Phân Biệt Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.36 KB, 19 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂNBÀI TÍCH LŨY ĐIỂM CÁ NHÂNMÔN: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAMPHÂN BIỆT VĂN HỌC DÂN GIAN VỚI VĂN HỌC VIẾTHọ và tên: NGUYỄN MINH DƯƠNG.MSSV: 41.01.601.019.Ca Học: sáng thứ sáu, ca 2. Nhóm: 6Ngày sinh: 05/05/1997.1MỞ ĐẦU:Trong dòng chảy miên viễn của nền văn học Việt Nam, chúng ta thấy rằngđó là sự tích hợp giữa hai dòng văn học: văn học dân gian và văn học viết. Phânbiệt được hai dòng văn học này là vấn đề cơ bản của lịch sử văn học dân tộc. Bởilẽ, nó không chỉ có hai phương thức sáng tác khác nhau, truyền miệng và thànhvăn, mà còn liên quan đến hai loại hình tác giả có vị trí xã hội, hoàn cảnh sinhsống, quan niệm nhân sinh, tư tưởng tình cảm, kể cả hoàn cảnh sáng tác, tâm thếsáng tác, động cơ sáng tác cũng khác nhau. Đồng thời, hai bộ phận này cũng cóquan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu,định ra được những nét khác nhau và thấy rõ được mối quan hệ khăng khít giữachúng.2NỘI DUNG CHÍNH:1.Định nghĩa văn học dân gian và văn học viết:Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động,nó phản ánh sinh hoạt xã hội, đời sống tâm lí, tình cảm, thái độ, nguyện vọng, kinhnghiệm mọi mặt của nhân dân lao động các thế hệ, ra đời từ thời kì công xãnguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giaicấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay. Có ba thuật ngữ được xem là tươngđương khi nói về vấn đề này: văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệngcủa nhân dân, folklore ngôn từ ( folklore văn học ).Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã “ mở ra một thời kìlịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ” ( Đặng Thai Mai ). Dòng văn học này được sáng tácbằng chữ viết, được sáng tác bởi cá nhân hoặc nhóm tác giả. Văn học viết còn cótên gọi khác là văn học thành văn.2.Điểm giống nhau giữa văn học dân gian và văn học viết:Giữa văn học dân gian và văn học viết chúng ta thấy có một số điểm giốngnhau như: đều do con người lao động trí óc sáng tạo nên, cả hai đều lấy tư liệu từcuộc sống và mang những nội dung cụ thể nhất định. Về nội dung: cả văn học dângian và văn học viết đều phản ánh thực trạng xã hội, thể hiện mong ước của conngười. Xét trên phương diện thể loại, hai bộ phận này có thể được sáng tác dướidạng văn xuôi hoặc thơ.Bên cạnh đó, chúng cùng sử dụng ngôn từ như phương tiện quan trọngnhất để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, cùng thể hiện tư tưởng, quan niệm, tháiđộ, tình cảm của tác giả qua những hình tượng nghệ thuật đó. Hơn nữa, chúngcùng tác động đến thực tiễn, có tác dụng cải biến thực tiễn…33.Phân biệt văn học dân gian và văn học viết:Bên cạnh những điểm gặp gỡ chung giữa văn học dân gian và văn học viếtthì chúng còn có rất nhiều điểm khác nhau, thậm chí những khác biệt đó mangtính bản chất. Để rõ ràng và xác đáng chúng ta sẽ lần lượt soi chiếu chúng ở bốnphương diện chủ yếu sau: lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác và lưu truyền,nội dung phản ánh và thủ pháp nghệ thuật.a. Về lực lượng sáng tác:Chủ nhân của văn học dân gian phần lớn là người nông dân nhưng cũng cónhững người trí thức với tư cách là một cộng đồng dân tộc. Họ sáng tác các tácphẩm nhằm phục vụ cho sinh hoạt sản xuất. Sau những giờ lao động nhọc mệt,vất