Đại học Đại Nam
- Giới thiệu
- Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi
- Chiến lược phát triển
- 05 trách nhiệm của trường Đại học Đại Nam
- Cơ sở vật chất
- Lịch sử phát triển
- Sơ đồ tổ chức
- Đội ngũ giảng viên
- Hội đồng khoa học
- Hội đồng trường
- Ban giám hiệu
- Hệ sinh thái học tập của SV Đại Nam
- Brochure ĐH Đại Nam 2024
- Tuyển sinh
- Phòng
- Trung tâm Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên
- Phòng Đào Tạo
- Phòng Hành Chính Quản Trị
- Phòng Tài Chính Kế Toán
- Phòng Công tác Sinh Viên
- Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác phát triển
- Phòng Khảo thí
- Khoa
- Khối Sức khỏe
- Khoa Y
- Khoa Dược
- Khoa Điều dưỡng
- Khối Kỹ thuật - Công nghệ
- Khoa Công nghệ thông tin
- Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô
- Khoa Khoa học máy tính
- Khoa Công nghệ bán dẫn
- Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng
- Khoa Công nghệ sinh học
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Khối Kinh doanh & Kinh tế
- Khoa Quản trị kinh doanh
- Khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
- Khoa Kinh tế và Marketing Thể thao
- Khoa Kế toán
- Khoa Tài chính ngân hàng
- Khoa Luật
- Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Khối khoa học xã hội và nhân văn
- Khoa Ngôn ngữ Anh
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
- Khoa Truyền thông
- Khoa Du lịch
- Khoa Nghệ thuật và Thiết kế
- Khoa Tâm lý và Khoa học Giáo dục
- Khoa Đào tạo và Phát triển kỹ năng mềm
- Khoa chính trị, quốc phòng và thể chất
- Sau ĐH
- Viện Sau đại học
- Khoa Sau đại học Khối ngành sức khỏe
- Đào tạo
- Chương trình đào tạo
- Kế hoạch năm học
- Thời khóa biểu
- Lịch thi
- Thông báo
- Các quy trình đào tạo
- Quy chế đào tạo tín chỉ
- Tra cứu thông tin văn bẳng, chứng chỉ
- Mẫu Văn bằng tốt nghiệp, Chứng chỉ
- Sinh viên
- Hoạt động sinh viên
- Đoàn thanh niên/Hội sinh viên
- Sinh viên tiêu biểu
- Sổ tay sinh viên
- Quy trình một cửa
- Cổng thông tin sinh viên
- Mẫu văn bản
- Thư viện số
- Đóng góp ý kiến
- KHCN - HTĐT
- Thông tin KHCN - HTĐT
- Đối tác hợp tác
- Công trình, đề tài
- Hội nghị hội thảo
- Tạp chí khoa học
- Ba công khai
- Báo cáo ba công khai
- Báo cáo chuẩn đầu ra
- Danh mục các ngành đào tạo
- Sổ tay đảm bảo chất lượng
- Tỷ lệ sinh viên có việc làm
- Mở rộng
- Các hoạt động xã hội
- Thư viện hình ảnh và video
- Báo chí nói về Đại Nam
- Văn bản quản lý
- Thông tin tuyển dụng
- Đảm bảo chất lượng
- Kiểm định chất lượng
- Văn bản đảm bảo chất lượng
- Liên hệ
08/05/2018
17023
Phân biệt phương pháp hệ số và phương pháp tỷ lệ áp dụng trong tính giá thành sản phẩm Phương pháp hệ số và phương pháp tỷ lệ là hai phương pháp tính giá thành áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ, trong cùng một quá trình sản xuất đồng thời hoàn thành được nhiều loại sản phẩm (nhiều đối tượng tính giá thành) khác nhau.
