Phân Biệt Học Việc, Thử Việc, Thực Tập, Cộng Tác Viên - Glints
Có thể bạn quan tâm
Ngoài công việc full-time chính thức, ít nhiều trong số chung ta đều từng trải qua các giai đoạn/công việc như học việc, thử việc, thực tập, cộng tác viên.
Ở mỗi vị trí khác nhau, tinh thần làm việc và thực tế công việc sẽ có những khác biệt nhất định. Liệu bạn đã phân biệt được hết 4 vị trí nếu trên? Nếu vẫn còn mơ hồ, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Glints để có cho mình thông tin hữu ích, làm rõ từng khái niệm một nhé.
Học việc, thử việc, thực tập, cộng tác viên là gì?
Học việc là gì?
Học việc cũng giống như khi bạn đi học bình thường, nhưng thay vì kiến thức sách vở thì bạn sẽ được học chuyên môn để làm một công việc nào đó. Trong quá trình học việc, học viên có thể sẽ phải trả một khoản chi phí cho doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.
Đọc thêm: Fresher Nghĩa Là Gì? Công Việc Của Một Fresher
Thử việc là gì?
Thử việc là khoảng thời gian làm việc tại một công ty, tổ chức trước khi được ký hợp đồng trở thành nhân viên chính thức. Thời gian thử việc có thể là 1 tháng, 2 tháng, hoặc 3 – 6 tháng. Bạn thường phải làm gì trong thời gian thử việc, có khác gì so với thực tập?
Thông thường, nhân viên thử việc sẽ được làm quen dần với công việc chính thức của mình ở mức độ ban đầu, các công việc sẽ không đơn giản như khi thực tập.
Thực tập là gì?
Thực tập là hình thức sinh viên/người mới tốt nghiệp làm một công việc thực tế sau tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường. Khi chưa có kinh nghiệm, sinh viên có thể chọn đi thực tập để học hỏi kinh nghiệm và dần dần trở thành nhân viên chính thức.
Đọc thêm: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tập Hữu Ích Dành Cho Sinh Viên
Cộng tác viên là gì?
Cộng tác viên là người hợp tác với một tổ chức doanh nghiệp nào đó và không có trong biên chế của người sử dụng lao động.
Cộng tác viên thường được biết đến như một nghề tay trái của nhiều người. Ví dụ như làm cộng tác viên bán hàng, bạn sẽ không phải bỏ vốn mà vẫn có thể tham gia kinh doanh.
Phân biệt học việc, thử việc, thực tập, và cộng tác viên dựa trên các tiêu chí
Phân biệt các khái niệm học việc, thử việc, thực tập, và cộng tác viên dựa trên 4 tiêu chí:
- Công việc
- Mức lương
- Thời hạn
- Quyền lợi
Tiêu chí | Học việc | Thử việc | Thực tập | Cộng tác viên |
Công việc | Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đào tạo học viên theo thoả thuận trong hợp đồng. Doanh nghiệp, tổ chức đào tạo phải công bố chương trình đào tạo với học viên trước khi bắt đầu. Quy đinh về hợp đồng đào tạo nghề cũng được quy định trong Điều 62 Bộ Luật lao động về đào tạo nghề. | Công việc sẽ được thoả thuận trong hợp đồng thử việc. Thông thường, trong quá trình thử việc, bạn sẽ được giao những công việc tương tự như khi làm chính thức | Công việc trong quá trình thực tập cũng được thoả thuận trước giữa hai bên trong hợp đồng thực tập. Ngoài ra, trong qúa trình thực tập, cũng có thể có những công việc phát sinh theo sự phân công của quản lý. | Công việc của cộng tác viên rất đa dạng, tuỳ thuộc vào sản phẩm, lĩnh vực,v.v. Công việc sẽ được thoả thuận với người phụ trách và tuỳ thuộc vào năng lực chuyên môn của cộng tác viên. |
Thời hạn | Thời gian học việc tuỳ thuộc vào chương trình đào tạo. Có thể kéo dài từ 2 – 6 tháng hoặc 1 năm. | Thời gian thử việc từ 1 – 2 tháng. Ngoài ra thời gian có thể được gia hạn nếu nhân viên không đạt yêu cầu. | Thời gian thực tập thường là 2 – 6 tháng. | Không có thời gian làm việc cố định cho cộng tác viên. Nó tuỳ thuộc vào dự án, thoả thuận của đôi bên. Về cơ bản, thời gian làm việc của CTV vốn rất linh hoạt. |
Mức lương | Theo Điều 61 Khoản 5 Bộ luật lao động năm 2019, đối với việc học nghề, nếu học viên trực tiếp làm ra sản phẩm thì doanh nghiệp, tổ chức chi trả tiền lương theo như thoả thuận trong hợp đồng. | Người lao động tham gia thử việc được trả lương tối thiểu bằng 85% lương chính thức. | Lương thực tập do hai bên thoả thuận và thống nhất trong hợp đồng thực tập. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thực tập không lương. | Tiền lương cho cộng tác viên theo sự thoả thuận của hai bên và trong hợp đồng. |
Quyền lợi | Người học việc được đào tạo đầy đủ theo chương trình đào tạo đã đăng ký. Theo Điều 61, 62 Bộ luật lao động năm 2019, nếu người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm cho mình thì sau khi hết thời gian đào tạo phải ký hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện. | Sau thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu, người lao động được ký hợp đồng làm việc chính thức. Trong thời gian thử việc, nhân viên được hưởng các quyền lợi gì phụ thuộc vào chính sách của từng công ty. | Sau thời gian thực tập, nếu đạt yêu cầu, người lao động có thể được lên làm chính thức. Quyền lợi của thực tập sinh phụ thuộc vào chính sách của công ty. | Quyền lợi của cộng tác viên sẽ được hai bên thoả thuận ngay từ thời điểm ký hợp đồng. |
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Nhập đánh giáĐánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 9
Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?
Nhập ý kiến của bạnTừ khóa » Học Việc Có Lương Không
-
Có được Trả Lương Sau 3 Tháng Học Việc Tại Công Ty?
-
Học Việc Trước Khi Thử Việc Cho được Nhận Lương Không?
-
Ký Hợp đồng Học Việc Có Trái Quy định Pháp Luật Lao động Không ?
-
Thời Gian Học Việc Thử Việc Theo Quy định Của Pháp Luật Là Bao Lâu ?
-
Công Ty Không Trả Lương Khi Học Việc Có được Không? - Luật - Kế Toán
-
Có được Trả Lương Khi được Nhận Vào Học Nghề?
-
Trong Thời Gian Học Nghề Có được Hưởng Lương Không?
-
Học Việc Có được Trả Lương Không
-
Học Nghề, Tập Nghề Có được Trả Tiền Lương? - Báo Lao động
-
Thử Việc Dù Chỉ 1 Ngày Cũng Vẫn được Trả Lương, Mọi Người Hãy Nhớ ...
-
Trả Lương Học Việc Cho Người Lao động - NLD
-
Hợp đồng Học Việc Có Phải đóng BHXH Không? - Đại Lý Thuế Việt An
-
Phân Biệt Thử Việc, Học Việc Và Cộng Tác Viên Theo Bộ Luật Lao động ...
-
Quy định Về Thử Việc, Học Việc đối Với Người Lao động