Phân Biệt Triệu Chứng Bệnh COVID-2019 Với Các Bệnh Cảm Lạnh ...
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh dịch Covid-2019 đang diễn biến hết sức phức tạp, người dân cần chủ động nhận biết các triệu chứng điển hình của Covid-2019 và triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng mặc dù có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng thực tế Covid -2019 và cảm lạnh, cảm cúm lại do các virus khác nhau gây ra và chúng ta có thể phân biệt 2 triệu chứng này.
Ảnh: Nguồn Internet
SARS-CoV-2 là một chủng virus corona gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019 có khả năng lây nhiễm cao. SARS-CoV-2 có một số triệu chứng điển hình.
Cảm thấy khó thở: nếu cảm thấy bị ngạt mũi và cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực, đây có thể là dấu hiệu báo động cơ thể một người đang bị viêm phổi do virus Covid-2019 gây ra. Bởi virus này gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kiểm soát hệ hô hấp, dẫn đến triệu chứng khó thở, tức ngực, đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona. Vì thế, đây là triệu chứng rõ nét nhất đồng thời cũng nguy hiểm nhất gây ra bởi Covid-2019.
Ho khan, đau họng: ho khan, thậm chí có đờm đặc và bọt, khả năng cao là dấu hiệu của viêm phổi. Ngoài ra đây cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình, nghiêm trọng và phổ biến của Covid-2019. Ho do Covid-2019 sẽ không khỏi khi uống thuốc trị ho thông thường. Do vậy nếu thấy ho nhiều, kéo dài, uống thuốc hoặc điều trị tại nhà không thấy thể trạng thay đổi kết hợp với khó thở người dân không được chủ quan cần đi khám sức khỏe ngay. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào khám lâm sàng và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.
Sốt: không phải tất cả người nhiễm virus Covid-2019 đều bị sốt. Tuy nhiên, sốt cũng được coi là dấu hiệu, căn cứ để sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm. Mức độ sốt ở mỗi trường hợp nhiễm bệnh có thể khác nhau. Có những trường hợp thân nhiệt tăng rất cao xong có một số trường hợp chỉ bị sốt nhẹ.
Nếu như cảm lạnh, cúm sốt thông thường không mắc phải những nhiễm trùng nghiêm trọng, cơ thể sẽ dần hồi phục khi được điều trị bằng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc uống thuốc cảm tại nhà và áp dụng một số khuyến cáo y tế cơ bản là có thể phục hồi. Thậm chí nhiều trường hợp không dùng thuốc, chỉ nghỉ ngơi, uống đủ nước, bệnh cảm lạnh, cảm cúm sẽ thuyên giảm sau 3-7 ngày. Người nhiễm virus SARS-CoV-2 việc uống thuốc thông thường sẽ không làm tình trạng bệnh thuyên giảm mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn bởi hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị chính thức.
Trong trường hợp gặp các triệu chứng kể trên, hãy bình tĩnh phân biệt triệu chứng của bệnh và không được chủ quan. Tốt nhất nên tới các cơ sở y tế để được khám và kiểm tra sức khỏe kịp thời, chính xác nhất. Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cũng khuyến cáo những người ho dai dẳng, sốt và cảm thấy khó thở nên đi khám sớm. Đồng thời, người dân cần chủ động, khai báo chính xác lịch sử di chuyển, sinh hoạt, tiếp xúc trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng để tránh những hệ lụy lây nhiễm cho người thân và cho cộng đồng./.
Tổng hợp: Nông Thị NhungTừ khóa » đau Rát Cổ Họng Ho Có đờm Có Phải Bị Covid
-
Đau Họng Covid Như Thế Nào - Cách Phân Biệt Với Các Dạng đau ...
-
Nhận Diện Viêm Họng Với Covid 19
-
Đau Rát Họng Nghi Do Mắc COVID-19 Cần Phải Làm Gì? - Bộ Y Tế
-
[PDF] COVID–19: XÁC ĐỊNH CÁC TRIỆU CHỨNG
-
Khó Thở, đau Rát Họng Có Phải Dấu Hiệu COVID-19 Không? - Vinmec
-
Đau Rát Vòm Họng Trên Kèm đờm Có Phải Mắc Covid-19 Không?
-
Đau Rát Họng Nghi Do Mắc COVID-19 Cần Phải Làm Gì?
-
Ho Rát Họng Và Có Đờm Ở Người Nhiễm COVID - YouTube
-
Đau Họng Khi Bị COVID-19, Cần Làm Gì? - YouTube
-
12 Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơ Thể Nhiễm SARS-CoV-2
-
F0 Bị Ho Có đờm, Dùng Thuốc Trị Ho Nào? - Covid 19
-
Làm Gì Với Chứng đau Họng Khi Bị COVID-19?
-
Cách Giảm Triệu Chứng đau Họng Do Biến Thể Omicron Gây Ra
-
Nuốt Nước Bọt đau Họng Có Phải Bị Covid Không Hay Bệnh Lý Nào ...
-
Tình Trạng Ho Kéo Dài Hậu Covid-19 - Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Cách Phân Biệt Cảm Lạnh, Cảm Cúm Và Viêm Phổi Do Virus Corona
-
MẮC COVID-19, TRIỆU CHỨNG GÌ NGHI NGỜ OMICRON?