Phân Biệt Kinh Tế Vi Mô Và Kinh Tế Vĩ Mô
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là hai thành phần chính trong một nền kinh tế. Hai khái niệm này đều nằm trong nền kinh tế nhưng có những vấn đề khác nhau nhất định. Vậy 2 khái niệm này giống và khác nhau ở những điểm nào, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Điểm giống và khác giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
- 1. Kinh tế vi mô là gì? Vi mô là gì?
- 2. Kinh tế vĩ mô là gì? Vĩ mô là gì?
- 3. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và vĩ mô
- 4. Sự giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
- 5. Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
- 6. Ví dụ về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô?
1. Kinh tế vi mô là gì? Vi mô là gì?
Vi mô là sự chi tiết trong phạm vi nhỏ hẹp, là nghiên cứu về những vấn đề nhỏ trong xã hội là những tế bào của xã hội hoặc kinh tế.
Kinh tế học vi mô (microeconomic) hay là kinh tế tầm nhỏ là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế (người tiêu dùng, nhà sản xuất) và cách các chủ thể này tương tác với nhau.
Mục đích của kinh tế vi mô là phân tích những cơ chế thị trường để thiết lập ra giá cả giữa các mặt hàng, dịch vụ và phân tích sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn cho nhiều cách sử dụng khác nhau. Kinh tế vi mô sẽ phân tích những thất bại của thì trường khi phát hiện sự vận hành không hiệu quả từ đó đưa ra những miêu tả về điều kiện cần cho việc cạnh tranh hoàn hảo hơn.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về kinh tế vĩ mô là gì? Mời bạn đọc tham khảo tiếp tại mục 2.
2. Kinh tế vĩ mô là gì? Vĩ mô là gì?
Vĩ mô là là cụm từ dùng để mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn, tùy vào cách sử dụng thì vĩ mô có thể là danh từ hoặc tính từ, theo đó danh từ sẽ được hiểu theo quy mô lớn nhất và bao quát toàn hệ thống, còn tính từ chỉ phạm vi toàn bộ của nền kinh tế, trái nghĩa với vĩ mô là vi mô.
Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học.
Mục đích của kinh tế vĩ mô là giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, tiêu dùng, sản lượng và tài chính quốc gia. Nhằm sự báo cho chính phủ và các tập đoàn lớn về các giải pháp để họ sử dụng và đánh giá các chính sách kinh tế, các chiến lược quản trị.
Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế. Vì thế kinh tế học vi mô là nghiên cứu những vấn đề nhỏ trong nền kinh tế, còn kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu với những nội dung bao quát lớn hơn.
3. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và vĩ mô
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tuy đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau. Theo đó:
Kết quả kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào hành vi của kinh tế vi mô, đồng nghĩa với việc kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp, của tế bào kinh tế trong sự tác động ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô, của nền kinh tế.
Kinh tế vĩ mô sẽ tạo hành lang, môi trường và tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển. Có thể thấy, kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô. Theo đó, nền kinh tế muốn phát triển phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế. Ngược lại, hành vi của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của kinh tế vĩ mô.
Bởi khi Kinh tế vĩ mô tạo được hành lang đúng đắn cho nền kinh tế thì hoạt động kinh tế vi mô cần phát triển theo đúng định hướng đó của nhà nước đặt ra, trong hành lang đó kinh tế vi mô vừa được bảo vệ mà vừa chịu tác động của kinh tễ vĩ mô.
4. Sự giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Kinh tế học vi mô và vĩ mô tuy nghiên cứ kinh tế trên những giác độ khác nhau nhưng đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nên kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về kinh tế thì nền kinh tế sẽ bất ổn định và không thể phát triển được.
5. Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Kinh Tế Học được định nghĩa là môn nghiên cứu về cách con người làm việc cùng nhau để chuyển đổi các nguồn lực (Hạn chế) sang hàng hoá và dịch vụ để thỏa mãn mong muốn của con người (Mong muốn này là không giới hạn) và cách phân phối giống nhau giữa chúng. Kinh tế học được chia thành hai phần chính, đó là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.
