Phân Biệt Logo Và Thương Hiệu, Bộ Nhận Diện Thương Hiệu

Phân biệt logo và thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu

Phân biệt logo, nhận diện thương hiệu và thương hiệu có gì khác nhau

Để giải thích điều này chi tiết hơn, hãy để mình chia sẻ với bạn bắt đầu từ – thương hiệu.

Thương hiệu là gì?

Làm thương hiệu chắc chắn không phải là một vấn đề nhỏ – có hàng trăm cuốn sách đã được viết về chủ đề này, tuy nhiên để nói ngắn gọn, bạn có thể mô tả một “thương hiệu” là một tổ chức, dịch vụ hoặc sản phẩm có “tính cách” được định hình bởi nhận thức của khán giả.

Dựa trên điều này, cũng cần phải nói rằng một designer không thể tạo nên một thương hiệu – chỉ có khán giả/người tiêu dùng mới có thể làm điều này. Designer chỉ có thể tạo ra nền tảng của thương hiệu.

Nhiều người tin rằng một thương hiệu chỉ bao gồm một vài yếu tố – một vài màu sắc, một vài font chữ, logo, slogan và có thể có một số đoạn nhạc được thêm vào trong những sản phẩm truyền thông… Thực tế, nó phức tạp hơn thế nhiều.

Ý tưởng cơ bản và khái niệm cốt lõi đằng sau việc có một “hình ảnh công ty” là bất kỳ thứ gì mà công ty làm, mọi thứ sở hữu của công tymọi thứ mà công ty tạo ra đều phản ánh toàn bộ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp.

Chính sự nhất quán của ý tưởng cốt lõi này đã tạo nên một tổ chức, thúc đẩy tổ chức, cho thấy những gì tổ chức đại diện, những gì tổ chức tin tưởng và tại sao chúng tồn tại. Nó không hoàn toàn là một số màu sắc, một số kiểu chữ, logo hay slogan.

Ví dụ: hãy để nhìn vào công ty về công nghệ nổi tiếng: Apple.

Apple với tư cách là một công ty với văn hóa doanh nghiệp nhân văn và đạo đức doanh nghiệp mạnh mẽ, bắt đầy với những mục đích tốt và sự tham gia vào cộng đồng.

Những giá trị của doanh nghiệp thể hiện rõ ràng trong tất cả mọi thứ họ làm, từ các sản phẩm và quảng cáo sáng tạo của họ, cho đến dịch vụ khách hàng của họ.

Apple là một thương hiệu rất cảm xúc, thực sự kết nối với mọi người – khi mọi người mua hoặc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ; họ cảm thấy là một phần của thương hiệu, giống như một gia đình. Chính sự kết nối cảm xúc này tạo ra thương hiệu của họ – không hoàn toàn là sản phẩm của họ và logo mà họ có.

Phân biệt logo, nhận diện thương hiệu và thương hiệu có gì khác nhau

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Một vai trò quan trọng trong “thương hiệu”, hay “hình ảnh” của một công ty là bộ nhận diện của nó.

Thiết kế bộ nhận diện dựa trên các đồ vật và vị trí trực quan được sử dụng trong một công ty. Đi kèm với các đồ vật đó là những định hướng một số các đặc tính đi kèm để làm nổi bật lên tính cách của công ty: cách sử dụng màu sắc, font chữ, bố cục, kích thước, v.v. Những định hướng này đảm bảo rằng đặc điểm của công ty sẽ được giữ thống nhất, giúp cho thương hiệu có thể dễ dàng được nhận ra.

Phân biệt logo, nhận diện thương hiệu và thương hiệu có gì khác nhau

Bộ nhận diện công ty thường bao gồm:

  • Logo
  • Văn phòng phẩm (letterhead + danh thiếp + phong bì, v.v.)
  • Sản phẩm marketing (Tờ rơi, brochure, sách, web, v.v.)
  • Sản phẩm & bao bì (Sản phẩm được bán và bao bì chứa trong đó)
  • Thiết kế trang phục (Các mặt hàng quần áo, đồng phục cho nhân viên mặc)
  • Bảng hiệu, kiến trúc (Thiết kế nội ngoại thất)
  • Các phương tiện giao tiếp (âm thanh, intro, outtro, mùi, chạm, v.v.)
  • Và bất cứ điều gì khác trực quan đại diện cho doanh nghiệp.

Tất cả những điều này tạo nên một bộ nhận diện hỗ trợ toàn bộ thương hiệu. Tuy nhiên, logo là bản sắc công ty và thương hiệu được gói gọn trong một nhãn hiệu nhận dạng. Dấu ấn này là hình đại diện và biểu tượng của toàn bộ doanh nghiệp.

Phân biệt logo, nhận diện thương hiệu và thương hiệu có gì khác nhau
Ngoài các sản phẩm mang thương hiệu của mình thì những cửa hàng của Apple và những trải nghiệm tại cửa hàng cũng được coi là một phần bộ nhận diện của họ, và tất nhiên tất cả đều được “thiết kế” rất cẩn thận.

Logo là gì?

Phân biệt logo, nhận diện thương hiệu và thương hiệu có gì khác nhau

Để hiểu logo là gì, trước tiên chúng ta phải hiểu nó dùng để làm gì.

Logo là dùng để nhận dạng.

Logo xác định một công ty hoặc sản phẩm thông qua việc sử dụng biểu tượng, ký tự, hình ảnh hoặc chữ ký. Một logo không thể lột tả hết mọi thứ của một công ty. Logo giúp công ty thể hiện được thông điệp, câu chuyện muốn truyền tải. Có một câu mình rất thích trong một cuốn sách về Branding mình từng đọc: “Logo là để nhận dạng, không phải để giải thích!”.

Hãy xem logo như một con người. Chúng ta thích được gọi bằng tên của mình – Minh, Thắng, Thái… – hơn là một ai đó mô tả chúng ta theo kiểu: “thằng con trai luôn mặc áo màu hồng và có mái tóc vàng nhưng nhìn vẫn chuẩn men”… Những kiểu mô tả chung chung và mơ hồ như vậy rất khó để nhớ!

Theo cách tương tự, một logo không nên mô tả theo nghĩa đen những gì doanh nghiệp làm mà thay vào đó xác định doanh nghiệp theo cách dễ nhận biết và dễ nhớ nhất.

Một điều cũng quan trọng cần lưu ý là chỉ sau khi logo trở nên quen thuộc, nó mới hoạt động theo cách nó được dự định giống như cách chúng ta phải học nhiều tên người khác để nhận biết.

Logo giúp ta xác định một doanh nghiệp hoặc sản phẩm ở dạng đơn giản nhất.

Phân biệt logo, nhận diện thương hiệu và thương hiệu có gì khác nhau

suy nghĩ của bạn về logo, thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu?

Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về sự khác nhau giữa thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu và logo.

Dĩ nhiên những khái niệm này do mình rút ra từ những cuốn sách về Branding mà mình đã đọc.

Còn bạn thì sao? Nếu bạn có suy nghĩ gì khác về thương hiệu, bộ nhận diện và logo thì hãy comment xuống bên dưới cho mình biết nhé!

Từ khóa » Nhận Diện Logo