Phương pháp hệ số và phương pháp tỷ lệ là hai phương pháp tính giá thành áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ, trong cùng một quá trình sản xuất đồng thời hoàn thành được nhiều loại sản phẩm (nhiều đối tượng tính giá thành) khác nhau. Thực chất đó là các phương pháp phân bổ chi phí sản xuất đầu vào cho các đối tượng tính giá thành do không thể tách bạch riêng các chi phí đó trong quá trình sản xuất. Hiện nay trong các giáo trình kế toán, phương pháp tỷ lệ viết còn sơ sài qua một công thức tính tỷ lệ giá thành, gây nên sự lầm tưởng phương pháp tỷ lệ chỉ khác phương pháp hệ số ở chỗ thay vào sử dụng hệ số quy đổi thì dùng tỷ lệ giá thành. Bài viết này có mục đích đi sâu vào phân tích các điểm giống và khác nhau giữa hai phương pháp hệ số và tỷ lệ trên góc độ phạm vi, trình tự áp dụng và minh họa bằng ví dụ cụ thể. Trước hết nói về phạm vi và trình tự áp dụng phương pháp hệ số. Phương pháp hệ số áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm nhưng có kích cỡ mẫu mã hoặc cấp bậc chất lượng khác nhau. Chẳng hạn, nhà máy giày sản xuất các loại giày với các cỡ khác nhau, nhà máy chè sản xuất chè với các cấp bậc chất lượng loại 1, 2…. Trình tự áp dụng phương pháp hệ số gồm các bước sau: Bước 1: Quy đổi các đối tượng tính giá thành khác nhau về cùng 1 loại sản phẩm quy chuẩn thông qua hệ số quy đổi. Hệ số quy đổi thường được tính bằng cách so sánh giá bán của các kích cỡ, cấp bậc khác nhau và ổn định giữa các kỳ tính giá thành khác nhau. Số lượng sản phẩm quy chuẩn = ∑ QiHi ; (1) Trong đó, Qi – Số lượng sản phẩm loại (nhóm) i hoàn thành SX trong kỳ; Hi – Hệ số sản phẩm loại (nhóm) i Bước 2: Tính giá thành đơn vị sản phẩm quy chuẩn theo công thức: Giá thành đơn vị sản phẩm quy chuẩn | = | Tổng giá thành thực tế | (2) |
Số lượng SP hoàn thành quy chuẩn |
Trong đó, Tổng giá thành thực tế | = | SP dở dang đầu kỳ | + | Chi phí SX trong kỳ | - | SP dở dang cuối kỳ | ; (3) |
Bước 3: Tính giá thành đơn vị từng loại (nhóm) sản phẩm: Giá thành đơn vị SP loại i = Giá thành đơn vị SP quy chuẩn x Hi ; (4) Bước 4: Tính tổng giá thành từng loại (nhóm) sản phẩm: Tổng giá thành SP loại i = Sản lượng SP loại i x Giá thành đơn vị SP loại i ; (5) Phương pháp tỷ lệ áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ, trên cơ sở cùng một loại nguyên vật liệu sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. VD: nhà máy da sản xuất các sản phẩm khác nhau từ da như ví da, thắt lưng, giày da, túi da…Các sản phẩm này sẽ có kết cấu giá thành (tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành) khác nhau. VD: ví da so với túi da sẽ mất ít chi phí nguyên liệu da hơn nhưng chi phí nhân công có thể lại nhiều hơn…Vì thế, để phân bổ chi phí cho các chủng loại SP khác nhau, người ta dựa vào định mức tiêu hao hay giá thành định mức (hoặc giá thành kế hoạch) của các loại SP này. Trình tự tính giá thành như sau: Bước 1: Tính tổng giá thành định mức (hoặc kế hoạch) của sản lượng sản xuất thực tế theo từng khoản mục giá thành rồi tổng hợp lại theo công thức: Tổng giá thành định mức của SL thực tế = ∑ QiZi ; (6) Trong đó, Qi – Sản lượng sản xuất của SP i hoàn thành trong kỳ Zi – giá thành định mức (KH) đơn vị SP i Bước 2: tính các tỷ lệ giá thành của từng khoản mục giá thành trong sản lượng sản xuất thực tế rồi tổng hợp lại theo công thức: Tỷ lệ giá thành | = | Tổng giá thành thực tế | (7) |