Kinh Tế Vi Mô | Kinh Tế Vĩ Mô | |
Định Nghĩa: | Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào nền kinh tế. | Nghiên cứu nền kinh tế với tư cách tổng thể bao gồm cả quốc gia và quốc tế. |
Đối Tượng: | Các biến số kinh tế cá thể. | Các biến số kinh tế tổng hợp. |
Ứng Dụng: | Cho các hoạt động nội bộ. | Môi trường và các vấn đề bên ngoài. |
Phạm vi nghiên cứu | Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường; Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng; Lý thuyết về hành vi của người sản xuất; Cấu trúc thị trường; Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động – vốn – Tài nguyên; Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường; Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế; Các lý luận về thất bại thị trường;…. | Tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v. |
Phương pháp nghiên cứu | Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp so sánh tĩnh; Phương pháp phân tích cận biên;…. | Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng |
Mục Tiêu: | Bao gồm các vấn đề khác nhau như: Cung, Cầu, Giá cả của hàng hóa và dịch vụ, Giá của các yếu tố sản xuất, Mức tiêu thụ, Phúc lợi kinh tế v.v… | Bao gồm các vấn đề khác nhau như: Thu nhập quốc gia, Mức giá chung, Phân phối việc làm, Tiền tệ v.v… |
Tầm Quan Trọng: | Hữu ích trong việc xác định giá của một sản phẩm cùng với giá của các yếu tố sản xuất (Đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn, doanh nghiệp v.v…) trong nền kinh tế. | Duy trì ổn định ở mức giá chung và giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như: lạm phát, giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo nói chung. |
Mặt Hạn Chế: | Nó dựa trên các giả định không thực tế. Cụ thể là chúng ta hay nghe thầy/cô giảng là “giả định các yếu tố khác không đổi” từ đó xác định cung cầu này nọ v.v… | Nó phân tích bằng sự sai sót của các thành phần có liên quan. Đôi khi không chứng minh được sự thật bởi vì những gì chúng ta cho tổng thể là đúng thì lại không đúng với một cá nhân. |
6. Ví dụ về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô?
Ví dụ về kinh tế vi mô như:
- Nghiên cứu về thị hiếu của người tiêu dùng trong một thời gian nhất định như dịch bệnh;
- Nghiên cứu về thị hiếu của người dùng khi ngân sách chi tiêu hạn chế;
- Nghiên cứu về hành vi của doanh nghiệp khi lựa chọn sản phẩm;
- Nghiên cứu thị trường cạnh tranh tốt nhất;
Việc nghiên cứu những vấn đề nhỏ này phục vụ cho lĩnh vực, sản phẩm mà doanh nghiệp cần nghiên cứu và hướng để phát triển tốt hơn. Từ đó cũng phát triển được những sản phẩm mà thị trường cần thiết để đáp ứng.
Ví dụ về kinh tế vĩ mô, như chúng ta thường thấy những thông số thống kê của cơ quan nhà nước về nền kinh tế nước nhà:
- Nghiên cứu, thống kê về xuất nhập, khẩu trong từng giai đoạn của cả nước;
- Nghiên cứu, thống kê về thu nhập bình quân đầu người trên cả nước;
- Nghiên cứu, thống kê về tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian nhất định;
- Nghiên cứu, thống kê về tổng cung và cầu của một sản phẩm trong một giai đoạn nhất định.
Các nghiên cứu này nhằm phục vụ cho việc đáp ứng và hướng đi cho nền kinh tế trong giai đoạn mới. Các nhà doanh nghiệp khi có thông tin về nhu cầu của khách hàng trong một khu vực sẽ đưa ra các sáng tạo về sản phẩm nhằm giải quyết các nhu cầu của người dùng cá nhân trong nền kinh tế. Còn đối với nhà nước khi thấy được những thiếu sót trong nền kinh tế nằm ở đâu thì sẽ có những giải pháp, hướng đi tốt nhất để giúp nền kinh tế phát triển không bị trì trệ. Vậy nên các vấn đề nghiên cứu luôn là những vấn đề quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn. dưới đây:
- Kinh tế thị trường là gì?
- Phát triển kinh tế là gì?
Từ khóa » Tính Chất Vĩ Mô Là Gì
-
Vĩ Mô Là Gì? Phân Biệt Giữa Vĩ Mô Và Vi Mô - Luật Hoàng Phi
-
Vĩ Mô Là Gì? Phân Biệt Giữa Kinh Tế Vi Mô Và Kinh Tế Vĩ Mô?
-
Vĩ Mô Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Kinh Tế Học Vĩ Mô – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
-
[PDF] Bài Giảng Kinh Tế Vĩ Mô 1 (CLC).pdf
-
Sự Khác Biệt Giữa Các Thuộc Tính Vĩ Mô Và Vi Mô - Sawakinome
-
Công Cụ Quản Lý Vĩ Mô Là Gì ? Khái Niệm Về Công Cụ Quản Lý Vĩ Mô
-
[DOC] MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
-
CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ ...
-
[PDF] đánh Giá Các Chính Sách ứng Phó Với Covid-19 Và Các Khuyến - JICA
-
Xu Hướng Tiêu Dùng Hiện đại Làm Thay đổi Mô Hình Kinh Doanh Của ...
-
Đặc Trưng Và Xu Hướng Của Kinh Tế Thị Trường Hiện đại - Chi Tiết Tin