Phân Biệt Ký Hiệu Chữ R, TM, C Trong Sở Hữu Trí Tuệ - Luật TGS

Nội dung bài viết

  • 1 I. Điểm giống nhau giữa các ký hiệu R, TM, C
  • 2 II. Điểm khác nhau giữa các dấu hiệu chữ R, TM và C
    • 2.1 1. Ký hiệu R (®)
    • 2.2 2. Ký hiệu TM (™)
    • 2.3 3. Ký hiệu C (©)
5 / 5 ( 100 bình chọn )

Các ký hiệu R, TM và C chắc hẳn chúng ta cũng thường bắt gặp nó được in nhỏ đi kèm các nhãn hiệu, logo trên các sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc chúng là gì không, nó có ý nghĩa như thế nào? Và làm sao để phân biệt chữ R, TM, C? Khi nào được dùng dấu hiệu chữ (R), khi nào được dùng TM, khi nào dùng (C)?

Phân biệt ký hiệu chữ R, TM, C trong sở hữu trí tuệ

I. Điểm giống nhau giữa các ký hiệu R, TM, C

– Đây là các ký hiệu có liên quan đến sự bảo hộ trong sở hữu trí tuệ của các sản phẩm, dịch vụ đã được đăng ký

II. Điểm khác nhau giữa các dấu hiệu chữ R, TM và C

1. Ký hiệu R (®)

– Là từ viết tắt của Registered (đã được đăng ký). Ký hiệu này có ý nghĩa là thương hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan pháp luật có thẩm quyền.

– Chỉ thương hiệu được bảo hộ mới được dùng ký hiệu này còn nếu chưa được bảo hộ thì sẽ không được sử dụng.

– Dấu hiệu chữ R (®) chỉ được đặt cạnh 1 ký hiệu, ký hiệu ở đây có thể là tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc,… (logo, nhãn hiệu) đã được đăng ký.

– Để được đăng ký bảo hộ thì nhãn hiệu, logo phải đáp ứng các điều kiện nhất định được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ. Quá trình đăng ký nhãn hiệu, logo có thể kéo dài và trải qua 2 lần thẩm định vì vậy bạn cần chú ý khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ cho logo, nhãn hiệu của mình để tránh bị sai sót gây đến đơn bị từ chối.

2. Ký hiệu TM (™)

– Là từ viết tắt của Trademark (nhãn hiệu). TM là ký hiệu để phân biệt sản phẩm, dịch vụ hoặc của chính các công ty với nhau.

– Trong một số môi trường luật pháp thì nhãn hiệu chưa được đăng ký cũng có thể được gắn TM lên đó.

– Biểu tượng TM được sử dụng để gắn lên nhãn hiệu để khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó. Nếu nhãn hiệu chưa được hoặc không được bảo hộ mà gắn TM lên khi xảy ra tranh chấp hay có xâm phạm về nhãn hiệu thì sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như sản phẩm, dịch vụ mang ký hiệu R (®)

Nói thêm, cần phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu: 

– Thương hiệu: 

+ Là tài sản vô hình; 

+ Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng; 

+ Xây dựng bởi doanh nghiệp,được công nhận từ người tiêu dùng

+ Xây dựng do hệ thống tổ chức của doanh nghiệp; 

+ Là phần linh hồn của doanh nghiệp. 

– Nhãn hiệu: 

+ Là tài sản hữu hình; 

+ Hiện diện trên văn bản pháp lý, có thể nhìn thấy được

+ Doanh nghiệp đăng ký, cơ quan có thẩm quyền công nhận

+ Xây dựng trên hệ thống luật pháp

+ Là phần thể xác của doanh nghiệp.

3. Ký hiệu C (©)

– Là từ viết tắt của Copyrighted (bản quyền). Đây là tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với 1 sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng nào đó.

– Chỉ được sử dụng nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu của sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng bất kì nào đó. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu.

– Dấu hiệu chữ C (©) áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sự sáng tạo; của tác giả; người tạo ra tác phẩm, ý tưởng,…

– Đối tượng được đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng,… Các đối tượng này được ghi nhận cụ thể tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ. Bạn có thể xem chi tiết đối tượng được bảo hộ quyền tác giả tại bài viết: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả , bài viết này sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu hơn.

call-to-like
  • tweet

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc (trả lời bằng số 64)

Từ khóa » Tm Và R Là Gì