Phân Biệt Triệu Chứng Covid-19 Với Cảm Cúm, Cảm Lạnh Thông Thường
Có thể bạn quan tâm
Người nhiễm Covid-19 có những biểu hiện khá giống với người bị cảm cúm và virus thông thường, tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt để bạn phân biệt hai loại bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường và phương pháp nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả.
1So sánh triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng thông thường
Triệu chứng | Covid-19 | Cảm lạnh thông thường | Cảm cúm | Dị ứng |
Sốt | Phổ biến | Hiếm | Không | Đôi khi |
Ho khan | Phổ biến | Vừa phải | Phổ biến | Đôi khi |
Khó thở | Phổ biến | Không | Phổ biến | Phổ biến |
Đau đầu | Đôi khi | Hiếm | Phổ biến | Không |
Đau nhức cơ thể | Đôi khi | Phổ biến | Phổ biến | Không |
Đau họng | Đôi khi | Phổ biến | Phổ biến | Không |
Mệt mỏi | Đôi khi | Đôi khi | Phổ biến | Đôi khi |
Tiêu chảy | Hiếm | Không | Đôi khi | Không |
Sổ mũi | Hiếm | Phổ biến | Đôi khi | Phổ biến |
Hắt hơi | Hiếm | Phổ biến | Không | Phổ biến |
2Những khác biệt của triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường sẽ dễ dàng chữa trị hơn, cơ thể sẽ dần hồi phục khi uống đúng thuốc điều trị bác sĩ chỉ định hoặc không cần uống thuốc, chỉ cần uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý, bệnh sẽ hết sau 3 đến 7 ngày. Đặc biệt, bệnh nhân cúm thông thường hay có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.
Nhưng với cúm do virus Corona gây ra, bệnh nhân COVID-19 thường chỉ ho, ho khan, ho dai dẳng và sốt. Bên cạnh đó, loại virus này còn làm suy giảm hệ hô hấp nhanh chóng, gây ra chứng viêm phổi, khó thở nhanh, rõ, uống thuốc trị cúm thông thường sẽ không làm bệnh thuyên giảm.
Tốt nhất khi có dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để xét nghiệm và xác định chính xác bệnh tình của mình trước khi nguy hiểm tính mạng.
Lưu ý: Nếu đang có dấu hiệu cảm thông thường bạn vẫn nên tự cách ly tại nhà cho đến khi bệnh chấm dứt hoàn toàn.3 Các phương pháp nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả
Ăn uống vệ sinh
Ăn uống vệ sinh lành mạnh sẽ hạn chế khả năng bị nhiễm Covid-19. Bạn cần kiêng ăn những thực phẩm sống, hoặc có nguồn gốc từ hoang dã.
Một số thực phẩm sống bạn cần phải tránh ăn đó là: trứng lòng đào, gỏi tươi sống, thịt tái. Thay vào đó, bạn nên cần uống các nước trái cây chứa vitamin C như cam, quýt, chanh,... để tăng cường sức hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tập thể dục đều đặn
Ngoài việc kiểm soát thói quen ăn uống, ngủ nghỉ thì bạn cũng cần phải chú trọng đến việc tập thể dục. Việc tập luyện thể dục là rất cần thiết để duy trì và tăng cường sức khỏe phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Bạn cần duy trì tập thể dục mỗi ngày với các bài tập giãn cơ để ngày càng dẻo dai, linh hoạt, khí huyết lưu thông hơn thì sẽ hạn chế bị nhiễm bệnh.
Vì tình trạng phức tạp của dịch bệnh nên hầu hết các phòng tập, trung tâm thể dục thể thao đều đóng cửa nên bạn có thể linh hoạt tự điều chỉnh các bài tập ở nhà để tiếp tục duy trì sức khỏe để nâng cao hệ miễn dịch cho mình nhé!
