lớp trang trí đầy màu sắc đã trôi do ở dưới nước |
Lớp men ngoài đã bong nhưng còn phần lớn lớp trang trí |
VII. SỰ BIẾN DẠNG
Các sản phẩm gốm sứ thời cổ chỉ được sản xuất bởi những người thợ điêu luyện qua một quá trình cực nhọc. Sau quá trình dài dằng dặc đó, sẽ có những sản phẩm không đạt hình dáng mong muốn. Có 2 cách xử lý, quăng chúng đi hoặc bán chúng cho những khách hàng dễ tính hơn.
Các gốm sứ hoàng gia thường được sản xuất cho hoàng tộc hay quan lại. Là dân tộc tiên tiến nhất vào thời cổ, các sản phẩm của họ đòi hỏi phải tinh xảo đến từng chi tiết.
Gốm thương mại, được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu người dân vùng Châu Á nên không yêu cầu quá tinh xảo như gốm sứ hoàng gia.
Vì vậy, gốm thương mại thỉnh thoảng có sự biến dạng, do đó tạo nên đặc trưng và tính chất xác thực cho sản phẩm. Một cách kiểm tra đơn giản sự thành thật và kiến thức của người bán là tìm một sản phẩm biến dạng và hỏi họ đó có phải gốm sứ hoàng gia không. Nếu câu trả lời là “đúng”, bạn đã hiểu vấn đề rồi đấy.
Một số ví dụ:
Đĩa men ngọc bị bẻ cong |
Đĩa men ngọc bị vênh |
Đĩa men ngọc bị méo nhẹ |
Tô men ngọc bị méo |
VIII. SÒ BÁM (Hầu bám) Sinh vật biển sống bám vào những thứ chìm lâu dưới nước. Hầu hết các tàu buôn hàng hóa chìm luôn có một phần hoặc toàn bộ hàng hóa bị sò bám.
Phải mất một thời gian rất dài sinh vật biển mới bám được vào những vật chìm dưới biển và chủ yếu là ở các khu vực nhiệt đới. Vì vậy, đây có thể xem là một dấu hiệu nhận dạng đồ cổ. Nếu một tạo tác bị nhiều hơn một loài sinh vật biển bám vào, nó rất có thể là đồ cổ.
Vết sò bám rất dễ được gỡ ra khỏi đồ gốm. Chỉ cần nhúng và ngâm đồ gốm vào axit (dấm cũng được).
Một vài ví dụ từ bộ sưu tập Chalre:
Sò bám gần như toàn bộ bình nhỏ |
Đĩa trang trí hình cá bị sò bám |
Nhiều loại sò bám trên một tô men ngọc |
Vết sò bám dưới đáy bình Kendi |
IX. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CAO CẤP XÁC ĐỊNH ĐỔ CỔ HAY GIẢ CỔ
KỸ THUẬT ĐÒI HỎI PHẢI LUYỆN TẬP
Dưới đây là một số kỹ thuật mà những nhà sưu tập chuyên nghiệp cần biết khi xác định đồ cổ. Cần phải luyện tập nhiều để sử dụng thành thục những kỹ thuật này.
1. Một khoảng thời gian, màu sắc không đúng Thời kỳ đầu của ngành sản xuất gốm sứ men trắng xanh, những người thợ tạo tác của Trung Quốc mua chất nhuộm màu xanh cô-ban từ các thương lái Ả Rập, gọi là màu xanh Mohamadan. Màu xanh này có ánh tối và hầu hết sản phẩm được sản xuất thời kỳ này được trang trí màu xanh đậm. Vài thế kỷ sau đó, người Trung Quốc tìm ra cách tự sản xuất ra chất nhuộm màu xanh, có ánh tươi hơn. Vì vậy, các họa tiết trên các sản phẩm thời kỳ này có độ nhạt hơn và cũng đa dạng hơn về mức độ đậm nhạt trên họa tiết trang trí.
Ngoài ra, các nghệ nhân không sử dụng một số màu sắc cho mãi đến đời nhà Thanh và công nghệ sản xuất lúc bấy giờ không có. 2. Một khoảng thời gian, họa tiết trang trí không đúng Ở những khoảng thời gian khác nhau, có những họa tiết thông dụng khác nhau. Ví dụ, chùm nho là mô-tip trang trí quen thuộc trên các sản phẩm vào cuối đời nhà Nguyên và đầu đời nhà Minh nhưng sau đó trở nên lỗi thời và ít thấy xuất hiện. Một ví dụ khác là do mắt thẩm mỹ của người thợ mỗi thời mỗi khác nên cũng tạo ra các hình dạng khác nhau.
