Phân Biệt Mật Mía Và Mật Rỉ đường Khác Nhau Thế Nào

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường đều là những sản phẩm làm từ cây mía. Tuy nhiên, chúng lại có sự khác biệt nhau. Mỗi loại đều có đặc trưng của nó từ cách làm, công dụng, trạng thái. Cả hai loại này đều có tính ứng dụng cao trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của chúng ta. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bà con phân biệt được mật mía và mật rỉ đường. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết nhé!

 

Mật mía được dùng trong nấu ăn

Mật mía được dùng trong nấu ăn

Thông tin tổng quan về mật mía

Về hình thái, mật mía có dạng là một chất lỏng kiểu xi-rô, có phần tương tự như mật ong. Mật mía chính là sản phẩm thu được từ cây mía, có màu vàng óng ánh, vị ngọt thanh. Rỉ mật chủ yếu được dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.

Hoạt động sản xuất mật mía là một trong những nghề truyền thống ở nhiều vùng nông thôn  Việt Nam. Đặc biệt là các tỉnh từ trung du Bắc Bộ đến Nghệ An, Thanh Hóa. Tại một vài nơi, nghề nấu mật mía còn có sự kết nối với nghề nấu đường thủ công. Tạo nên một nét đẹp truyền thống của nước ta.

 

Hình ảnh mật mía

Hình ảnh mật mía

1. Quy trình làm ra mật mía của người dân ta

Quá trình sản xuất mật mía được người dân gọi là kéo tre hoặc kéo mật. Đây là quá trình cô đặc mật mía từ nước mía.

Quy trình sản xuất mật mía có thể tóm tắt như sau:

- Đầu tiên, mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ ngọn và rễ. Khi được đưa đến nhà máy ép mía, nguyên liệu thô có thể được làm sạch sơ bộ sau đó cho vào lấy nước bằng cách ép.

- Tiếp theo, nước mía được lọc bỏ bã rồi đổ vào những chiếc nồi gang lớn để nấu, một công đoạn quan trọng đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật. Mật mía nên để lửa trong lò đều và luôn  đảo đều nồi mật. Nếu để lửa quá to hoặc đảo không đều tay, mật sẽ dễ bị cháy, đắng mà không ngọt. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên vớt bọt đen trong quá trình nấu  để sản phẩm giữ được màu đẹp.

- Cuối cùng, quá trình nấu mật kết thúc sau nhiều giờ, nước mía trở nên sền sệt và có màu đỏ.

 

Quy trình nấu mật mía của người dân

Quy trình nấu mật mía của người dân

2. Công dụng của mật mía trong đời sống của chúng ta

Mật mía chủ yếu được dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm. Mật mía thường được dùng làm gia vị để chế biến nhiều món  mặn  ngon thay cho đường tinh luyện. Người ta dùng mật mía để nướng bánh, pha trà, nấu các loại nước uống giải khát, nấu chè.

 Ngoài ra, mật mía còn được dùng như một vị thuốc bổ cho cơ thể. Mật mía là vị thuốc bổ, có vị ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mật mía trong đông y còn là một vị thuốc lành tính chữa được nhiều bệnh. Nhất là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.

3. Cách bảo quản mật mía dùng lâu hơn cho bà con

Trước hết, chúng ta cần đun lại mật mía cho đến khi sôi. Sau khi nguội có thể cất mật vào lọ ở nhiệt độ thường, không cần cho vào tủ lạnh. Vì mật mía rất dễ cháy, khi nấu mật mía cần phải dùng lửa thật nhỏ. Bật nắp nồi để dễ dàng kiểm soát tình trạng của mật mía và khuấy thường xuyên.

Khi mật sôi lên, mở nắp nồi để kiểm tra, tránh để mật bên trong bị trào ra ngoài. Sau khi sử dụng xong, không được đổ lại phần mật mía còn lại vào chai cùng với mật mía còn nguyên.

 

Bảo quản mật mía trong hủ kín

Bảo quản mật mía trong hủ kín

Thông tin tổng quan về mật rỉ đường trong sinh hoạt – sản xuất

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường có những nét đặc trưng riêng biệt của nhau. Mật rỉ hay mật rỉ đường, rỉ mật, còn được gọi tắt là mật. Mật rỉ đường là một chất lỏng đặc còn lại sau khi đường đã được loại bỏ qua quá trình ngưng tụ và kết tinh. Nó là sản phẩm phụ của ngành sản xuất đường trong các nhà máy.

