Phân Biệt Kinh Doanh Hộ Gia đình Và Doanh Nghiệp Nhỏ
Có thể bạn quan tâm
Trước khi phân biệt hộ kinh doanh gia đình và doanh nghiệp nhỏ, thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem hộ kinh doanh là gì? Doanh nghiệp nhỏ là gì? Từ đó sẽ đưa ra những tiêu chí phân biệt cụ thể.
1.1 Hộ kinh doanh gia đình là gì?
Kinh doanh hộ gia đình hay hộ kinh doanh cá thể không phải là một loại hình doanh nghiệp mà chỉ là một hình thức kinh doanh hộ gia đình do một cá nhân hoặc 1 gia đình làm chủ.
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.
- Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
- Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh
1.2 Doanh nghiệp nhỏ là gì?
- Theo quy định doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ.
- Doanh nghiệp nhỏ khi thành lập cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp ( công ty TNHH, doanh nghiệp tư, công ty cổ phần) và đăng ký kinh doanh cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế như đối với doanh nghiệp vừa lớn.
1.3 Phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ
Để phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ, chúng ta có thể phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:
a) Thủ tục hành chính
- Doanh nghiệp nhỏ: Thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/tp nơi đặt trụ sở.
- Phải có con dấu trong được quản lý cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép.
- Hộ kinh doanh gia đình: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể dễ dàng, gọn nhẹ hơn chỉ cần đăng ký kinh doanh ở cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể không được sử dụng con dấu pháp nhân (con dấu tròn)
b) Sổ sách chứng từ
Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ phải thực hiện các sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng quy định của cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp nhỏ cần thực hiện chế độ kế toán theo thông tư 200 của Bộ Tài chính.
Hàng tháng hoặc quý, doanh nghiệp cần báo cáo về tình hình biến động lao động, nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, nộp tờ khai giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, đóng phí công đoàn dù doanh nghiệp có hay chưa có tổ chức công đoàn…
- Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh không cần phải thực hiện những công việc của kế toán hàng tháng. Chỉ cần thực hiện chế độ chứng từ kế toán gọn nhẹ, đơn giản.
c) Thuế phí
- Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo luật định. Các loại thuế doanh nghiệp nhỏ cần phải đóng như: khi mới thành lập đóng thuế môn bài.
- Hàng tháng, quí phải khai, nộp, quyết toán Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và các loại thuế khác nếu có như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
+ Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh chỉ phải nộp những loại thuế như thuế GTGT, thuế TNCN dưới hình thức thế khoán và thuế môn bài khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình.
d) Tư cách pháp nhân
+ Doanh nghiệp nhỏ: DN nhỏ có tư cách pháp nhân, theo đó các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp.
+ Hộ kinh doanh gia đình: Hộ kinh doanh gia đình không có tư cách pháp nhân tức là hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.
e) Về xuất hóa đơn
+ Doanh nghiệp nhỏ: Dù là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều có thể xuất hóa đơn đỏ tức hóa đơn GTGT.
+ Hộ kinh doanh gia đình: Không được xuất hóa đơn đỏ, nếu muốn xuất hóa đơn, chủ hộ phải lên cơ quan thuế quản lý mua hóa đơn bán hàng trực tiếp.
f) Số lượng người lao động
+ Doanh nghiệp nhỏ: không giới hạn số lượng lao động, tùy vào điều kiện thực tế của mình sẽ có số lượng lao động phù hợp.
+ Hộ kinh doanh: Số lượng lao động phải dưới 10 người.
Trên đây là những tiêu chí cơ bản mà Tân Thành Thịnh chia sẻ đến các bạn để phân biệt doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh gia đình.
Như vậy, tùy vào điều kiện thực tế của mỗi người có thể xem xét phù hợp với quy mô kinh doanh nào, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.
Từ khóa » Tổ Chức Vốn Kinh Doanh Của Hộ Gia đình Gồm
-
Bài 50: Doanh Nghiệp Và Hoạt động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
-
Cách Tổ Chức Vốn Kinh Doanh Của Kinh Doanh Hộ Gia đình: Là
-
Tổ Chức Hoạt động Kinh Doanh Hộ Gia đình Có Những Tổ Chức Nào?
-
Vốn Kinh Doanh Hộ Gia đình Có Mấy Loại Năm 2022? - Luật Sư X
-
Nêu Những điều Cơ Bản Trong Hoạt động Kinh Doanh Hộ Gia đình.
-
Tổ Chức Vốn Kinh Doanh Hộ Gia đình Gồm?
-
Cách Tổ Chức Vốn Kinh Doanh Của Kinh Doanh Hộ Gia Đình
-
Cách Tổ Chức Vốn Kinh Doanh Của Kinh Doanh Hộ Gia Đình
-
%Vốn Kinh Doanh Hộ Gia đình được Chia Làm Mấy Loại Năm 2022%
-
Kinh Doanh Hộ Gia đình Có Những đặc điểm Gì?
-
Nguồn Vốn Chủ Yếu Trong Kinh Doanh Hộ Gia đình Là: - Luật Hoàng Phi
-
Bài 50: Doanh Nghiệp Và Hoạt động Kinh Doanh Của ...
-
Kinh Doanh Hộ Gia đình Có Những đặc điểm Gì? - TopLoigiai
-
4 đặc điểm Cơ Bản Của Kinh Doanh Hộ Gia đình