Phân Biệt Triệu Chứng Covid 19 Với Cảm Cúm Thông Thường - VNVC

Hỏi:

Bác sĩ ơi, làm sao để phân biệt được giữa nhiễm Covid-19 với bị sổ mũi - đau họng - ho - cảm cúm thông thường ạ? (Facebook An Hạ)

Trả lời:

Chào bạn,

Để trả lời cho câu hỏi này, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC đã giải đáp như sau.

Các bệnh lý hô hấp có triệu chứng gần như nhau, ví dụ triệu chứng của bệnh cảnh viêm phổi là giống nhau; tuy nhiên nguyên nhân gây viêm phổi sẽ là khác nhau.

Với bệnh cảnh sốt, ho, khó thở… để xác định là do SARS-CoV-2 hay do vi khuẩn, virus gây bệnh hô hấp thông thường, trước hết cần phải xác nhận mặt dịch tễ học, tức là phải xác định người này có đi đến vùng dịch hay không? Thứ hai là phải xác định, người này có tiếp cận với người đã được chẩn đoán hay xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 hay không? Thứ ba là xác định người này có đi từ vùng dịch về hay không? Còn nếu chỉ sốt, ho, khó thở thôi thì chưa khẳng định được điều gì.

Do đó, yếu tố quan trọng ở đây là dịch tễ học chứ không phải là triệu chứng, vì các triệu chứng ban đầu của SARS-CoV-2 và các bệnh lý hô hấp là gần như nhau.

Xem clip: Tiếp xúc với người nhiễm virus Corona khả năng nhiễm bệnh là bao nhiêu?

Để trả lời cho câu hỏi này, BS Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã giải đáp như sau:

Đa số các bệnh lây truyền qua đường hô hấp bao giờ cũng khởi điểm với các triệu chứng giống nhau như ho, sốt…, nên chúng ta mới dùng máy đo nhiệt độ. Chẩn đoán, xác định hiện nay vẫn là vấn đề xét nghiệm virus học, dựa trên cơ sở của Bộ Y tế. Thế nhưng, không phải tất cả các trường hợp đều phải xét nghiệm, người ta phải căn cứ vào đặc điểm lâm sàng, đặc điểm dịch tễ… Chỉ khi có tiếp xúc với nguồn bệnh thì mới mắc bệnh, và đã có tiếp xúc với nguồn bệnh thì người bệnh phải có lịch sử đi từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh.

Tác nhân gây bệnh phải có nguồn lây. Không phải cứ bị đau họng thì nghĩ mình bị nhiễm SARS-CoV-2. Chúng ta phải xác định mình đã tiếp xúc với ai? Nếu không xác định được thì mới nhờ tới bác sĩ.

Để chủ động đăng ký vắc xin, Quý khách có thể gọi đến tổng đài 028 7102 6595 hoặc inbox fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được tư vấn và đặt lịch tiêm.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai

Sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai?

Chào bạn, Rất vui vì bạn đang quan tâm đến vấn đề tiêm phòng vắc xin trước mang thai. Về câu hỏi: sau khi tiêm vắc xin...

sùi mào gà nguy hiểm thế nào

Sùi mào gà nguy hiểm như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi này, ThS.BS. Đinh Thị Hiền Lê, Bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội...

mục đích xét nghiệm pap

Mục đích của xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV có giống nhau không?

Để giải đáp câu hỏi này, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp, khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đã giải...

xét nghiệm pap bất thường

Làm gì khi xét nghiệm PAP có kết quả bất thường?

Để trả lời cho câu hỏi này, ThS.BS. Đinh Thị Hiền Lê, Bác sĩ cao cấp khoa phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội...

xét nghiệm pap

Xét nghiệm Pap là gì?

Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội. Chào bạn, Xét nghiệm...

đã tiêm phòng hpv

Đã tiêm phòng HPV thì có nguy cơ mắc sùi mào gà không?

Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội. Chào bạn, Bệnh sùi...

khám phụ khoa có phát hiện ung thư cổ tử cung

Khám phụ khoa có phát hiện được ung thư cổ tử cung không?

Để giải đáp câu hỏi này, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp, khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đã giải...

Từ khóa » Khó Chịu ở Cổ Họng Có Phải Covid