Phân Biệt Mỹ Phẩm Drugstore Và High-end - Viviancastleblog

Dù là nàng “mới vào nghề” hay nàng đã am hiểu mỹ phẩm lâu năm cũng cần phải thuộc làu 2 dòng mỹ phẩm sau đây.

1. ĐỊNH NGHĨA Drugstore là từ dùng để nói đến những mặt hàng/món đồ/thương hiệu bình dân (khoảng dưới $15). Ở nước ngoài, drugstore dùng để chỉ những mỹ phẩm được bày bán rộng rãi ở các nhà thuốc tây. Tuy nhiên hiện nay, từ này được sử dụng rộng rãi hơn trong ngành mỹ phẩm để tín đồ làm đẹp có thể hiểu thêm hơn. Các sản phẩm drugstore giá thành rẻ, phù hợp túi tiền của mọi người.

High-end là từ dùng để chỉ những thương hiệu mỹ phẩm xa xỉ (luxury), đắt tiền, đa số nhắm đến những người “tiền bạc rủng rỉnh”. Giá cả thì đôi khi “chát” tan nát người mua.

2. NƠI MUA Bạn có thể tìm mua các loại mỹ phẩm drugstore tại các siêu thị như: Big C, Vin Mart, Emart, Aeon Mall,…. rất dễ tìm với giá khá rẻ, ngay cả sinh viên cũng có thể “thoải mái hầu bao”, hoặc bạn có thể ra bất cứ shop bán mỹ phẩm nào cũng có thể thấy “hàng ngàn sa số”, “vô vàn chọn lựa”. Còn đối với dòng high-end, bạn nên đến các TTTM, shopping mall, hay những shop mỹ phẩm chuyên hàng xách tay thì mới có thể tìm thấy được. Ngoài ra, hình thức order hàng trên mạng thông qua những trang web mỹ phẩm nước ngoài cũng đang được rất nhiều người ưa chuộng, cơ bản vì Việt Nam chưa thể có được hết các dòng, thương hiệu trên thế giới.

3. GIÁ CẢ Khỏi bàn, drugstore thì giá rẻ rồi, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng mà. Còn highend thì vô đối thủ !

4. BAO BÌ Một điểm bạn dễ dàng nhận ra ở mỹ phẩm High-end là sự đầu tư về thiết kế, bao bì rất kỹ lưỡng, chi tiết và sang trọng. Các hãng High-end luôn muốn người dùng phải cảm thấy “đẳng cấp” khi cầm sản phẩm của họ trên tay, cho dù là cây son, hộp phấn mắt hay đơn giản là lọ kem dưỡng, sữa rửa mặt.

Trong khi đó, mỹ phẩm Drugstore ít đầu tư vào thiết kế và hình ảnh hơn. Các sản phẩm drugstore không quá chú trọng vào bao bì mà thường tập trung vào thành phần cũng như hiệu quả sản phẩm. Bao bì của các dòng mỹ phẩm thương đơn giản, ít màu sắc, không “lấp lánh ánh kim sa” như em cao cấp kia. Tuy nhiên, nếu bạn là một tín đồ luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm thì việc bao bì có đẹp hay không cũng đâu quan trọng lắm đúng không !

5. CHẤT LƯỢNG High-end, chắc chắn rồi, “tiền nào của đó” mà. Hiệu quả sản phẩm cao, thiết kế đẹp mắt, thương hiệu “sang chảnh”; vì thế phải nói mỹ phẩm high-end là holy-grail của tất cả những cô nàng mê làm đẹp.

Nhưng cũng đừng vì thế mà suy nghĩ drugstore là hàng dởm, kém chất lượng nhé. Mức giá rẻ hơn nhiều không đồng nghĩa với việc mỹ phẩm Drugstore có chất lượng tồi. Hơn thế, rất nhiều hãng mỹ phẩm Drugstore nhận được đầu tư nghiên cứu kỹ càng từ các chuyên gia kỳ cựu trong ngành da liễu, có nhiều dòng đặc trị dành cho các loại da khác nhau.

Pháp và Nhật là 2 quốc gia nổi tiếng về chất lượng của các loại mỹ phẩm Drugstore nội địa. Rẻ tiền, chất lượng, lành tính, mỹ phẩm Drugstore vẫn có một chỗ đứng rất vững chắc trong lòng các khách hàng của mình, cả tầng lớp thu nhập trung bình và cao.

 

6. THÀNH PHẦN Thành phần của một mỹ phẩm cao cấp thường bao gồm rất nhiều thứ, để có thể tạo ra nhiều công dụng, như 1 sản phẩm “đa chức năng”.

Tuy nhiên, ở drugstore, bảng thành phần thường đơn giản, lành tính, phù hợp với mọi loại da, và dùng để tạo ra hiệu quả cho từng sản phẩm. Ví dụ: sữa rửa mặt thường chỉ có aqua, glycerin,… để làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn của da. Chứ thực sự để nói sữa rửa mặt trị mụn, hay sữa rửa mặt chống lão hóa thì không có đâu các bạn nhé. Nếu có, chỉ là hỗ trợ thôi, nếu mua sữa rửa mặt, bạn chỉ cân nghiên cứu da mình thuộc loại nào để mua sản phẩm phù hợp là đủ.

7. NHỮNG THƯƠNG HIỆU TIÊU BIỂU Một số thương hiệu drugstore mà chất lượng rất tốt gồm: Maybelline, NYX, Neutrogena, La Roche-Posay, L.A Colors, City Color, E.L.F, Simle, Nivea, Bioré, Innisfree, The Body Shop, Benton, BYPHASSE, CETAPHIL, Clean & Clear, CeraVe, Garnier, Paula’s Choice, Pond’s, St.Ives, Vaseline, Wet n Wild, Za, A’Pieu, Avène, L’Oreal, Revlon.

Các thương hiệu high-end gồm: Bourjors, Bioderma, Bobbi Brown, Clinique, Chanel, Lancôme, Yves Rocher, DKNY, Shiseido, Estee Lauder, Elizabeth Arden, Eucerin, Laneige, M.A.C, NARS, SK-II, OLAY, Shu Uemura, Vichy.

Cho dù là chọn loại nào, điều quan trọng nhất khi mua mỹ phẩm là phải xác định được vấn đề da, mục đích sử dụng và khả năng tài chính của bản thân.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Từ khóa » High-end Brand Là Gì