Có những khoảng thời gian, Hoàng đế Trung Hoa là người quyết định họa tiết nào được trang trí trên đồ gốm sứ. Những con rồng có 5 vuốt là biểu tượng chỉ hoàng đế, vì thế hầu hết đồ gốm hoàng gia được trang trí hình rồng.
3. Đồ cổ có đế là cổ, thân là mới Vào thế kỷ trước, số lượng khổng lồ gốm sứ đã bị đập vỡ. Đặc biệt, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, rất nhiều hàng gốm sứ cao cấp đã bị đập bể.
Ngày nay, những người sản xuất và bán gốm sứ thường tìm kiếm đế bình trong các mảnh vỡ đó và tạo tác các sản phẩm mới trên mảnh đế đó. Vì hiện có rất nhiều công trình xây dựng ở Trung Quốc, thật dễ dàng phát hiện ra những mảnh vỡ gốm sứ cổ được chất đống để tìm những mảnh đế như thế. Đây là một ý tưởng thông minh vì nhiều nhà sưu tập thường nhìn vào đế bình để xác định niên đại và nếu đó là đồ cổ. PHÂN TÍCH KHOA HỌC Hầu hết các nhà sưu tập, nhà giám định chuyên nghiệp tự xác định đồ gốm sứ cổ (hoặc lý tưởng hơn cả là nhờ những nhà sưu tập có kiến thức giúp đỡ).
Có những công nghệ để xác định đồ gốm cổ nhưng không được sử dụng rộng rãi. Một lý do chính yếu là chi phí – thường là rất cao.
1. Công nghệ nhiệt quang Công nghệ nhiệt – quang là phương pháp phổ biến nhất để xác định đồ gốm cổ. Điểm yếu của phương pháp này là để thực hiện, phải tách một lượng lớn nguyên liệu dùng tạo ra đồ gốm. Gần đây, những người sản xuất đồ giả cổ đã bắt kịp công nghệ này. Họ có thể giả xác định tuổi của đồ cổ dùng công nghệ nhiệt – quang bằng cách dùng máy x-quang bệnh viện để lừa những nhà sưu tập. 2. Phân tích quang phổ Phân tích quang phổ là một kỹ thuật khác để xác định đồ cổ. Tuy nhiên, những người làm đồ cổ giả đã biết cách đánh lừa những kỹ thuật viên, bằng cách đính những dấu hiệu nhận biết giả lên đồ giả cổ.
Một vấn đề khác là ở thị trấn Cảnh Đức, nơi chuyên sản xuất gốm sứ Trung Hoa thời cổ, ngày nay đã trở thành nơi chuyên sản xuất đồ giả cổ. Đất sét cao lanh ở đây vì thế có cấu tạo hóa học gần giống hoặc rất giống loại dùng để sản xuất hầu hết đồ gốm Trung Quốc từ hơn 6 thế kỷ qua.
Được dịch bởi: Hải Tú
Nguồn Dịch: http://www.chalre.com Nguồn: http://thunghiemmoithu.blogspot.com/2015/09/phan-biet-gom-su-co-va-gia-co.htmlTừ khóa » đồ Cổ Gốm Sứ Việt Nam
-
Đồ Gốm Sứ Cổ Việt Nam - BeeCost
-
Kho đồ Cổ Khổng Lồ Của Vua Gốm Sứ Sài Gòn - Zing News
-
Làng Gốm Cổ Xưa Nhất Việt Nam - Gốm Sứ Bát Tràng Mall
-
Nâng Tầm Gốm Sứ Việt - Báo Quân đội Nhân Dân
-
CHỢ ĐỒ CỔ ĐẠI NGÀN #17: Gốm Sứ Cổ Xưa Việt Nam ... - YouTube
-
Gốm Việt Nam - Một Truyền Thống Riêng Biệt
-
Đồ Gốm Hoa Lam Việt Nam Thế Kỷ 15-16
-
Gốm Sứ Cổ Truyền - Việt Nam - Đất Nước Con Người - Tổng Cục Du Lịch
-
Hành Trình Lịch Sử Cùng Gốm Việt Nam- Một Truyền Thống Riêng Biệt
-
7 Cách Nhận Biết đồ Gốm Sứ Cổ CHUẨN XÁC NHẤT
-
Gốm Sứ Việt Nam Ngày ấy Và Bây Giờ
-
[Bật Mí] Cách Nhận Biết Gốm Cổ đơn Giản, Dễ Hiểu Năm 2022
-
Gìn Giữ Văn Hóa Qua Thú Chơi Gốm, Sứ Cổ - Báo Nam Định điện Tử