Phân Biệt Tín Hiệu PNP Với NPN | Sự Khác Biệt Giữa PNP Và NPN
Có thể bạn quan tâm
Phân biệt tín hiệu PNP với NPN là một điều rất đơn giản đối với các anh em trong điều khiển cũng như mọi người học chuyên ngành điện – điện tử . Tuy nhiên sau một thời gian làm việc tôi phát hiện ra có khá nhiều người lại không hiểu tiếp điểm PNP là gì hay NPN là gì , sự khác nhau giữa tín hiệu PNP với NPN .
Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho mọi người phân biệt sự khác nhau giữa tín hiệu hay PNP với NPN hay còn gọi là tiếp điểm PNP và NPN .
Nội Dung Chính
- Khi nào gặp tiếp điểm PNP và NPN ?
- Phân biệt tín hiệu PNP với NPN
- Khi nào dùng tiếp điểm NPN ?
- Vậy khi nào mới dùng ngõ ra NPN ?
- Tại sao phải dùng tiếp điểm NPN ?
- Phân biệt tiếp điểm PNP – NPN và SPDT
Khi nào gặp tiếp điểm PNP và NPN ?
Chúng ta thường gặp các tiếp điểm PNP hoặc NPN trong các cảm biến báo mức hoặc cảm biến tiệm cận . Trong đó chúng ta các tiếp điểm thường dùng hai loại tiếp điểm PNP được dùng phổ biến hơn NPN .
Cảm biến tiệm cận sử dụng tiếp điểm PNP hoặc NPN
Trên là hình ảnh minh hoạ cảm biến tiệm cận dùng tiếp điểm PNP hoặc NPN . Đây là một cảm biến rất phổ biến trong công nghiệp với rất nhiều nhà sản xuất nổi tiếng như : IFM , Sick , Omron , Autonics … Ngoài ra chúng ta còn bắt gặp trong các cảm biến đo mức nước hoặc đo mức chất rắn .
Cảm biến đo mức chất lỏng dùng tiếp điểm NPN
Trên là hình ảnh mô tả ngõ ra của cảm biến đo mức chất lỏng với tiếp điểm NPN . Khi báo mức nước tức là chân ( 3 ) sẽ được đóng vào chân ( 4 ) , ở đây là nguồn 0V .
Cảm biến đo mức chất rắn có ngõ ra tiếp điểm PNP
Hình ảnh mô tả thực tế cảm biến báo mức chất rắn dùng tiếp điểm PNP . Tiếp điểm có dạng là thường mở khi có chất rắn thì tiếp điểm sẽ đóng lại lúc này chân ( 4 ) sẽ đóng vào chân ( 1 ) . Tín hiệu ngõ ra dạng dòng điện tương ứng với ngõ vào chân ( 1 ) .
Phân biệt tín hiệu PNP với NPN
Để phân biệt được tín hiệu PNP với NPN chúng ta cần xem lại hình ảnh mô tả ngõ ra của hai loại tín hiệu này để so sánh PNP và NPN khác nhau điểm nào .
—————
Nhìn vào hai hình trên chúng ta thấy rất rõ sự khác nhau giữa hai loại tín hiệu PNP và NPN . Bên trái là sơ đồ của tiếp điểm PNP và bên phải là sơ đồ của tiếp điểm NPN .
Ở đây chúng ta thấy có hình nét đứt – đó chính là tải . Tải sử dụng trong tiếp điểm PNP và NPN chỉ có hai loại là cuộn dây và điện trở . Chúng ta thường dùng hai tiếp điểm này để kích vào nguồn của rờle kiếng , role kiếng chính là loại cuộn dây .
Tiếp điểm PNP được kích hoạt sẽ mang điện áp dương tức là tải sẽ phải nhận nguồn dương từ PNP , còn nguồn âm sẽ được đấu với nguồn .
Ngược lại tiếp điểm NPN khi được kích hoạt sẽ mang điện áp 0V , tức là chân dương của tải sẽ kết nối với nguồn còn chân âm của tải sẽ được nối với tiếp điểm NPN . Đối với các anh em chưa hiểu rõ về NPN sẽ nghĩ rằng nếu tiếp điểm là nguồn 0V thì sao điều khiển được . Tôi sẽ giải thích một cách đơn giản dể hiểu nhất về tiếp điểm NPN trong thực tế.
Tôi lấy ví dụ trong thực tế khi ta đấu công tắc đèn thì tiếp điểm của công tắc thường được mắc vào dây pha , còn dây mass được mắc trực tiếp vào bóng đèn . Đây chính là cách đấu dây theo kiểu tiếp điểm PNP .
Ngược lại nếu chúng ta mắc dây Mass vào công tắc còn dây pha mắc trực tiếp vào bóng đèn thì đây chính là cách đấu dây NPN . Trong thực tế chúng ta luôn mắc theo kiểu PNP để đảm bảo an toàn và dể kiểm tra lỗi hay sự cố nếu chỉ là mắc bóng đèn nhưng đối với tiếp điểm PNP hoặc PNP nó chỉ là một tiếp điểm trung gian .