vả, những tác phẩm văn học dân gian được thành hình nhằm làm khuây khỏanỗi lo cơm áo và giúp tinh thần họ thoải mái hơn, từ đó mà việc sản xuất trở nêncó hiệu quả, đời sống vui tươi, lành mạnh. Do đặc trưng về lực lượng sáng tácphần lớn là nhân dân lao động nên tính quê mùa, chất phác là điều hiện hữu rõnét nhất. những con người ấy sống tự do như chim trời, bình dị, dân dã, lạc quan,yêu đời. Tất cả điều đó họ đưa vào sáng tác một cách tự nhiên, chân thật nhấtnhư nó vốn tồn tại:“Trời mưaQuả dưa vẹo vọCon ốc nằm coCon tôm đánh đáoCon cò kiếm ăn”.Hay:“Rủ nhau đi cấy, đi càyBây giờ khó nhọc có ngày phong lưuTrên đồng cạn, dưới đồng sâuChồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.Đối với văn học viết, lực lượng sáng tác chủ yếu là trí thức, những ngườibiết chữ nghĩa và ít nhiều có sự tiếp xúc với văn hóa, có trình độ nhất định. Chẳnghạn như Nguyễn Du (1965-1820) là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế4giới, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lỗi lạc có “ con mắt trông khắp sáu cõi và tấmlòng nghĩ suốt nghìn đời” ( Mộng Liên Đường chủ nhân ). Ông sinh ra trong mộtgia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê- Trịnh. Thời thơ ấuNguyễn Du sống trong nhung lụa tại đất Thăng Long. Lên mười tuổi, cuộc đời ônggặp những sóng gió khi mồ côi cả cha lẫn mẹ trong cơn biến ba đào. Hai mươinăm chìm nổi, long đong ngoài đất Bắc, ông tiếp xúc với những thân phận dướiđáy xã hội. tài năng, tri thức và sự lăn lộn trong cuộc đời đã hun đúc nên mộtthiên tài như Nguyễn Du. Đó còn là Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhànho yêu nước, hay là Nguyễn Tuân, Tố Hữu… Họ viết văn nhằm thưởng thức nghệthuật, nhằm thỏa mãn chí nguyện của mình, hướng đến chân-thiện-mĩ. Bên cạnhđó, một bộ phận trí thức phải chịu cảnh “ áo cơm ghì sát đất”, “ ăn bữa nay, lobữa mai”… nên văn chương với họ là phương tiện kiếm sống, là kế sinh nhai. Dùsáng tác với lí do gì, thì trí thức vẫn là một tầng lớp có hiểu biết trong xã hội, cótrình độ tương đối nên các “ đứa con tinh thần” của họ khá cao nhã, thể hiện rõtrí tuệ, tài năng của người cầm bút.Lực lượng sáng tác của văn học dân gian và văn học viết là hai giai cấp, tầnglớp khác nhau. Vì thế, nó chi phối đặc điểm của sáng tác, thể hiện nét riêng, độcđáo của mỗi dòng văn học.b. Về phương thức sáng tác và lưu truyền:Phương thức sáng tác của văn học dân gian là ngôn ngữ nói. Đó là thứ ngônngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày; trong đó người nói ngườinghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.Do đó, mọi tình cảm, cảm xúc trở nên chân thật, tự nhiên, tạo sự linh hoạt, sốngđộng trong sáng tác. Phương thức lưu truyền của văn học dân gian là truyềnmiệng bởi trong điều kiện một dân tộc chưa có chữ viết thì không thể có mộtphương thức tồn tại và phát triển nào khác. Chu Xuân Diên đã nói về phương thức5này như sau: “ Phương thức truyền miệng là một đặc trưng của sản xuất nghệthuật, hình thức này có những nguyên tắc thuộc về thủ pháp và trí nhớ, nhữngthủ pháp này đã trở thành truyền thống và giúp cho nhân dân “ nhập tâm” đượcmột số lượng khá lớn tác phẩm khác nhau hoặc những tác phẩm đôi khi có chủ đềhết sức phức tạp”.Văn học dân gian là một loại văn học sinh hoạt, nên môi trường hội hè, đìnhđám là đặc trưng nhất. nó tạo nên một nét “không khí” thẩm mĩ riêng biệt mà chỉvăn học dân gian mới