Mật rỉ đường có thể được làm từ đường mía (mật mía), củ cải (mật củ cải) hoặc một số loại carob, nho, chà là, lựu. Tuy nhiên, mật mía làm từ mía vẫn được ưa chuộng nhất trong nước ta. Nguyên do vì nước ta là nước trồng nhiều mía do điều kiện phù hợp cho loài cây này phát triển. Không những thế, trên thế giới có khoảng 75% mật ri đường có nguồn gốc làm từ mía, gần 25% được làm từ củ cải đường.

1. Quá trình sản xuất mật rỉ đường trong nhà máy

Sau khi thu hoạch mía, lá mía được cắt bỏ. Thân mía được đập dập hoặc băm nhỏ rồi ép lấy nước cốt. Nước mía được đun sôi để cô đặc cho đến khi hình thành các tinh thể đường. Các tinh thể đường bị tách ra và mật rỉ đường được tách ra theo. Sau khi cô đặc khoảng 3 lần, hầu như không thể tạo thêm tinh thể đường bằng phương pháp bình thường, chất lỏng còn lại là rỉ đường hoặc mật rỉ đường.

 

Mật rỉ đường là phụ phẩm làm đường

Mật rỉ đường là phụ phẩm làm đường

2. Những đặc tính của mật rỉ đường

Mật rỉ đường thường tồn tại ở dạng lỏng, hơi đặc sánh và có màu nâu sẫm. Độ đặc và màu sắc của mật mía phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mật rỉ đường nguyên chất là một dung dịch đồng nhất và rất dễ tan trong nước.

3. Những công dụng thường thấy của mật rỉ đường

Vì tính chất không ổn định, mật rỉ đường chỉ được sử dụng như một nguyên liệu thô hoặc phụ gia thực phẩm đơn giản. Trên thế giới, mật rỉ đường được sử dụng tới 50% trong hoạt động chế biến thức ăn cho gia súc và vật nuôi.

Ngoài ra, mật rỉ đường còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác như:

• Mật rỉ đường có khả năng  dùng để lên men  rượu, bia

 • Dùng để tạo hương vị cho thuốc lá.

• Nguyên liệu sản xuất rượu

• Phụ gia chế biến thức ăn trong ngành chăn nuôi

• Nguyên liệu sản xuất bột ngọt (mì chính)

• Nguyên liệu sản xuất men thực phẩm trong ngành sản xuất thực phẩm

• Xử lý nước thải, nước ao nuôi thủy sản.

 

Mật rỉ đường bán cho bà con dùng

Mật rỉ đường bán cho bà con dùng

4. Hướng dẫn bảo quản mật rỉ đường đúng cách

Mật rỉ đường là chất dinh dưỡng vô cùng lý tưởng. Sản phẩm rất dễ cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Do vậy, bà con cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bụi bẩn. Sau mỗi lần sử dụng, nếu vẫn còn thừa lại thì phải đậy nắp lại và không được đổ lại vào lon.

Các thành phần dinh dưỡng – hóa học có bên trong mật rỉ đường

Thành phần bên trong mật rỉ đường có ba thành phần chính: chất khoáng, đường, chất hữu cơ không đường. Bên trong mật rỉ đường không có thành phần chất béo và chất xơ. Bên trong nguyên liệu mật rỉ đường có chứa cả protein. Nhưng tỷ lệ protein lại không đáng kể đến. Bên cạnh đó, mật rỉ đường có chứa hàm lượng carbon khá lớn, tỷ lệ lên đến 40% - 50%.

