Phân Biệt Rõ Tên Gọi Y Tá Và điều Dưỡng - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
Có thể bạn quan tâm
Theo Ths Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, việc không phân biệt rõ tên gọi y tá và điều dưỡng trong xưng hô giao tiếp, trong lĩnh vực khám chữa bệnh và cả phương diện truyền thông sẽ gây sự mơ hồ cho người bệnh, người hành nghề, người học nghề.
TIN LIÊN QUANViệc nhầm lẫn giữa tên gọi y tá và điều dưỡng không chỉ nhầm lẫn về mặt danh xưng mà còn gây khó khăn về mặt “cơ hội” cho những người đang hành nghề, học tập để trở thành điều dưỡng.
Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, điều dưỡng viên và y tá tuy mang chung một khái niệm về cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, nhưng vai trò và trách nhiệm của mỗi vị trí là khác nhau.
Chức năng nghề nghiệp chủ yếu của y tá là thực hiện y lệnh của bác sĩ. Hệ đào tạo y tá là sơ cấp, trung cấp.
Còn điều dưỡng có chức năng phối hợp chặt chẽ với các nghề khác trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chăm sóc phục hồi chức năng cho người ốm và người khuyết tật ở mọi lứa tuổi tại các cơ sở y tế. Điều dưỡng viên cũng có chức năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Điều dưỡng viên phải tốt nghiệp chương trình đào tạo điều dưỡng và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ở Việt Nam, điều dưỡng viên được đào tạo và thực hành ở 4 cấp độ: trung cấp (2 năm), cao đẳng (3 năm), đại học (4 năm) và sau đại học (chuyên khoa I, thạc sĩ, tiến sĩ điều dưỡng). Có những điều dưỡng của Việt Nam sau khi nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước đã tiếp tục học tập và được cấp bằng tiến sĩ điều dưỡng của các nước tiên tiến trong khu vực.
Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh. (Ảnh sưu tầm)
Theo thống kê của Hội Điều dưỡng Việt Nam, năm 2008, tỷ lệ điều dưỡng viên, hộ sinh viên/bác sỹ ở Việt Nam là 1,6, xếp hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2016, thống kê từ 1.304 bệnh viện trong toàn quốc, có 73.326 y bác sỹ làm công tác điều trị, 129.337 điều dưỡng, hộ sinh đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sỹ là 1,8. Tỷ số điều dưỡng trên 1 giường bệnh kế hoạch là 0,395 và giường bệnh thực kê là 0,304. Năm 2017, số liệu nhân lực cán bộ y tế từ 1.414 bệnh viện cho thấy, toàn quốc có 118.030 điều dưỡng, 17.456 hộ sinh; tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sỹ đã nhích lên con số 1,82. Năm 2020, lực lượng điều dưỡng và hộ sinh chiếm 50% tổng số cán bộ, nhân viên ngành y tế. Cả nước hiện có gần 140.000 điều dưỡng và hộ sinh, trong đó điều dưỡng viên là 107.600 người. Tỷ lệ điều dưỡng/vạn dân hiện là 11,48 và tỷ lệ hộ sinh/vạn dân là 3,13. Tuy nhiên đây vẫn là con số thấp hơn rất nhiều so với quy định và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Thực trạng chung của ngành điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay tại các bệnh viện đang thiếu hụt nguồn nhân lực ngành điều dưỡng, mỗi điều dưỡng viên phải tham gia vào quá trình quản lý đến gần 3 giường bệnh. Bất cập xảy ra đó là các điều dưỡng viên chỉ thực hiện đầy đủ được những y lệnh điều trị và không có thời gian chăm sóc toàn diện cho từng bệnh nhân theo đúng quy trình. Một số trường hợp phải thuê những người ngoài không có chuyên môn để chăm bệnh nhân. Đáng chú ý hơn nữa, nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam chỉ có trình độ từ trung cấp và sơ cấp, số lượng điều dưỡng viên có trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm khoảng 4%. Việc thiếu nhân lực ngành điều dưỡng và nguồn nhân lực kém chất lượng một trong những thiếu sót làm ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc bệnh nhân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rủi ro trong nghề nghiệp.
Nhật Long
ad syt ad
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » điều Dưỡng Và Y Tá
-
Phân Biệt Điều Dưỡng Và Y Tá Giống Và Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Cần Phân Biệt Rõ Tên Gọi Y Tá Và điều Dưỡng
-
Lý Giải Sự Khác Nhau Giữa Y Tá Và điều Dưỡng
-
Phân Biệt Điều Dưỡng Và Y Tá Giống Và Khác Nhau Như Thế ... - EAUT
-
Điều Dưỡng Và Y Tá Giống Và Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Ngành Y Tá/Điều Dưỡng: Học Gì, Học ở đâu Và Cơ Hội Nghề Nghiệp
-
Điều Dưỡng Và Y Tá Có Giống Nhau Không?
-
Điều Dưỡng Có Phải Là Y Tá Không? Phân Biệt 2 Tên Gọi Này?
-
Y Tá Và Điều Dưỡng Có Khác Nhau Không? Phân Biệt Điều Dưỡng ...
-
Phân Biệt Y Tá, Hộ Lý, điều Dưỡng, Trợ Lý điều Dưỡng
-
Điều Dưỡng Và Y Tá – Hai Tên Gọi, Một Nghề Nghiệp
-
Điều Dưỡng Khác Gì Y Tá, Bạn đã Trả Lời đúng Chưa?
-
Điều Dưỡng: Nghề Ngày Càng được Xã Hội Ghi Nhận
-
Y Tá Và điều Dưỡng - 2 Ngành Nghề Giống Và Khác Nhau Như Thế Nào?