Phân Biệt Hệ Thống Thông Tin Và Công Nghệ Thông Tin | IT A2z Vietnam

I. Hệ thống thông tin.

a. Hệ thống.

Trong cuộc sống con người, chúng ta nhắc nhiều đến các hệ thống, như hệ thống triết học, hệ thống kinh tế, hệ thống giáo dục, hệ thống pháp luật….cho đến các hệ thống to lớn như hệ mặt trời, hệ ngân hà…Như vậy hệ thống là gì : Hệ thống là tập hợp các vật chất và phi vật chất như máy móc, thiết bị, con người, các hành tinh, các hệ mặt trời…, các quy tắc ứng xử, trao đổi, các phương pháp, quy trình xử lý….Trong hệ thống các thành phần tương tác, trao đổi với nhau cùng hoạt động vì một mục đích tồn tại chung. Như vậy ta có thể nói gọn lại hệ thống bao gồm tập hợp các thành phần của hệ thống và các quy tắc tương tác lẫn nhau của các thành phần tồn tại vì một mục đích chung.

b. Thông tin.

Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.

Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ… Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác…Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là ngườn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định

c. Hệ thống thông tin.

Hệ thống thông tin là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là thu thập, truyền tải, lưu trữ và xử lý thông tin. Ngày nay có thể hiểu là một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin, với các thành phần là các phần mềm, phần cứng, con người và hệ thống mạng để thu thập, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin.

Hệ thống thông tin phát triển qua bốn loại hình:

i. Hệ xử lý dữ liệu: lưu trữ và cập nhật dữ liệu hàng ngày, ra các báo cáo theo định kỳ (Ví dụ: Các hệ thống tính lương).

ii. Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System – MIS): gồm cơ sở dữ liệu hợp nhất và các dòng thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và ra quyết định.

iii. Hệ trợ giúp quyết định: Hỗ trợ cho việc ra quyết định (cho phép nhà phân tích ra quyết định chọn các phương án mà không phải thu thập và phân tích dữ liệu).

iv. Hệ chuyên gia: Hỗ trợ nhà quản lý giải quyết các vấn đề và làm quyết định một cách thông minh.

Hệ thống thông tin thông thường được cấu thành bởi:

 Các phần cứng

 Phần mềm

 Các hệ mạng

 Dữ liệu

 Con người trong hệ thống thông tin

Nhiệm vụ Hệ thống thông tin có 2 nhiệm vụ chủ yếu là:

 Trao đổi thông tin với môi trường ngoài

 Thực hiện việc liên lạc giữa các bộ phận và cung cấp thông tin cho các hệ tác nghiệp và hệ quyết định.

II. Công nghệ thông tin.

a. Công nghệ là gì

Là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn đề về kỹ thuật, Công nghệ là một cơ thể kiến thức

-Là một hoặc một số giải pháp để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật

-Con người để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật

-Toàn bộ kiến thức được chuyển vào hệ thống, bất kể từ nguồn nào để luận cứ cho sự phát triển.

Công nghệ là một phương tiện

Công nghệ bao gồm 4 phần:

-Phần kỹ thuật

-phần thông tin

-Phần con người

-Phần tổ chức

b. Công nghệ thông tin là gì ?

Như vậy ta có thể nói Công nghệ thông tin(CNTT) là một công nghệ về thông tin. Nó là toàn bộ các giải pháp, phương tiện, kỹ thuật chủ yếu dựa vào kỹ thuật máy tính và viễn thông để thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin.

III. Phân biệt hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ thông tin.

Như vậy ta có thể thấy, các kỹ thuật xử lý thông tin thì có thể có sớm hơn, với các mức độ từ đơn giản đến phức tạp, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, máy tính đã ra đời và cùng với nó là sự ra đời của công nghệ thông tin, một bước tiến quan trọng trong lịch sử loài người trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Các hệ thống thông tin có từ rất lâu, cùng với sự phát triển của loại người, với các mức độ đơn giản đến phức tạp, từ lưu trữ trên văn bia, các bản vẽ trên vách đá, đến lưu trữ trên da các loại động vật, sự ra đời của giấy viết cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng của loài người trong việc lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin. Nhưng cho đến khi máy tính ra đời thì công việc xử lý thông tin mới thực sự thăng hoa, phát triển trở thành công nghệ thông tin và trở thành bùng nổ như chúng ta thấy ngày nay. Công nghệ thông tin đã tham gia vào mọi hoạt động, sinh hoạt của loài người.

Ta Có thể thấy công nghệ thông tin là khái niệm bao gồm khái niệm hệ thống thông tin. Công nghệ thông tin không thể có nếu không tồn tại một hệ thống thông tin được xây dựng hoàn chỉnh.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Hệ Thống Thông Tin Công Nghệ Thông Tin