1. Cấu tạo đường bên trong mật rỉ đường

Dựa theo từng nhóm nguyên liệu dùng để chiết đường mà thành phần dinh dưỡng bên trong mật rỉ đường sẽ không giống nhau nhau. Tuy nhiên, đường nám giữ vai trò đặc biệt quan trọng và cũng là thành phần chính tạo nên mật rỉ đường. Đường được chia làm 2 loại: đường đơn và đường đôi. Chúng bao gồm các loại đường sau: sucrose, glucose và fructose

 

Tôm trong ao nuoi dùng mật rỉ đường to hơn

Mật rỉ dùng trong ao tôm

2. Cấu tạo chất khoáng bên trong mật rỉ đường

Rỉ đường chứa nhiều chất khoáng. Khi rỉ đường được sử dụng so với các nguồn thực phẩm giàu năng lượng khác như ngũ cốc thì hàm lượng Ca trong rỉ đường từ nguyên liệu mía khá cao (đến mức 1%), còn hàm lượng P trong rỉ đường lại khá thấp. Nguyên liệu mía rất giàu S, K, Na, Mg. Ngoài ra, rỉ đường còn chứa một lượng đáng kể các nguyên tố kim loại khác như Cu, Zn, Fe, Mn.

3. Cấu tạo chất hữu cơ không đường trong mật rỉ đường

Nguyên liệu mật rỉ đường có cấu tạo từ các chất hữu cơ không có đường. Bên trong bao gồm cacbohydrat như tinh bột, các hợp chất chứa N và axit hữu cơ. Hàm lượng hữu cơ trong dang này của rỉ đường thường được tạo thành từ các nguyên liệu thô. Mật rỉ đường có nguyên liệu củ cải đường sẽ cao hơn  mật rỉ được làm từ mía. Mật rỉ đường không chứa chất xơ hoặc lipid. Hàm lượng protein trong nguyên liệu mật rỉ đường không quá nhiều (chỉ trong khoảng từ 3% đến 5%). Rỉ đường cũng chứa một lượng axit hữu cơ đáng kể. Chủ yếu là axit acotic. Ngoài ra, mật rỉ đường còn chứa một số axit béo dễ bay hơi, trung bình khoảng 1,3%.

 

Cho bò ăn cỏ có trộn mật rỉ

Tôm trong ao nuoi dùng mật rỉ đường to hơn

Công dụng của mật rỉ đường mà bà con nên biết

1. Tính ứng dụng trong ngành thực phẩm

Mật rỉ đường là một nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình lên men để sản xuất các sản phẩm như: etanol, men bia, rượu vang, axit amin và axit xitric.

Mật rỉ đường cũng được dùng để tạo hương vị cho thuốc lá cũng như một vài loại bia có màu tối.

2. Tính ứng dụng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm

Được xem như chất phụ gia chiếm tới 50% thành phần dùng trong sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm cùng động vật nhai lại. Người chăn nuôi thường trộn mật rỉ đường với thức ăn theo nhiều cách khác nhau.

Rỉ đường được sử dụng rộng rãi do các đặc tính sau:

- Mật độ năng lượng cao hơn

- Giá thành không cao

- Tạo hương vị thơm ngon cho thức ăn để tạo cảm giác ngon miệng

- Hạn chế bụi bặm: điều này rất quan trọng. Vì gia súc rất dễ mắc các bệnh phổi do bụi.

- Tăng cường trao đổi chất làm giảm chi phí thức ăn

Mật rỉ đường được bà con dùng như một giải pháp thay thế nhóm thức ăn như ngũ cốc. Đây là phương thức tiện lợi áp dùng trong việc nuôi thâm canh chăn nuôi. Được ưa chuộng nhất là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới.

3. Tính ứng dụng trong ngành chăn nuôi tôm

Loại bỏ nhóm khí độc amoniac và nitơ đioxit: mật rỉ đường giúp bổ sung nguồn cacbon cho ao nuôi tôm. Dựa trên cơ chế hoạt động của vi khuẩn dị dưỡng là sử dụng cacbon và nitơ để tổng hợp protein loại bỏ NH3 và NO2.

Quản lý nồng độ  pH: bón rỉ mật giúp tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng, vi khuẩn này cạnh tranh hiệu quả với tảo để tạo nguồn cacbon, đảm bảo được mức độ tảo ổn định trong ao nuôi tôm.

Quá trình xử lý nước thải: dùng phối hợp để ủ với men vi sinh  xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản.

4. Tính ứng dụng trong ngành sản xuất công nghiệp

Mật rỉ được sử dụng trong sản xuất gạch và ngói. Nó được trộn với keo để sử dụng trong ngành đồ họa, ngành in. Nó được sử dụng trong sản xuất rượu etylic để sản xuất nhiên liệu động cơ.

