Phân Biệt RAM Non-EEC Và EEC, ECC Unbuffered Và ECC Registered

Đối với người dùng PC, họ thường không mấy quan tâm đến loại RAM đang sử dụng, nhưng đối với doanh nghiệp có hệ thống máy chủ đòi hỏi hoạt động liên tục với sự ổn định thì RAM EEC luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Vậy sự khác nhau giữa Ram non-EEC và EEC, ECC unbuffered và ECC Registered là gì? Chúng ta cũng tìm hiểu bài viết sau đây.

Xem thêm:

Phân biệt hàng Refurbished và Brand New

RAID Là Gì? Các Loại RAID Thông Dụng

SSD Là Gì? Kinh Nghiệm Nâng Cấp Ổ Cứng SSD Cho Máy Tính

Table of Contents

Toggle
  • RAM non-EEC và Ram EEC
  • Phân biệt RAM non-EEC và Ram EEC
  • RAM ECC unbuffered và ECC Registered
    • ECC unbuffered
    • ECC Registered
  • Phân biệt ECC unbuffered và ECC Registered
    • Tra số seri
    • Xem kí tự ngay sau BUS của RAM
    • Đếm số lượng chip trên RAM

RAM non-EEC và Ram EEC

RAM ECC (Error Checking and Correction) là loại RAM có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu truy xuất trong nó giúp tự động sửa lỗi. Khi xảy ra xung đột RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị lỗi, RAM ECC có độ ổn định rất cao giúp bạn giảm rủi ro và chi phí vận hành.

RAM none-ECC là loại RAM được sử dụng trên các PC thường, khi truyền tín hiệu ở tốc độ cao dễ bị xảy ra xung đột, khi có xung đột xảy ra RAM non-ECC phải nạp lại toàn bộ dự liệu vì không có khả năng quản lý dòng dữ liệu dẫn đến hiện tượng lỗi phần mềm, treo máy và màn hình xanh.

Phân biệt RAM non-EEC và Ram EEC

Ram ECC có 9 Chip còn Ram non-ECC (Ram thường) có 8 chip đây là cách nhận biết nhanh nhất khi nhìn một thanh Ram có hỗ trợ ECC hay không

Phân biệt RAM ECC và non-ECC

Khả năng tự kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ giúp nó phát hiện và sửa lỗi kịp thời ngay lúc xảy ra. ECC sẽ không dành một phần bộ nhớ để sửa dụng cho việc sửa lỗi mà bổ sung thêm chip vào bộ nhớ ECC. Do chỉ sửa lỗi trên cơ chế từng bit riêng lẻ nên khi có nhiều bit lỗi xảu ra cùng 1 lúc thì bộ nhớ ECC tuy phát hiện ra lỗi nhưng không có khả năng sửa kịp.

Với máy PC, Laptop nói chung thì chức năng ECC ít được quan tâm, nên chúng ta sẽ thấy khi bị lỗi, chương trình thường văng ra ngoài desktop kèm theo dòng cảnh báo lỗi hoặc tự khởi động lại máy gây ra không ít phiền phức cho người dùng. Đối với máy trạm (Workstation) và máy chủ (Server) việc duy trì toàn vẹn dữ liệu và khả năng hoạt động liên tục 24/7 là yếu tố rất quan trọng và là ưu tiên hàng đầu.

RAM ECC unbuffered và ECC Registered

Đầu tiên phải nhắc tới việc nếu sử dụng chức năng ECC trên các hệ thống máy lắp ráp thì việc đầu tiên phải kiểm tra xem CPU của chúng ta có hỗ trợ chức năng ECC không. Sau đó chúng ta phải kiểm tra nhà sản xuất model mainboard đó sẽ hỗ trợ ECC loại nào, ECC unbuffered (ECC UDIMM) hay ECC Registered (ECC RDIMM).

Ví dụ HP Z210 hỗ trợ ECC unbuffered và non-EEC

Hiện nay có hai loại RAM ECC chủ yếu là ECC unbuffered và ECC Registered.

