Phân Biệt Thường Biến Và đột Biến đầy đủ Nhất

Phân biệt thường biến và đột biến mang đến câu trả lời hay, chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh hiểu rõ được bản chất đặc điểm của đột biến và thường biến.

So sánh thường biến và đột biến mang đến cho các bạn câu trả lời hay chính xác nhất về đột biến, thường biến và điểm giống và khác nhau của 2 hình thức này. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục, Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.

Phân biệt thường biến và đột biến

  • 1. Thường biến là gì?
  • 2. Đột biến là gì?
  • 3. Các tiêu chí so sánh thường biến và đột biến
  • 4. So sánh thường biến với đột biến
  • 5. Điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến
  • 6. Phân biệt thường biến với đột biến

1. Thường biến là gì?

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen. Sự biến đổi này thường phát sinh trong đời cá thể dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố như môi trường mà không do sự biến đổi trong kiểu gen. Vì vậy, thường biến là những biến đổi hoàn toàn không liên quan đến cơ sở di truyền. Đây cũng là một trong những yếu tố bạn có thể nhận thấy khi so sánh thường biến và đột biến.

2. Đột biến là gì?

Đột biến chính là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền và thường xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cũng có thể là cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể). Những yếu tố này tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng nhưng có tính bền vững và có thể có sự di truyền cho các thế hệ sau.

Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên. Đa số là đột biến gen là đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống, còn có những đột biến không có hại cũng không có lợi cho cơ thể mang đột biến.

Nguyên nhân dẫn đến đột biến: Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hường phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.Bên cạnh đó nguyên nhân gây ra đột biến còn do tác nhân tạo bằng tác nhân vật lí hoặc hoá học.

3. Các tiêu chí so sánh thường biến và đột biến

Thường biến và đột biến là những kiểu biến đổi cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu sinh học. Vì thế, những so sánh thường biến với đột biến sẽ giúp các bạn phân biệt được hai biến đổi này trong thực tế. Cụ thể, sự so sánh này được biểu hiện như sau:

  • Về biến đổi: Thường biến thuộc biến đổi kiểu hình còn đột biến thuộc biến đổi kiểu gen.
  • Về cách thức xuất hiện: Thường biến xuất hiện đồng loạt và theo hướng xác định. Ngược lại, đột biến thường có sự xuất hiện riêng lẻ và không theo hướng xác định.
  • Về di truyền: Thường biến không có yếu tố di truyền còn đột biến có yếu tố di truyền
  • Về tính ứng dụng: Thường biến không phải là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa. Ngược lại, đột biến trong thực tế lại là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa.

4. So sánh thường biến với đột biến

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Thường biếnĐột biến

- Là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).

- Do tác động trực tiếp của môi trường sống.

- Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.

- Không di truyền được.

- Có lợi.

- Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

- Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình.

- Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.

- Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

- Di truyền cho thế hệ sau.

- Đa số có hại, có khi có lợi.

- Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

5. Điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến

Thường biếnĐột biến
Khái niệmLà những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể tương ứng với điều kiện môi trường.Là những biến đổi trong vật chất di truyền, ở cấp độ phân tử là đột biến gen, ở cấp độ tế bào là đột biến NST.
Tác nhân gây biến đổiẢnh hưởng của môi trường ngoài.Tác nhân gây đột biến từ môi trường ngoài hoặc môi trường trong cơ thể.
Tính chất

- Là những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.

- Thường biến không di truyền.

- Là những biến đổi riêng lẻ, không định hướng.

- Đột biến di truyền cho thế hệ sau.

Ý nghĩaĐa số là có lợi cho sinh vật, giúp cơ thể phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường.Đa số có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính.
Vai tròThường biến ít có vai trò quan trọng trong tiến hóa và chọn giống.Đột biến cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống, nhất là đột biến gen.

- Để nhận biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến ta có thể cho các cá thể đó sống trong các điều kiện môi trường khác nhau, nếu xuất hiện nhiều kiểu hình khác nhau thì đó là thường biến, nếu không xuất hiện kiểu hình khác thì đó là đột biến.

6. Phân biệt thường biến với đột biến

– Khái niệm

  • Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
  • Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (DNA, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.

– Hình thức:

  • Thường biến là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).
  • Đột biến là những biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình.

– Các biến đổi:

  • Thường biến diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.
  • Đột biến biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

– Tính di truyền

  • Thường biến: Không di truyền được.
  • Đột biến: Di truyền cho thế hệ sau.

– Sự gây hại

  • Thường biến: Có lợi.
  • Đột biến: Đa số có hại, có khi có lợi.

– Nguồn nguyên liệu:

  • Thường biến: Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.
  • Đột biến: Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

7. Ví dụ về thường biến và đột biến

*Ví dụ về thường biến

Một loài động vật về mùa đông có bộ lông dày màu trắng lẫn với tuyết, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám. Sự thay đổi bộ lông của các loài thú này tương ứng với điều kiện môi trường, đảm bảo cho việc thích nghi theo mùa.

Chồn ecmine: loài chồn này có bộ lông màu hạt dẻ trong mùa hè và chuyển sang màu trắng đặc trưng để ngụy trang trong tuyết trắng vào mùa đông.

Một số loài thực vật ở nước ta như bàng, xoan rụng lá vào mùa đông có tác dụng giảm sự thoát hơi nước qua lá.

*Ví dụ về đột biến

  • Bò 6 chân.
  • Củ khoai có hình dạng giống người.
  • Người có bàn tay 6 ngón.
  • Bê con có cột sống ngắn.
  • Gà con có đầu dị dạng, chân ngắn.
  • Chó dị dạng năm chân.

Từ khóa » Thường Biến Là Gì Sinh 12