Tổng giá thành định mức (KH) tính cho sản lượng thực tế |
Trong đó, tổng giá thành thực tế được tính theo công thức (3) Bước 2: Lập Bảng tính giá thành thực tế của từng chủng loại sản phẩm gồm tính: Giá thành thực tế đơn vị SPi = Giá thành định mức SPi x Tỷ lệ giá thành; (8) Tổng giá thành thực tế SP i = Số lượng SPi x Giá thành thực tế đơn vị SPi ; (9) Lưu ý là các công thức (7), (8), (9) đều tính riêng cho từng khoản mục giá thành bởi vì mỗi khoản mục có tỷ lệ giá thành khác nhau. Qua các phân tích trên có thể rút ra các điểm giống nhau giữa phương pháp hệ số và phương pháp định mức như sau: - Hai phương pháp tính giá thành theo hệ số và theo định mức đều áp dụng phổ biến trong sản xuất hàng tiêu dùng có quy trình công nghệ giản đơn, mặt hàng sản xuất đa dạng nhưng thích hợp với các tình huống tổ chức sản xuất và mặt hàng sản xuất khác nhau. - Tổng giá thành của toàn bộ sản lượng thực tế đều tính theo phương pháp giản đơn (trực tiếp) theo công thức (2). - Cả hai phương pháp đều phải tính tiêu chí phân bổ chi phí là hệ số quy đổi hay tỷ lệ giá thành. - Khi tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành (từng loại SP), thì đều tính giá thành đơn vị trước rồi mới nhân với số lượng SP hoàn thành để tính ra tổng giá thành. Tuy nhiên, đi vào chi tiết cũng tồn tại nhiều điểm khác nhau giữa hai phương pháp qua bảng so sánh sau: Phương pháp hệ số | Phương pháp tỷ lệ |
Áp dụng trong trường hợp sản xuất cùng 1 mặt hàng nhưng kích cỡ hoặc cấp bậc chất lượng khác nhau. | Áp dụng trong trường hợp sản xuất nhiều mặt hàng với cơ cấu các khoản mục chi phí khác nhau. |
Hệ số quy đổi tính bằng cách so sánh giá bán của các đối tượng tính giá thành khác nhau | Tỷ lệ giá thành tính bằng cách so sánh tổng chi phí thực tế với tổng chi phí định mức (hoặc kế hoạch) của sản lượng thực tế theo từng khoản mục. |
Hệ số quy đổi áp dụng thống nhất cho tất cả các khoản mục giá thành của một đối tượng tính giá thành | Tỷ lệ giá thành của mỗi khoản mục giá thành là khác nhau nhưng áp dụng thống nhất cho các đối tượng tính giá thành. |
Hệ số quy đổi áp dụng thống nhất cho các kỳ tính giá thành khác nhau, không cần phải tính lại (trừ khi có thay đổi giá bán). | Tỷ lệ giá thành sẽ biến đổi giữa các kỳ tính giá thành phụ thuộc vào sự thay đổi của cơ cấu sản lượng sản phẩm. Mỗi kỳ tính giá thành đều phải tính lại. |
Có sản phẩm quy chuẩn với hệ số quy đổi bằng 1,0 | Không có sản phẩm quy chuẩn |
Các nhóm sản phẩm đều có cùng cơ cấu giá thành giống nhau và trùng với cơ cấu của tổng giá thành thực tế. | Các sản phẩm không có cơ cấu giá thành giống nhau (do giá thành định mức của chúng đã có cơ cấu khác nhau…) |