có. Chúng ta bắt gặp những buổi nghe hát ca dao qua cácđiệu hò mái nhì vút lên trên sông Hương, hay tham dự vào những “đêm hát ví xônxao” trong khung cảnh đông đúc, những buổi kể khan bên bếp lửa bập bùng củađông bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên… Môi trường hội hè, đình đám ấychính là một trong những nguyên nhân kích thích sự sáng tạo, một trong nhữngđiều kiện tốt nhất để tìm tòi và thực hiện cảm hứng sáng tạo của các nghệ sĩ dângian.Sáng tạo văn học dân gian mang tính tập thể, nó có quan hệ mật thiết vớitính truyền miệng, là một biểu hiện cho mối quan hệ phụ thuộc của văn học dângian vào môi trường sinh hoạt của nó và suy cho đến cùng là có cơ sở ở điều kiệnsống, điều kiện lao động và sinh hoạt tập thể của quần chúng nhân dân. Đặc trưngcủa tính tập thể là văn học dân gian không có tác giả, văn học dân gian không phảilà tài sản của quốc gia dân tộc mà là của toàn nhân loại. Vì thế, chúng ta khi tiếpnhân nó cân chuẩn bị tâm thế: hiểu rõ đặc điểm xã hội, giai cấp của nhân dân laođộng, đặt tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và chấp nhận sự lặp lại trongsáng tạo.Khác văn học dân gian, phương thức sáng tác của văn học viết là ngôn ngữviết. Đây là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếpnhận bằng thị giác. Nó đòi hỏi phải có sự chọn lọc, suy nghĩ, nghiền ngẫm, gọt giũa6kĩ càng. Các tác phẩm văn học thành văn được văn bản hóa trong lưu truyền, đâylà một điều tiến bộ và thuận lợi, bởi việc ghi chép trên văn bản sẽ giúp cho quátrình gìn giữ được lâu bền hơn.Môi trường sáng tác của văn học viết là môi trường yên tĩnh. Mỗi nhà văntự chọn cho mình một không gian riêng biệt, phù hợp với tính cách, cảm xúc củamình, khác với văn học dân gian ở môi trường đám đông nhằm ứng khẩu, ứngđáp tại chỗ.Do văn học viết được sáng tác bởi cá nhân, có tác giả rõ ràng nên các tácphẩm mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Nó được biểu hiện thông quacái nhìn và giọng điệu độc đáo, riêng biệt của tác giả, các lớp nội dung của tácphẩm, các phương tuện nghệ thuật mà tác giả sử dụng… Trong nền văn học nướcnhà, ta thấy rất nhiều nghệ sĩ có dấu ấn cá nhân riêng biệt của mình như: NamCao với ngòi bút sắc lạnh “nhà văn của những kiếp lầm than”, một người cầm bútvới tâm hồn rộng mở để đón nhận “những vang động của đời”; Xuân Diệu với hồnthơ luôn khao khát giao cảm với đời, luôn nồng nàn, say đắm trong tình yêu; TôHoài nổi tiếng là nhà văn giỏi miêu tả phong tục, giỏi khắc họa nét đẹp riêng trongcảnh vật và tính cách con người của một vùng đất; Nguyễn Tuân xứng đáng vớidanh hiệu bậc thầy trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ với khả năng sáng tạonhững từ ngữ, hình ảnh mới lạ bất ngờ, những câu văn giàu chất nhạc chất họalinh hoạt như “biết co duỗi nhịp nhàng”… và còn vô số nhà văn, nhà thơ với dấuấn riêng, độc đáo khác nữa.Phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian và văn học viếttuy không giống nhau nhưng đặc trưng chung của chúng là đều cống hiến cho nềnvăn học Việt Nam những tác phẩm đặc sắc, tuyệt vời.c. Về nội dung phản ánh:Do đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sángtác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã. Đó là những vấn đề thiết7thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động. chẳng hạn qua thể loại cadao-dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị.