Phân Biệt Hệ Thống Phanh ABS Và CBS - QUANG PHƯƠNG

Thời gian gần đây, các hãng xe liên tục cho ra mắt các mẫu xe mới và hệ thống phanh thường được nhấn mạnh như một ưu thế, tuy nhiên, mỗi phiên bản lại được trang bị các phiên bản phanh khác nhau. Vậy hệ thống phanh ABS và CBS khác nhau như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cấu tạo hệ thống phanh kết hợp CBS​

Phanh CBS (Combi Brake System) – phanh kết hợp: Được ra mắt đầu tiên vào năm 1983. Về cơ bản phanh này không khác gì nhiều so với phanh thường nhưng được hỗ trợ thêm bằng một hệ thống phân bổ lực tác động đều lên cả 2 phanh trước và sau ngay cả trong trường hợp người lái chỉ sử dụng 1 phanh. Như vậy, xe vẫn sẽ dừng theo cách thông thường nhưng khi lực hãm được tác động đều lên cả 2 bánh, sẽ giúp phanh an toàn hơn, hạn chế tình trạng trượt bánh và rút ngắn quãng đường phanh.

Cấu tạo hệ thống phanh ABS ​

Hệ thống phanh ABS (Anti-lock Braking System) – hệ thống phanh chống bó cứng: ABS được phát minh bởi Gabriel Voisin vào cuối những năm 1920, với mục đích giải quyết một số vấn đề ở hệ thống phanh của máy bay, sau này được áp dụng rộng rãi đầu tiên trong ngành công nghiệp ôtô. Từ khi ABS được phát minh đến khi được sử dụng trên hệ thống phanh hiện đại phải mất đến 50 năm. Hệ thống ABS được xuất hiện lần đầu trên chiếc mẫu xe môtô BMW K100 đời 1988, tại thời điểm đó, ABS vẫn còn sơ khai và khá cồng kềnh, nặng nề. Cho đến nay, phanh ABS được phát triển ngày một nhỏ gọn, độ ổn định cao hơn và vẫn là công nghệ phanh tiên tiến, an toàn nhất trên xe môtô.

Phanh ABS có cấu tạo với nhiều thành phần như cảm biến tốc độ, bộ điều khiển, bơm thủy lực và các van điều chỉnh lực phanh. Phanh ABS rất dễ nhận biết vì cấu tạo trên đĩa phanh có một vòng nhỏ với nhiều khe gần trục bánh, các khe hở này gọi là vòng xung (pulser ring) làm nhiệm vụ đo lường cho cảm biến tốc độ. Với hệ thống này, phanh ABS sẽ phát hiện được hiện tượng trượt dựa trên thông tin từ bộ cảm biến tốc độ bánh xe.

Khi phanh gấp, bánh xe sẽ chỉ bị trượt trong khoảng thời gian rất ngắn. Sau khi nhận được thông tin bánh đang bị bó cứng, hệ thống điều khiển sẽ ngay lập tức tự điều chỉnh áp lực dầu phanh bằng cách ngắt nhả phanh với tốc độ rất nhanh (từ 15 đến 30 lần mỗi giây), nhằm tối ưu áp lực phanh, đồng thời giúp cho bánh xe không bị khóa cứng. Hệ thống phanh ABS giúp cho chiếc xe liên tục duy trì độ bám ngay cả trên những điều kiện đường có độ ma sát kém như đường ướt hay có cát, sỏi. Các tổ chức quốc tế và quốc gia đều đánh giá phanh ABS trên môtô là yếu tố quan trọng để tăng cường độ an toàn và giảm số lượng tai nạn môtô. Vì vậy, từ ngày 1/1/2016, tại Châu Âu, phanh ABS là trang bị bắt buộc trên những xe có dung tích động cơ từ 125cc trở lên.

Do lực phanh được phân bổ đều, nên cả 2 hệ thống phanh đều có khả năng giúp giảm thiểu tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, vì được áp dụng công nghệ điện tử hiện đại hơn, hệ thống phanh ABS có thể loại bỏ hiện tượng trượt trong khi phanh CBS vẫn còn khả năng bị bó cứng bánh trong các điều kiện đường có độ ma sát kém. Đặc biệt những mẫu xe có phiên bản có trang bị hệ thống phanh ABS sẽ có giá cao hơn hẳn phiên bản sử dụng hệ thống phanh CBS bởi hệ thống điều khiển điện tử phức tạp.

>> Xem thêm: Mẹo tiết kiệm xăng cho xe tay ga một cách hiệu quả

Từ khóa » Cách Nhận Biết Xe Có Abs