Phân Biệt Từ Chỉ Hoạt động Và Từ Chỉ Trạng Thái

Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng tháiLuyện từ và câu lớp 3Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Để phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái, học sinh cần nắm chắc lý thuyết Tiếng Việt 3, hiểu rõ đặc điểm và làm quen các dạng bài. Mời các bạn xem toàn bộ bài viết về cách phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái.

Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

  • Lý thuyết về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái
  • Cách phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái.
  • Bài tập loại từ cơ bản về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái
    • Dạng 1: Phân biệt từ chỉ hoạt động, trạng thái với các loại từ khác
    • Dạng 2: Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Lý thuyết về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Hiểu rõ khái niệm và nắm chắc lý thuyết là nội dung quan trọng giúp học sinh có được nền tảng kiến thức trước khi đi vào bài tập cụ thể. Để học sinh có cái nhìn tổng quát nhất về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái, VnDoc đã đưa ra các khái niệm sau:

Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động mà nhìn thấy ở bên ngoài, hướng ra bên ngoài (có thể nhìn thấy, nghe thấy, …).

  • Ví dụ: viết, nói, cười,…đều nhìn thấy được, nghe thấy được hay nhận biết bằng các giác quan khác.

Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động không nhìn thấy ở bên ngoài (sự hướng vào bên trong), hoặc là những vận động ta không tự kiểm soát được.

Ví dụ:

  • “yêu, ghét, vui, buồn, lo,…” là những hoạt động diễn ra trong con người mà người khác không thấy được nếu ta không thể hiện ra bằng lời nói, nét mặt,…
  • “rơi, sống, chết,…” là những hoạt động ta không tự kiểm soát được.

Cách phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái.

Để phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động, ta chủ yếu dựa vào khái niệm để nhận dạng chúng. Tuy nhiên, VnDoc cũng gợi ý một đặc điểm tiêu biểu khác biệt giữa hai loại từ này: Dù cùng chỉ sự vận động nhưng từ chỉ hoạt động dễ dàng nhận biết qua các giác quan (nghe thấy, nhìn thấy,…) còn từ chỉ trạng thái thường không cảm nhận được trực tiếp (không biểu hiện ra bên ngoài).

Ví dụ:

“Một chú chim đang bay trên trời”

=> từ chỉ hoạt động ở đây là “bay”, ta có thể dễ dàng nhìn thấy một chú chim đang bay bằng mắt.

“Mẹ buồn vì Nga không chịu nghe lời”

=> từ chỉ trạng thái ở đây là “buồn”, ta không thể tự nhìn thấy hay biết mẹ đang buồn hay vui.

Bài tập loại từ cơ bản về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Để luyện tập các bài tập từ loại vững vàng hơn, ta có thể tham khảo một số bài tập tiêu biểu như sau:

Dạng 1: Phân biệt từ chỉ hoạt động, trạng thái với các loại từ khác

Bài 1: Chia các từ sau thành hai nhóm và gọi tên từng nhóm:

(yêu, làm, cấy, thùng, nhớ, mua, kể, câu chuyện, trận mưa, đặt, công ty, mất, sân chơi, máy tính).

  • Nhóm từ chỉ sự vật: thùng, câu chuyện, trận mưa, công ty, sân chơi, máy tính.
  • Nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái: yêu, làm, cấy, nhớ, mua, kể, đặt, mất.

Dạng 2: Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Bài 2: Gạch chân từ không cùng nhóm trong mỗi nhóm từ sau:

a/ Anh em, cô dì, chú bác, giúp đỡ, xóm thôn, cánh đồng.

Từ không cùng nhóm: “giúp đỡ” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại chỉ sự vật.

b/ Yêu, nhớ, quên, giận, theo.

Từ không cùng nhóm: “theo” – từ chỉ hoạt động, còn lại là các từ chỉ trạng thái.

c/ Uống, cắt, sen, tham gia, bước

Từ không cùng nhóm: “sen” – từ chỉ sự vật (loài hoa), các từ còn lại chỉ hoạt động.

d/ Cây, lá, cỏ, hoa, sông, lội.

Từ không cùng nhóm: “lội” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại là từ chỉ sự vật.

Bài 3: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ hoạt động, từ nào là từ chỉ trạng thái?

“buộc, thức, lăn, ngủ, lấp, phát triển, giơ, cắt, bay, nghi ngờ, tưởng tượng, ngồi”

  • Từ chỉ hoạt động: buộc, lăn, lấp, giơ, cắt, bay, ngồi.
  • Từ chỉ trạng thái: thức, ngủ, phát triển, nghi ngờ, tưởng tượng.

Bài 4: Tìm những từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động trong các câu sau:

1. Con trâu ăn cỏ

2. Trên sân trường học sinh chơi nhảy dây

3. Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ

4. Lan yêu bố mẹ

5. Con cá bơi trong bể

6. Tý thích chiếc cặp sách này

7. Ông nội xem ti vi

8. Nam buồn vì bị điểm kém

9. Hoa vui vì được đi chơi

10. Mẹ đi chợ

Đáp án

* Từ chỉ hoạt động:

- Con trâu ăn cỏ

- Trên sân trường học sinh chơi nhảy dây

- Con cá bơi trong bể

- Ông nội xem ti vi

- Mẹ đi chợ

* Từ chỉ trạng thái:

- Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ

- Lan yêu bố mẹ

- Tý thích chiếc cặp sách này

- Nam buồn vì bị điểm kém

- Hoa vui vì được đi chơi

Bài 5: Chỉ ra một số từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:

"Vào mùa xuân, trăm hoa đua nở, những con gà vui vẻ kêu những chú vịt con ra vườn chơi. Lũ vịt rủ gà con đi bắt sâu bọ, côn trùng hại cây. Nhờ có bộ móng vuốt sắc bén cùng với chiếc mỏ, gà con dễ tìm kiếm và bắt sâu bọ, nhưng vịt con không có nên gặp khó khăn trong việc bắt sâu, các chú gà con thấy vậy liền vội vàng chạy ngay đến giúp. Trên cao ông mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.

Đáp án:

+ Những từ chỉ trạng thái trong đoạn văn trên gồm: vui vẻ, vội vàng, tỏa

+ Những từ chỉ hoạt động trong đoạn văn trên là: kêu, chơi, rủ, tìm kiếm, bắt sâu, chạy

Xem thêm:

  • Luyện tập thành thạo từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh môn Tiếng Việt 3
  • Phân biệt Từ chỉ sự vật; Từ chỉ đặc điểm; Từ chỉ hoạt động, trạng thái

Từ khóa » Tìm Từ Chỉ Trạng Thái Của Sự Vật