Đầu tiên là đề tài tình yêu quê hương, đất nước:“Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tươngNhớ ai dãi nắng dầm sương,Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”Đó là tình cảm thường trực trong trái tim con người Việt Nam, dù đi đâu vềđâu thì nơi đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta vẫn luôn được ta hướng về. những thứdân dã như “rau muống”, “cà” ta sẽ luôn ghi nhớ, nơi “chôn rau cắt rốn” ta sẽkhông bao giờ quên. Tình yêu quê hương, đất nước còn được thể hiện qua việcgiới thiệu các địa danh, thắng cảnh của dân tộc:“Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói tỏa ngàn sươngNhịp chày Yên Thái mặt gươm Tây Hồ.”Thứ hai, đề tài tình yêu nam nữ cũng được nhân dân ta rất chú ý:“Ai làm cho bướm lìa hoaCho chim xanh nỡ bay qua vườn hồngAi đi muôn dặm non sông,Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.”Tình yêu đôi lứa là thứ tình cảm đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất, nó luôn chấtchứa bao nỗi niềm cần được giải tỏa. nỗi niềm ấy là nỗi nhớ nhau vô ngần:“Nhớ ai bổi hổi bồi hồiNhư đứng đống lửa, như ngồi đống than”Hay sâu sắc hơn, nghĩ ngợi hơn là nỗi niềm của những người phải chia xa,phải chia li, gặp những trắc trở, trục trặc trong tình yêu:“Đêm qua tựa gối loan phòngDầu hao thiếp xót, đèn chong canh dài,Chờ chàng canh một, canh haiCanh ba, canh bốn… đêm dài như sông.”Nhưng nhân dân ta cũng không quên gửi gắm khát vọng về sự vẹn tròntrong tình yêu:8“Đôi ta như khóa với chìaTrọn niềm chung thủy, đừng lìa mới hay.”Bên cạnh đó, trong đời sống của nhân dân ta thì thân phận người phụ nữ đãtrở thành một đề tài lớn và được khai thác một cách “trần trụi” nhất:“Thân em như chổi đầu hèPhòng khi mưa nắng đi về chùi chân.”Hay:“Em như con hạc đầu đìnhMuốn bay không nhấc nổi mình mà bay.”Người phụ nữ trong xã hội xưa luôn bị phụ thuộc. Họ vốn là những ngườiphụ nữ xinh đẹp, nết na, đoan trang, hiền thục nhưng bởi lỗi ở thời đại, ở tưtưởng “trọng nam khinh nữ” mà họ phải chịu biết bao đau khổ, dập vùi:“Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoaThân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.”Chủ đề thứ ba là tình cảm gia đình, với những đạo lí được nhân dân ta đútrút hết sức ý nghĩa:“Con người có tổ, có tôngNhư cây có cội, như sông có nguồn.”Hay:“Cây khô chưa dễ mọc chồiBác mẹ chưa dễ ở đời với taNon xanh bao tuổi mà giàBởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.”Những câu ca với lời lẽ thủ thỉ, tâm tình nhưng ẩn chứa nhiều bài học quýgiá. Nó dạy con người phải biết quý trọng ơn nghĩa của đấng sinh thành, sống trọnđạo con cái. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất. Đó là cáinôi, cái nền, là nền tảng vững chắc để ta trưởng thành và trở nên một con ngườiđúng nghĩa. Vì vậy, ông cha ta luôn không ngừng nhắc nhở:“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra9Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”Ngoài ra, ca dao-dân ca còn có sức biểu hiên nhiều mối quan hệ khác trongxã hội:“Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruông trâu cày với ta.Cấy cày vốn nghiệp nông gia,Ta đây, trâu đấy ai mà quản côngBao giờ cây lúa còn bông,Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”Hay:“Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”Cái nhìn của quần chúng đã chi phối nội dung của các tác phẩm văn học dângian. Chẳng hạn ở thể loại truyện