Phân Biệt Tin Báo, Tố Giác Tội Phạm - Hỏi đáp Trực Tuyến

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức VKSND
  • Kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm tại tỉnh Đồng Tháp
  • Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Lãnh đạo VKSND tối cao tiếp Đoàn đại biểu Học viện Kiểm sát viên quốc gia Trung Quốc
  • Tin hoạt động VKSND địa phương Viện kiểm sát quân sự Quân khu 5 – Nghệ An – Hà Tĩnh – Hậu Giang
  • Tin hoạt động VKSND địa phương Cần Thơ – Nghệ An – Trà Vinh – Điện Biên – Lai Châu
  • Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội đảng các cấp
  • Họp Ban Chỉ đạo xây dựng ứng dụng "Quản lý án hình sự ngành Kiểm sát nhân dân"
  • Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với VKSND tối cao
  • Tin hoạt động VKSND địa phương Thành phố Hồ Chí Minh – Hậu Giang – Thái Nguyên
  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Hỏi đáp pháp luật
Lĩnh vực
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hôn nhân gia đình
  • Hành chính
  • Thương mại
  • Lao động
  • Đất đai
  • Các lĩnh vực khác
Câu hỏi xem nhiều
  • Hành vi cố ý gây thương tích
  • Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
  • Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
  • Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
  • Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
  • Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
  • Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
  • “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Hỏi đáp trực tuyến

Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm

Người gửi: Lê Thị Phượng Cho em hỏi cách phân biệt tố giác và tin báo về tội phạm. Theo quy định khoản 1, khoản 2 Điều 144 BLTTHS năm 2015, chỉ cần căn cứ vào người đi tố giác là cá nhân hay tổ chức để phân biệt đó là tố giác hay tin báo về tội phạm. Theo đó, cứ người đến báo cáo sự việc là cá nhân có danh tính, lai lịch rõ ràng thì đó là tố giác mà không cần biết người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm là ai. Điều đó có đúng hay không? VD: Ngày 25/10/2018 bà A (1960) trú thôn 1, xã B, huyện N, tỉnh QN báo cáo về việc bà bị mất 01 xe máy khi dựng ở hiên nhà. Theo nguồn tin trên thì bà A không hề biết chiếc xe bị ai lấy trộm, chỉ không thấy xe đâu nữa, nghi là đã bị lấy trộm nên báo cáo Công an. Vậy việc bà A có danh tính, địa chỉ rõ ràng có đến báo cáo sự việc thì nguồn tin này có được gọi là tố giác tội phạm hay không?

Câu trả lời

Khoản 1, khoản 2 Điều 144 BLTTHS năm 2015 quy định: “1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. 2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.” Tố giác và tin báo về tội phạm có những điểm khác nhau sau: - Về chủ thể cung cấp: + Tố giác về tội phạm: Chủ thể tố giác tội phạm là cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng. + Tin báo về tội phạm: Ngoài cá nhân, chủ thể báo tin về tội phạm còn bao gồm cơ quan, tổ chức. - Về yếu tố phát hiện hành vi: + Tố giác về tội phạm: Chủ thể phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra. + Tin báo về tội phạm: Chủ thể có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm như được nghe lại, kể lại, có thông tin từ người khác,... và báo cho cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân có thể là chủ thể cung cấp tin báo về tội phạm, chủ thể tố giác tội phạm. Như vậy, nhận định “Theo quy định khoản 1, khoản 2 Điều 144 BLTTHS năm 2015, chỉ cần căn cứ vào người đi tố giác là cá nhân hay tổ chức để phân biệt đó là tố giác hay tin báo về tội phạm.” là chưa chính xác. Trong tình huống trên, bà A trực tiếp phát hiện việc mình bị mất 01 chiếc xe máy dựng ở hiên nhà và tố cáo với cơ quan Công an là tố giác về tội phạm. Bà A không cần biết người thực hiện hành vi là ai bởi lẽ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

In In bài viết

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Ký hợp đồng bán đất trong lúc bị lừa chuốc say 20/05/2020
2 Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không? 20/05/2020
3 Xác định tính hợp pháp của di chúc bằng miệng 20/05/2020
4 Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người 20/05/2020
5 Thẩm quyền ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 20/05/2020
6 Đăng ký khai sinh quá hạn cho con khi chưa đăng ký kết hôn 20/05/2020
7 Vận chuyển trái phép chất ma túy 54000 viên ma túy tổng hợp thì bị phạm vào Điều nào và khoản nào Bộ luật Hình sự? 20/05/2020
8 Có bắt buộc các vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải có Bản yêu cầu điều tra không? 20/05/2020
9 Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can hay không? 20/05/2020
10 Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau 20/05/2020
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản
  • Thư điện tử
  • Các ứng dụng trong ngành
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Dự thảo văn bản lấy ý kiến
  • Danh bạ điện thoại

Đang truy cập:

36

Tổng lượt truy cập:

47.184.553

Từ khóa » Chuyển Tin Báo Tố Giác Tội Phạm