ECC unbuffered

ECC unbuffered hay còn gọi là ECC UDIMM là loại RAM unbuffered bổ sung thêm tính năng ECC có chức năng tự kiểm tra và sửa lỗi. RAM ECC UDIMM là bộ nhớ không có các bộ đệm hoặc thanh ghi được thiết kế trên module bộ nhớ mà thay vào đó, các thiết bị này được thiết kế trên mainboard. Ram ECC UDIMM các lệnh truy xuất bộ nhớ được đưa trực tiếp đến module bộ nhớ nhanh hơn ECC RDIMM vì không phải gửi gián tiếp qua thanh ghi

Phương thức hoạt động của RAM ECC Unbuffered

ECC Registered

Với Ram ECC Registered hay còn gọi là ECC RDIMM là bộ nhớ có chứa các thanh ghi, còn Ram ECC unbuffered là bộ nhớ không có các bộ đệm hoặc thanh ghi mà được thiết kế trên mainboard. Vì lý do đó mà sự khác biệt giữa hai loại ram ECC này nằm ở lệnh truy xuất. Đối với RAM ECC UDIMM thì các lệnh truy xuất bộ nhớ được đưa trực tiếp tới module bộ nhớ, còn RAM ECC RDIMM thì các lệnh truy xuất được gửi dến thanh ghi trước rồi mới chuyển tới module bộ nhớ.

Phương thức hoạt động của RAM ECC Registered

Khi sử dụng ECC RDIMM sẽ giúp giải tải bớt khối lượng điều khiển bộ nhớ của CPU, một phần công việc truy xuất trực tiếp bộ nhớ đã có chip thanh ghi thực hiện. Nhờ đó CPU sẽ bớt được khối lượng công việc, giúp máy chạy tốt và hiệu quả hơn. Do đó những Server / WS lớn với Dual CPU hoặc hơn thường sử dụng RAM ECC Registered.

Do nguyên lý hoạt động của ECC RDIMM, các lệnh truy xuất phải gửi đến thanh ghi trước sau đó mới truyền module bộ nhớ nên các lệnh chỉ thị sẽ mất xấp xỉ 1 chu kỳ CPU.

Một lưu ý: đó là nếu đang sử dụng ECC UDIMM mà chuyển sang RDIMM hoặc ngược lại bạn sẽ phải thay thế RAM cũ bằng đúng loại RAM muốn nâng cấp.

Phân biệt ECC unbuffered và ECC Registered

Cách phân biệt ram UDIMMs và RDIMMs thì có một số cách đơn giản sau:

Tra số seri

Nhìn trên Ram có số seri, bạn tìm kiếm trên google với từ khóa là số seri của RAM.  Ví dụ tìm ram có số seri HMT84GL7MMR4A-H9thì có thông tin đầy đủ đây là ram của hàng HYNIX, ram DDR3 bus 1333, dung lượng 32G và đây là ram ECC Registered như hình dưới.

Xem kí tự ngay sau BUS của RAM

Cách phân biệt đơn giản nhất là nhìn chữ phía sau dòng băng thông của ram, ví dụ RAM EEC dưới đây có thông số 12800R tức là bus 1600 loại EEC Registered

Đếm số lượng chip trên RAM

Cách phân biệt ram ECC Registered và Unbuffered : Ram ECC Unbuffered thì có 9 con chip ở mỗi mặt còn đối với ram Registered thì có thêm 1 con chip registered ở mặt trước là 10 con, còn mặt sau thì vẫn 9 con chip như ram ecc unbuff… Dễ hiểu hơn là ram reg thì có 10 con chip ở mặt trước.

Trên đây là những cách phân biệt RAM non-EEC và EEC, ECC unbuffered và ECC Registered. Chúc các bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho hệ thống của mình.

Nguồn: Tổng hợp từ internet

Từ khóa » Non-ecc Là Gì