cổ tích, ta luôn bắt gặp những cái kết có hậu,nhân vật thiện sẽ chiến thắng: cô Tấm sau bao biến cố dập vùi đã trở về làmhoàng hậu, anh Khoai trong “Cây tre trăm đốt” đã hoàn thành nhiệm vụ và sốngđời hạnh phúc… các nhân vật phản diện sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là ước mơ,khát vọng, là cái nhìn quần chúng của nhân dân lao động.Cụ thể chúng ta sẽ cùng phân tích cái nhìn quần chúng đã được thể hiệntrong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Cuộc đời của cô Tấm phải chịu nhiều đau khổ, bấthạnh do mẹ con Cám gây ra. Trải qua mọi đau khổ cô vẫn giữ được vẽ đẹp củamình, vẽ đẹp của thể chất và quan trọng hơn là vẽ đẹp về tinh thần. Ta tưởng nhưcô hiền hậu và vị tha hết mức thậm chí đến mức mềm yếu. Nhưng không dưới cáinhìn của quần chúng buộc cô phải kiên cường, phải biết đấu tranh. Cô gái ngâythơ đó, khi cần thì đã biết căm thù, cô gái dịu hiền đó, khi cần thì đã biết đứng lên.Kết cục của truyện một làn nữa được soi rọi dưới cái nhìn của nhân dân ta: Tấmtrừng phạt Cám, có như vậy mới chân thực. Cô Tấm đứng trước hai sự lựa chọn:tha thứ để chúng tiếp tục giết mình hay giết chúng để mình được sống. Việc trừng10phạt ấy nó không hề làm giảm đạo đức của cô mà ngược lại nó thể hiện được sựrạch ròi trong nhận thức của tác giả dân gian “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Cáinhìn quần chúng ấy đã chi phối mạnh mẽ câu chuyện và để lại cho hậu thế nhiềubài học thật quý giá.Nội dung phản ánh của văn học viết, phần lớn thuộc phạm trù cao nhã. Vớinhững đề tài phong phú, được “tinh chọn” một cách kĩ cáng. Đề tài thiên nhiên,con người, tình yêu được sàng lọc qua cái nhìn của tầng lớp trí thức trở nên thậtmới lạ. Chẳng hạn, khi Nguyễn Du viết về thân phận của người phụ nữ trong kiệttác “Truyện Kiều” ông đã khái quát:“Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”Chỉ có thể qua cái nhìn của một người trí thức từng trải, sống với đời, lănlộn với đời, đi sâu tìm hiểu mới có những câu thơ khái quát làm đau lòng người ta,làm nhói lòng người ta và làm người ta gật đầu lia lịa như vậy: Đúng! Quá đúng!Cái nhìn của Nguyễn Du đã bao trọn, ôm lấy thân phận phái nữ thời trung đại chỉtrong hai câu thơ. Thật tài tình!Trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao, một câu chuyện nhẹnhàng nhưng khiến ta thấm thía. Tác phẩm kể về nhân vật Hộ, một văn sĩ với khátvọng cao cả nhưng vướng vào cảnh “áo cơm ghì sát đất”, bị những gánh nặng lotoa của cuộc sống làm cho lung lạc và dần trở thành một con người “sống tồi,sống tẻ”, đánh mất phương hướng trong cuộc sống. Nhưng dưới cái nhìn của mộtngười trí thức như Nam Cao đã làm cho người đọc cảm thấy Hộ đáng thương hơnlà đáng trách. Những câu văn viết ra từ màu thịt, huyết quản của tác giả thấu suốttất cả nỗi lòng nhân vật, làm bật lên nghịch cảnh và gửi gắm những triết lí nhânsinh cao cả.11Về mặt nội dung, giữa văn học dân gian và văn học viết với cái nhìn khácnhau, hệ thống đề tài cũng khác nhau. Điều này được quy định bởi lực lượng sángtác, hoàn cảnh xã hội và nhiều yếu tố khác nữa.d. Về thủ pháp nghệ thuật:Ngôn ngữ sử dụng trong văn học dân gian là ngôn ngữ bình dân, dễ nghe,dễ hiểu, phù hợp với đời sống đơn giản, bình dị của nhân dân lao động. Chẳnghạn, qua các câu văn trích trong sử thi “Đăm Săm” của đồng bào Ê-Đê: “ MtaoMxây là một tù trưởng giàu mạnh. Gông cùm, tù binh chật cả làng. Lông chânnhư