Xem thêm: Top 10 kênh YouTube hướng dẫn tập thể dục tại nhà hiệu quả cho phái nữNgủ nghỉ khoa học
Ngủ và nghỉ ngơi đúng giờ giấc để tăng cường hệ miễn dịch đẩy lùi bệnh tật và làm cho nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Chính vì vậy, hãy tránh thức quá khuya khiến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể hoạt động vào lúc không cần thiết và thiết lập thời gian ngủ khoa học, đảm bảo ngủ đủ giấc để cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.
Xem thêm: Những thói quen cần biết để tăng sức đề kháng, hạn chế mắc dịch bệnh Corona.Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Bạn cần che mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho, sau đó phải vứt khăn giấy ngay vào thùng rác có nắp kín và rửa sạch tay với dung dịch tẩy rửa trong thời gian 20 giây để đẩy lùi các vi khuẩn.
Vệ sinh các vật dụng xung quanh mình
Bạn cần vệ sinh, khử trùng mỗi ngày các vật dụng mà bạn hay sử dụng để hạn chế mắc phải dịch bệnh Corona. Những vật dụng này thường là bàn phím, chuột máy tính, tay nắm cửa, mặt bàn,... Việc vệ sinh các vật dụng thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ tiếp xúc với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Xem thêm: Cách khử trùng điện thoại thông minh để bảo vệ sức khỏe mùa CoronaĐeo khẩu trang khi ra đường
Hãy luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ chính mình và những người xung quanh, không bắt buộc đó là khẩu trang y tế, bạn có thể dùng khẩu trang vải thông thường. Bởi vì virus Corona lây truyền qua việc tiếp xúc với giọt bắn từ đường hô hấp (do ho, hắt hơi, hay nói chuyện). Do đó, việc đeo khẩu trang được đánh giá là biện pháp đơn giản nhưng có tính hiệu quả cao.
►
Tham khảo: Sức Khỏe & Đời Sống
Xem thêm:
- Những thói quen cần biết để tăng sức đề kháng, hạn chế mắc dịch bệnh Corona
- Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng trong “mùa” dịch COVID-19 (nCoV)
- Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh màn hình điện thoại cảm ứng, máy tính bảng nhanh và dễ nhất
Trên đây là bài viết hướng dẫn đến bạn cách phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh thông thường và phương pháp nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả. Cùng tham khảo để bảo vệ sức khỏe mùa dịch nhé!
Từ khóa » Sụt Sịt Mũi Có Phải Covid
-
[PDF] COVID–19: XÁC ĐỊNH CÁC TRIỆU CHỨNG
-
[PDF] Đó Là COVID-19 Hay Cảm Cúm?
-
[PDF] CẢM CÚM COVID-19
-
Thường Chảy Nước Mũi, Nghẹt Mũi Có Nguy Cơ Mắc Covid Không?
-
Bác Sĩ BV Nhiệt đới Chỉ Cách Phân Biệt Bệnh Covid-19 Với Cảm Cúm
-
Cách Phân Biệt Cảm Lạnh, Cảm Cúm Và Viêm Phổi Do Virus Corona
-
Mùa Lạnh: Đừng Nhầm Lẫn Triệu Chứng COVID-19 Với...
-
[PDF] Bệnh Vi-rút Corona (COVID-19) - MyHealth Alberta
-
Bệnh Nhân COVID-19 Bị Nghẹt Mũi, Sổ Mũi Cần Làm Gì? - YouTube
-
Cách Nhận Biết, Theo Dõi Và điều Trị Cho Trẻ Mắc COVID-19 - Bộ Y Tế
-
Hỏi đáp Cùng Thầy Thuốc: Phân Biệt Cảm Lạnh Theo Mùa Và COVID-19?
-
Cần Bảo Vệ Mũi, Họng để đề Phòng Lây Nhiễm Covid-19
-
Xông Hơi Phòng COVID-19 Dưới Góc Nhìn Của Chuyên Gia Hồi Sức ...
-
Khô Mũi Có Phải Là Triệu Chứng Của COVID-19?