Trình tự áp dụng: - Tính các hệ số quy đổi sản phẩm - Quy đổi toàn bộ sản lượng sản phẩm ra sản lượng quy chuẩn - Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm quy chuẩn. - Tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm trên cơ sở giá thành đơn vị SP quy chuẩn và hệ số quy đổi. - Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm trên cơ sở giá thành đơn vị và sản lượng sản xuất | Trình tự áp dụng: - Tính tổng giá thành kế hoạch (hay định mức) của sản lượng thực tế theo từng khoản mục. - Tính các tỷ lệ giá thành của từng khoản mục. - Tính giá thành đơn vị các loại sản phẩm trên cơ sở giá thành định mức và các tỷ lệ giá thành. - Tính tổng giá thành từng loại sản phẩm trên cơ sở giá thành đơn vị và sản lượng sản xuất |
Chỉ cần lập 1 bảng tính giá thành chung cho các loại SP (có thể kết hợp được) | Mỗi loại SP phải lập riêng Bảng tính giá thành (khó kết hợp chung vào 1 bảng tính mà vẫn rõ cách tính). |
Sau đây là ví dụ minh họa cho phương pháp hệ số và phương pháp tỷ lệ tính giá thành nêu trên với cùng sản lượng sản xuất và tổng giá thành thực tế toàn bộ sản lượng sản xuất trong kỳ như nhau để dễ thấy được sự khác biệt giữa hai phương pháp này: Giả sử tại một doanh nghiệp X trong kỳ trong cùng một quá trình SX, trên cùng một quy trình công nghệ đã sản xuất được 2.000 đơn vị SP A, 1.200 đơn vị SP B và 700 đơn vị SP C. Tổng giá thành thực tế của toàn bộ sản lượng thực tế đã tính ra (theo công thức 1) là: 184.000.000 đồng, trong đó chi phí NVL trực tiếp 106.000.000 đồng (chiếm 57,6% giá thành), chi phí nhân công trực tiếp 42.000.000 đồng (chiếm 22,8% giá thành), chi phí SX chung 36.000.000 đồng (chiếm 19,6%). Trường hợp 1: tính tổng giá thành và giá thành đơn vị các loại SP A, B, C theo phương pháp hệ số, biết rằng Ha = 1, Hb = 1,2 và Hc = 0,8. Khi ấy, ta có sản lượng SP quy chuẩn bằng: (2.000 SPA x 1) + (1.200 SPB x 1,2) + ( 700 SPC x 0,8) = 4.000 SP quy chuẩn Trên cơ sở tổng giá thành toàn bộ sản lượng thực tế, sản lượng từng loại SP và các hệ số quy đổi, có thể lập Bảng tính giá thành cho các loại SP A, B, C (xem Bảng 1) Trong đó, giá thành đơn vị SP quy chuẩn tính theo công thức (2) tức bằng tổng giá thành chia cho 4.000 SP quy chuẩn, giá thành đơn vị các SP A, B, C tính theo công thức (4) tức bằng giá thành đơn vị SP quy chuẩn nhân với hệ số quy đổi. Tổng giá thành SP A, B, C tính theo công thức (5) tức bằng sản lượng từng loại SP nhân với giá thành đơn vị SP tương ứng. Các công thức (2), (4), (5) đều phải tính theo từng khoản mục giá thành (thể hiện ở các dòng của Bảng tính giá thành). Tổng giá thành của tất cả các loại SP phải bằng tổng giá thành của SP quy chuẩn (có thể đối chiếu ngay trên Bảng tính giá thành). Qua kết quả tính toán, có thể nhận thấy vì tất cả các khoản mục chi phí được phân bổ cho các loại SP theo cùng một hệ số nên tất cả các loại SP đều có kết cấu giá thành giống nhau và giống với SP quy chuẩn hay với tổng giá thành của toàn bộ sản lượng thực tế. Có thể ví von một cách hình ảnh là giá thành các loại SP ấy giống như các tam giác đồng dạng với các kích thước (ba chiều của tam giác) khác nhau vậy. Trường hợp 2: tính giá thành các loại SP A, B, C theo phương pháp tỷ lệ, biết rằng giá thành định mức đơn vị loại các SP A, B, C như sau: (Đơn vị: 1.000 đồng) Khoản mục | Sản phẩm A | Sản phẩm B | Sản phẩm C |
Chi phí NVL TT | 31 | 50 | 15 |
Chi phí NC TT | 4 | 9 | 16 |
Chi phí SX chung | 7,5 | 15 | 10 |
Cộng | 42,5 | 74 | 41 |