đắp thêm một lớp. Lông mày sắc như đá mài. Con mắt sáng ngời như đãuống hết một chum rượu, đến nỗi một con trâu lớn cũng không dám đi qua” hay“Anh đi trên đường cái thoắt thoắt như con rắn Prao huê. Anh đi trong đám cỏtranh nhanh như con rắn Prao hơ mat…”.Hình thức của các tác phẩm văn học dân gian khá giản dị, có lẽ vì chưa xuấthiện chữ viết và trí tuệ đơn giản, cái nhìn dân dã của người dân mà nên. Ví dụ nhưcác câu truyện cười, ngụ ngôn với dung lượng vô cùng ngắn gọn và câu chữ gầngũi, thân thuộc với mỗi chúng ta. Nó dễ hiểu, dễ nhớ và đi sâu vào tâm trí của baothế hệ.Các thể loại dân tộc được sử dụng một cách dày đặc, nhuần nhuyễn. Vănhọc dân gian bao gồm các thể loại chính sau đây: thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn,truyện cười, vè, tục ngữ, ca dao, câu đố, sử thi, truyền thuyết, chèo sân đình,tuồng đồ…Bên cạnh đó, văn học dân gian cũng có sự cách tân trong khuôn khổ truyềnthống. Điều này thể hiện khá rõ ở thể loại ca dao lục bát: ca dao lục bát hình thứcvốn có của nó là hai câu 6/8, nhưng theo thời gian nó đã được biến thể, đổi mới,vượt ra khỏi giới hạn thông thường:“Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầmAnh phải lòng thầm đã bấy lâu nay.”Hay:12“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèoNgũ lục sông cũng lội, thất bát đào cũng qua.”Rõ ràng sự sáng tạo của nhân dân lao động đã góp phần làm hay hơn, mớilạ hơn những cái vốn dĩ đã trở thành khuôn khổ. Đồng thời,nó làm tăng giá trịbiểu cảm của câu văn, câu thơ, diễn đạt một cách viên mãn dụng ý nghệ thuật củatác giả dân gian.Khác với văn học dân gian, văn học viết sử dụng ngôn từ trang trọng, mangsắc thái biểu hiện cao, có nhiều từ được xem là rất “đắc địa” khi làm tăng tínhbiểu cảm của câu thơ, câu văn một cách hết sức mạnh mẽ. Điển hình là nhà vănNguyễn Tuân- bậc thầy của ngôn ngữ: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như mộtáng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa banhoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”, “Và thời giancủa đồng hồ thủy tiên đêm tết xa như không ngớt thánh thót vương hương”, “SêKhốp là cái sáo diều vĩ đại, trên đôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực và nhịpthơ của lãng mạn”…Hình thức của các tác phẩm khá cầu kì, phức tạp, đặc biệt là các tác phẩmthuộc nền văn học trung đại với những quy tắc, khuôn khổ bắt buộc:“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảoNền cũ lâu đài bóng tịch dươngĐá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệtNước còn cau mặt với tang thươngNgàn năm gương cũ soi kim cổCảnh đấy người đay luống đoạn trường.”( Bà Huyện Thanh Quan, Hoài Cổ)Hay:“Ao thu lạnh lẽo nước trong veoMột chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”(Nguyễn Khuyến, Thu Điếu)13Do xu thế thời đại, dòng văn học viết buộc phải du nhập từ bên ngoài cácthể loại để đưa nền văn học nước nhà hội nhập cùng nền văn học thế giới. chẳnghạn, nhà thơ Xuân Diệu đã tiêp thu thể thơ vắt dòng từ văn học phương Tây:“Tôi muốn tắt nắng đicho màu đừng nhạt mấttôi muốn buộc gió lạicho hương đừng bay đi.”Thể thơ tự do cũng là một thể thơ được du nhập từ bên ngoài. Thơ tự dophá bỏ mọi sự cứng rắn, khắt khe về số câu, số chữ, bố cục, luật bằng trắc, vầnnhịp… Nó khiến quá trình sáng tác trở nên thoải mái và hứng thú hơn:“Còn chi nữa em ơi!Còn đâu ánh trăng vàng,Mơ trên làn tóc rối,Chân nàng trên đường sồi,Sương lá đổ vội vàng”(Lưu Trọng Lư, Còn Chi Nữa)Hay:“Dẫu tin tưởng chung một đời một mộngEm là em anh vẫn cứ là anhCó thể nào qua vạn lí trường thànhCuả hai vũ trụ chứa đầy bí mật.”