Khi nào dùng tiếp điểm NPN ?
Do tiếp điểm PNP thường được dùng hơn và điều khiển cũng đơn giản dể hiểu hơn nên tôi xin nói nhiều hơn về tiếp điểm NPN . Trong một số trường hợp chúng ta bắt buộc phải dùng tiếp điểm ngõ ra NPN vì tính an toàn của nó .
Vậy khi nào mới dùng ngõ ra NPN ?
Tiếp điểm ngõ ra NPN bắt buộc phải dùng khi nó là tín hiệu trong môi trường chống cháy nổ với các chứng chỉ Atex Zone 0 hoặc 1 .
Tại sao phải dùng tiếp điểm NPN ?
Do là môi trường chống cháy nổ nên các tiếp điểm thường không được mang điện tích dương vì dể xảy ra cháy – nổ . Chính vì thế tiếp điểm ngõ ra dạng NPN tức là không có áp trện tiếp điểm sẽ hạn chế tối đa khả năng cháy nổ khi sự cố xảy ra . Tất nhiên với tiếp điểm NPN nhưng phải có tiêu chuẩn quốc tế về phòng nổ trong công nghiệp T6 thì mới có khả năng phòng nổ .
Phân biệt tiếp điểm PNP – NPN và SPDT
Trong thực tế chúng ta gặp nhiều loại tiếp điểm ngõ ra như PNP hay Relay . Tiếp điểm ngõ ra Relay có tên gọi quốc tế là SPDT tức là ngõ ra sẽ phụ thuộc vào nguồn cấp của tín hiêu đầu vào .
Tín hiệu ngõ ra relay – SPDT
Tín hiệu ngõ ra dạng tiếp điểm SPDT được dùng trong các công tắc báo mức chất rắn hay các công tắc tơ , relay nhiệt … . Trong đó sẽ luôn luôn có một tiếp điểm thường đóng và một tiếp điểm thường mở . Tôi cũng biết rằng nếu không phải dân chuyên ngành hoặc tiếp xúc nhiều với ngành điện thì sẽ không hiểu được thường đóng và thường mở là như thế nào nếu như chưa làm thực tế . Chính vì thế tôi xin nói thêm chổ này cho những ai chưa biết hoặc chưa phân biệt được .
Tiếp điểm thường đóng : tức là luôn luôn đóng khi chưa có sự thay đổi trạng thái . Ở đây tôi ví dụ hình ảnh trên tiếp điểm 3 và 4 chính là tiếp điểm thường đóng .
Tiếp điểm thường mở : tức là tiếp điểm luôn luôn mở và chỉ thay đổi trạng thái khi được kích hoạt . Ở đây là tiếp điểm 3 và 6 chính là tiếp điểm thường mở .
Trạng thái đóng hoặc mở đều có liên quan với một tiếp điểm chung đó chính là chân số 3 . Chân số 3 này có thể là nguồn 220V hoặc 24V tuỳ theo mạch điều khiển . Thường đóng và thường mở ở đây là so sánh với một chân duy nhất là chân số 3 .
Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ mô tả và chỉ cách phân biệt tín hiệu PNP với NPN cũng như một tiếp điểm role SPDT thường dùng trong công nghiệp . Ngoài ra còn khá nhiều loại tiếp điểm ngõ ra khác như Namur , AC , Tachor … Mọi người cần thêm loại nào hãy comment bên dưới . Trong tầm hiểu biết của tôi sẽ giải đáp cho mọi người tất cả các thắc mắc .
Chúc mọi người thành công !
Kỹ Sư Cơ Điện Tử
Nguyễn Minh Hoà
Mobi : 097879.5566
Mail : hoa.vntech@gmail.com
Web : thietbikythuat.com.vn
Từ khóa » Cảm Biến Npn Pnp
-
Cách Phân Biệt Tín Hiệu PNP Và NPN Chính Xác Nhất - HopLongTech
-
Các Nguyên Tắc Cơ Bản Về Cảm Biến Công Nghiệp - NPN Vs PNP Là Gì?
-
Cách Phân Biệt đầu Ra NPN Và PNP? - Bảo An Automation
-
Cảm Biến Tiệm Cận NPN Và PNP - OMCH
-
Nên Dùng Cảm Biến Loại NPN Hay PNP - Van Điều Khiển
-
Sự Khác Nhau Giữa Tín Hiệu PNP Và NPN | Etech Việt Nam
-
Phân Biệt Cảm Biến NPN Và PNP || ETE GUIDE - YouTube
-
TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN NPN , PNP ... - Tự động Hóa Ecotek
-
Cảm Biến Tiệm Cận LJ Z/BX NPN/PNP ( Cảm Biến Từ) - Shopee
-
What Is The Difference Between PNP And NPN ... - Schneider Electric
-
What Is The Difference Between PNP And NPN When ... - PRO-FACE
-
Turck Banner Barrel-Style Proximity Sensor, NPN, PNP Output, 30 ...
-
Sự Khác Nhau Cơ Bản Của Cảm Biến Loại NPN Và PNP