5. Tính ứng dụng trong ngành nông nghiệp

Rỉ mật được bón vào đất để bổ sung chất dinh dưỡng và tăng hoạt tính sinh học của đất. Nó được sử dụng trong thủy canh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đây cũng là chất có thể dùng làm mồi khi bà con câu cá.

Điểm khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường

Theo TS. Cao Ánh Dương đến từ Viện Nghiên cứu Mía đường: Rỉ đường và mật mía là những sản phẩm được chế biến từ cây mía. Tuy có tính chất giống nhau nhưng tính chất và công dụng của chúng lại khác nhau.

Mật mía là một chất lỏng dạng xi-rô, có màu vàng và vị ngọt tự nhiên. Để làm mật mía, người ta ép mía để lấy nước cốt tươi, sau đó cô đặc nước mía trong giờ, chủ yếu được dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm và thuốc. Nấu mật mía cũng là một nghề truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh  miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa.

Song song đó, mật rỉ đường là một chất lỏng đặc đọng lại sau khi đường cô đặc và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường. Mật rỉ đường có ít chất dinh dưỡng nên không được dùng trong chế biến. Nó được dùng cho các mục đích nông nghiệp và công nghiệp, chế biến thức ăn gia súc hoặc khử mùi chất thải, phân hủy chất hữu cơ, xử lý đường ống nước thải.

Từ những tính chất trên của mật mía và mật rỉ đường, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiều điểm khác biệt giữa hai nguyên tố này đúng không? Mật mía là một loại gia vị truyền thống được ông cha ta sử dụng từ xa xưa và hiện nay được nhiều gia đình lựa chọn thay cho đường tinh luyện.

 

Mật rỉ dùng trong ao nuôi thủy sản

Mật rỉ dùng trong ao nuôi thủy sản

Kết luận về mật mía và mật rỉ đường

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường bị nhiều người lầm tưởng là 1. Trong thực tế, chúng cũng có vài điểm giống và khác nhau. Bài viết trên đây đã được Công ty bán mật rỉ Thiên Thảo Hân chỉ ra những điểm khác – giống nhau của 2 sản phẩm này. Nếu vẫn còn thắc mắc, mời bà con liên hệ Hotline 0965.037.045 để được giải đáp thắc mắc.

Link mua mật rỉ đường: Mật rỉ đường can 40kg chất lượng giá tốt nhất thị trường

 

Tham khảo các sản phẩm sinh học sử dụng phổ biến:

SẢN PHẨM XUẤT XỨ QUY CÁCH LINK SP
Nấm đối kháng Trichoderma Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Men xử lý nước thải EMIC Việt Nam gói 1kg Chi tiết
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam can 20 lít Chi tiết
Chế phẩm vi sinh Emic (EM gốc) Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Chể phẩm xử lý rác Emic (Em gốc) Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam gói 200gr Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hồi EMZONE Việt Nam chai 1 lít Chi tiết
Chế phẩm khử mùi hôi EMZONE Việt Nam can 5 lít Chi tiết
Đạm cá cô đặc BIO Việt Nam chai 1 lít/can 5 lít Chi tiết
Mật rỉ đường đậm đặc Việt Nam can 40kg Chi tiết
Chia sẻ: Tin liên quan
  • Các loại thuốc trị rệp sáp hiệu quả nhất hiện nay (18.05.2024)
  • Điều trị cá bị tuột nhớt dễ dàng hơn nhờ cách sau đây… (16.07.2023)
  • Cá bị xuất huyết có dấu hiện như thế nào? Cách chữa trị hiệu quả cho cá là gì? (16.07.2023)
  • Cá Bị Thối Thân Là Gì? Bệnh Thối Thân Ở Cá Có Lây Không? (13.07.2023)
  • Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Giàu Dinh Dưỡng Bà Con Nên Biết (01.07.2023)
  • Tôm Bị Thối Đuôi Có Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Không? (29.06.2023)
  • Thảo Dược Trị Bệnh Cho Cá Ngay Tại Nhà Bà Con Đã Biết Chưa? (27.06.2023)
  • Vi Sinh Xử Lý Nước Hồ Cá Có Thật Sự Hiệu Quả Hay Không? (22.06.2023)
  • First
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • End

Từ khóa » Tóm Tắt Quy Trình Sản Xuất đường Từ Mía