(Xuân Diệu, Xa Cách)Văn học dân gian và văn học viết đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật khácnhau, tạo nên nét riêng biệt và nổi bật của hai bộ phận hợp thành nền văn họcdân tộc.4. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết:Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn họcdân tộc. khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khicó chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian vàvăn học viết.14Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từnội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Ví dụ như truyền thuyết “ThánhGióng” đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn họcdân tộc; thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tàitình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian…Văn học viết cũng có tác động trở lại văn học dân gian trên một số phươngdiện. Chẳng hạn, tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao,dân ca ( những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên… ):“Hai ta như Kim Trọng, Thúy KiềuĐã lắm lúc đắng, còn nhiều lúc cay.”Hay:“Anh mà bắt chước Thúc SinhThì anh đừng trách vợ mình Hoạn Thư.”Mối quan hệ của văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnhhưởng của văn học dân gian với văn học viết thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vựcsáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Cụ thể, trong bài viết “Mối quan hệ giữavăn học dân gian với văn học viết trong lịch sử văn học dân tộc”, Nguyễn Đình Chúđã chỉ rõ mối quan hệ ấy thông qua hai hiện tượng tiêu biểu: dùng chữ quốc ngữđể sưu tầm, ghi chép văn học dân gian và khai thác kho tàng văn học dân giantrong khi sáng tác văn học hiện đại.Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và vănhọc viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để15cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, cótác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.KẾT LUẬNGiữa văn học dân gian và văn học viết có nhiều nét tương đồng và khác biệt.đó là đặc trưng về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác và lưu truyền, nộidung phản ánh và thủ pháp nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng cũng có mối quan hệchặt chẽ, mật thiết với nhau và cùng tồn tại song hành trong nền văn học ViệtNam. Thông qua việc đối chiếu, chúng ta có thể thấy rằng, văn học dân gian là mộtbộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân lao động, được ghi lại bằngmột phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn học dân gian của mỗi dân tộclà một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất,làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc đó.Văn học dân gian và văn học viết sẽ luôn đứng bên cạnh nhau, bổ trợ và cùng pháttriển để xây dựng nên một nền văn học dân tộc phong phú, đa dạng và trườngtồn.16PHỤ LỤC*BẢNG: PHÂN BIỆT VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC VIẾT:STT1234TIÊU CHÍLực lượngsáng tácPhươngthức sángtác và lưutruyềnNội dungphản ánhThủ phápnghệ thuậtVĂN HỌC DÂN GIAN• Nhân dân lao động• Phục vụ sinh hoạt,sản xuất• Quê mùa, chất phác• Ngôn ngữ nói• Truyền miệng• Môi trường hội hè,đình đám• Sáng tạo tập