Phân Biệt Vạch Kẻ đường: Tưởng Dễ Nhưng Không đơn Giản
Có thể bạn quan tâm
Theo Điều 52 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, vạch kẻ đường nói chung là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
Vạch này có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.
Khi vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Khi sử dụng vạch kẻ đường kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự như sau:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
- Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
- Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng:
Quy chuẩn QCVN 41:2019 đã quy định cụ thể về hình thức và ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng tại Phụ lục G như sau:
1. Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều
1.1 - Vạch màu vàng nét đứt (Vạch 1.1)
Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. |
Lưu ý: Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn.
1.2 - Vạch đơn màu vàng nét liền (Vạch 1.2)
Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Các xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. |
Lưu ý: Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn xe, nguy cơ tại nạn giao thông đối đầu lớn trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.
1.3 - Hai vạch màu vàng song song, nét liền (Vạch 1.3)
Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Các xe tham gia giao thông không được lấn làn, không được đè lên vạch. |
Lưu ý: Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa sử dụng vạch này các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch.
1.4 - Vạch màu vàng một đứt, một liền song song (Vạch 1.4)
Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. |
Lưu ý: Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
1.5 - Vạch màu vàng nét đứt song song (Vạch 1.5)
Dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. |
Lưu ý: Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
2. Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều
2.1. Vạch đơn, đứt nét, màu trắng
Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch. |
2.2. Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét, màu trắng
Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. |
2.3. Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét)
Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch. |
Không tuân thủ vạch kẻ đường bị phạt thế nào?
Khi vạch kẻ đường được sử dụng độc lập, người điểu khiển phương tiện phải chấp hành nghiêm túc ý nghĩa của vạch này.
Trường hợp vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Điểm a khoản 1 điều 5 quy định mức phạt từ 200.000 - 400.000 đồng. Điểm c khoản 11 Điều 5 Tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn đối với xe ô tô.
- Điểm a khoản 1 Điều 5 quy định mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Điển c khoản 10 Điều 6, tước quyền sử dụng GPLX nếu gây tai nạn đối với xe máy.
Lưu ý: Cần phân biệt lỗi không chấp hành vạch kẻ đường với lỗi đi sai làn. Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường thường mắc phải ở những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.
Từ khóa » Sử Dụng Vạch Kẻ đường
-
Phân Biệt Các Loại Vạch Kẻ đường Và ý Nghĩa Của Chúng để Tránh Bị ...
-
Các Loại Vạch Kẻ đường Cần Phải Biết để Không Bị Phạt Oan
-
07 Loại Vạch Kẻ đường Cần Phân Biệt để Tránh Mất Tiền Phạt
-
Nhận Biết Nhanh Các Loại Vạch Kẻ đường Thường Gặp để Tránh Bị ...
-
Phân Biệt 7 Loại Vạch Kẻ đường Phổ Biến Theo QCVN 41:2019/BGTVT
-
Phân Biệt Các Loại Vạch Kẻ đường Theo Quy Chuẩn Mới Nhất
-
VẠCH KẺ ĐƯỜNG VÀNG, TRẮNG LÀ GÌ? CÁNH TÀI XẾ NÊN CHÚ ...
-
Các Loại Vạch Kẻ đường Thường Gặp | Tác Dụng, Cách Nhận Biết
-
Hiểu đúng Về Các Loại Vạch Kẻ đường Màu Vàng để Tránh Bị Phạt
-
Các Loại Vạch Kẻ đường Phổ Biến Theo Quy Chuẩn 41:2019
-
Quy Chuẩn Vạch Sơn Kẻ đường
-
Vạch Kẻ đường Giao Thông Là Gì? [Ý Nghĩa] Và [Tiền Phạt]
-
Khám Phá Vạch Kẻ đường được Hiểu Như Thế Nào Là đúng?
-
Vạch Kẻ đường Là Gì?