Phân Biệt Liệt VII Trung ương Và Ngoại Biên - BS HUYỀN VŨ

I. ĐẠI CƯƠNG:

Dây VII là dây hỗn hợp : vận động, cảm giác, tự chủ. Đường đi : dây VII từ rảnh hành – cầu đi ra ngoài và chia thành 03 đoạn là :

  • Trong sọ.
  • Trong xương đá (từ lỗ tai trong -> lỗ trâm chũm).
  • Ngoài xương đá ==> chia 02 nhánh :
  1. Nhánh thái dương – mặt ở trên chi phối nhóm cơ trán, cơ mày và cơ vòng mi.
  2. Nhánh cổ – mặt ở dưới chi phối cơ vòng miệng, nhóm cơ mặt dưới

Dây VII còn chịu sự chi phối của vỏ não. Nên khi có tổn thương dây VII người ta phân biệt tổn thương đó là ngoại biên (từ nhân trở xuống) hay trung ương ( tổn thương trên nhân)

II. BIỂU HIỆN LIỆT VII Trung ương và Ngoại biên:

a. LIỆT VII Ngoại biên: Mất cân đối 02 bên mặt, bên liệt sẽ thấy :

  • Mặt:
    • Trạng thái tĩnh : mất nếp nhăn ,mặt bất động và bị kéo về bên lành, má xệ xuống,…
    • Trạng thái động : mất khả năng nhăn trán, phồng má, chu môi,…
  • Mắt :

– Mắt nhắm không kín (Lagophthamus)

– Charles – Bell (+) : khi nhắm mắt mắt không kín đồng thời nhãn cầu di chuyển lên trên và ra ngoài.

– Negro (+) : Khi nhắm mắt và nhìn lên trên đồng tử bên tổn thương cao hơn bên lành.

– Dấu Pierre Marie – Foix (+) : dùng để phát hiện liệt VII trên bệnh nhân hôn mê, bằng cách ấn vào 02 góc hàm / giật tóc mai bệnh nhân sẻ nhăn mặt ==> phát hiện liệt VII

b. LIỆT VII TW

  • Chỉ liệt 1/4 dưới của mặt
  • Không có dấu Charles – Bell

Có liên quan

Từ khóa » Dây 7 Trung ương