Bảng 1: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM A, B, C (Theo phương pháp hệ số) Kỳ……………………… Sản lượng: 2.000 SPA, 1.200 SPB, 700 SPC, quy chuẩn 4.000 SP Đơn vị tính: 1.000 đồng Khoản mục giá thành | SP quy chuẩn | Sản phẩm A (Ha = 1,0) | Sản phẩm B (Hb = 1,2) | Sản phẩm C (Hc = 0,8) |
Tổng giá thành | Giá thành đơn vị | Giá thành đơn vị | Tổng giá thành | Giá thành đơn vị | Tổng giá thành | Giá thành đơn vị | Tổng giá thành |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Chi phí NVL TT | 106.000 | 26,5 | 26,5 | 53.000 | 31,8 | 38.160 | 21,2 | 14.840 |
Chi phí NC TT | 42.000 | 10,5 | 10,5 | 21.000 | 12,6 | 15.120 | 8,4 | 5.880 |
Chi phí SX chung | 36.000 | 9,0 | 9,0 | 18.000 | 10,8 | 12.960 | 7,2 | 5.040 |
Cộng | 184.000 | 46,0 | 46,0 | 92.000 | 55,2 | 66.240 | 36,8 | 25.760 |
Bước 1: tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục. - Tỷ lệ giá thành của khoản mục chi phí NVL TT: % giá thành (k/m chi phí NVL) | = | 106.000 x 100% | = | 80 % |
(2.000A x 31) + (1.200B x 50) + (700C x 15) |
- Tỷ lệ giá thành của khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: % giá thành (k/m chi phí NC) | = | 42.000 x 100% | = | 140 % |
(2.000A x 4) + (1.200B x 9) + (700C x 16) |
- Tỷ lệ giá thành của khoản mục chi phí sản xuất chung: % giá thành (k/m chi phí SX chung) | = | 36.000 x 100% | = | 90 % |
(2.000A x 7,5) + (1.200B x 15) + (700C x 10) |
Bước 2: Lập các Bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm A, B, C (xem Bảng 2) Trong bảng 2, số liệu cột 1 cho sẵn, số liệu cột 2 vừa tính ở trên, số liệu cột 3 = cột 1 x cột 2, số liệu cột 4 = cột 3 x 2.000 (sản lượng SPA). Qua kết quả tính toán dễ dàng nhận thấy rằng kết cấu giá thành thực tế của từng loại SP phụ thuộc vào kết cấu giá thành định mức và các tỷ lệ giá thành trong kỳ, mà các tỷ lệ này lại phụ thuộc vào cơ cấu sản lượng sản xuất trong kỳ nên sẽ thay đổi giữa các kỳ. Hoàn toàn không có sự “đồng dạng” như trong trường hợp áp dụng phương pháp hệ số. Bảng 2: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM A (Theo phương pháp tỷ lệ) Kỳ…………….. Sản lượng: 2.000 đơn vị Đơn vị tính: 1.000 đồng Khoản mục | Giá thành định mức 1 SP | % giá thành | Giá thành thực tế 1 SP | Tổng giá thành |
A | 1 | 2 | 3 | 4 |
Chi phí NVL TT | 31,0 | 80% | 24,8 | 49.600 |
Chi phí NC TT | 4,0 | 140% | 5,6 | 11.200 |
Chi phí SX chung | 7,5 | 90% | 6,75 | 13.500 |
Cộng | 42,5 | | 37,15 | 74.300 |
Theo lô gic trên, lập Bảng tương tự cho các SP B và C (số liệu cột tỷ lệ giá thành của các Bảng vẫn giữ nguyên – giống nhau). Sau đó, cộng tổng giá thành của cả 3 loại SP A, B, C (dòng cộng cột 4) – số cộng phải khớp với tổng giá thành của toàn bộ sản lượng thực tế (trong trường hợp này bằng 184.000.000 đồng). Nếu trong quá trình tính toán bị lẻ phải làm tròn số thì việc làm tròn số phải thực hiện sao cho khi cộng tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm phải trùng khớp với tổng giá thành thực tế của toàn bộ sản lượng thực tế. Như vậy, nếu như phương pháp hệ số áp dụng 1 hệ số cho cả 3 khoản mục của một đối tượng tính giá thành nhưng không trùng với hệ số của đối tượng khác thì phương pháp tỷ lệ đòi hỏi mỗi khoản mục giá thành có tỷ lệ riêng nhưng các tỷ lệ này lại áp dụng chung cho cùng một khoản mục giống nhau của các đối tượng tính giá thành khác nhau.