thể• Đời sống dân dã• Cái nhìn của quầnchúng• Ngôn ngữ bình dân• Hình thức giản dị• Thể loại dân tộc• Đổi mới trong khuônkhổ truyền thống••••••••••••TÀI LIỆU THAM KHẢO17VĂN HỌC VIẾTTrí thứcThưởng thức nghệthuật, kiếm sốngCao nhã, trí tuệNgôn ngữ viêtVăn bản hóaMôi trường yên tĩnhDấu ấn cá nhânPhạm trù cao nhãCái nhìn của tầng lớptrí thứcNgôn từ trang trọngHình thức cầu kì, phứctạpThể loại du nhâp từbên ngoàiSTT123456789TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Bích Hà. Giáo trình VHDG Việt Nam. NXB ĐHSP, H, 2012.Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn. VHDG Việt Nam. NXBGD, H, 1998.Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hưng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp. VHDG- Những côngtrình nghiên cứu. NXB GD, H, 2001.Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hưng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp. VHDG- Những tácphẩm chọn lọc. NXB GD, H, 2002.Nguyễn Minh (sưu tầm). Ca dao, tục ngữ Việt Nam. NXB Thanh Hóa,2007.Nguyễn Xuân Kính. Thi pháp ca dao. NXB ĐHQG Hà Nội, 2004Vũ Ngọc Phan. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. NXB KHXH, 1978.Nguyễn Thanh Liêm. Bài viết: “ Thơ đường luật và thơ tự do”. Đăng trênwww.caulacbotinhnghesi.netNguyễn Đình Chú. Bài viết: “ Mối quan hệ giữa văn học dân gian và vănhọc viết trong lịch sử văn học dân tộc”. đăng trên huc.edu.vn*Bài viết còn rất nhiều thiếu sót, hạn chế em rất mong nhận được sự góp ý củathầy qua địa chỉ mail: Em xin chân thành cảm ơn.1819
Tài liệu liên quan
- Những ảnh hưởng của thế giới bên kia trong tín ngưỡng dân gian và văn chương cổ truyền Phần 2 doc
- 11
- 655
- 0
- Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết văn học dân tộc_2 pps
- 6
- 847
- 3
- Báo cáo nghiên cứu khoa học " " Liêu trai chí dị " với sáng tác dân gian và văn học truyền thống " ppsx
- 9
- 561
- 1
- Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
- 9
- 918
- 6
- Tài liệu Chuyên đề - SKKN Thể dục Đưa trò chơi dân gian và trò chơi vận động vào tiết dạy nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh THPT BÁ HIỂN
- 14
- 691
- 1
- Hãy dùng văn học dân gian và văn học cổ mà em đã học để làm sáng tỏ nhận định :Hai đặc điểm lớn chi phối văn học việt nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc
- 1
- 714
- 3
- Tiểu luận luật dân sự: Phân biệt Hợp đồng dân sự và Hợp đồng kinh tế
- 20
- 994
- 3
- Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
- 5
- 311
- 0
- Chuyên đề văn học dân gian: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Văn học dân gian và Văn học viết qua tác giả Tố Hữu
- 28
- 1
- 3
- Phân biệt Văn học dân gian và Văn Học viết
- 19
- 15
- 16
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(45.21 KB - 19 trang) - Phân biệt Văn học dân gian và Văn Học viết Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Chữ Viết Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết
-
So Sánh Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết (Ngắn Gọn)
-
[CHUẨN NHẤT] So Sánh Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết - TopLoigiai
-
Ví Dụ Về Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết - TopLoigiai
-
Mối Quan Hệ Giữa Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết - Luật Hoàng Phi
-
Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết Có Mối Quan Hệ Như Thế Nào?
-
Chữ Viết Của Văn Học Dân Gian
-
Văn 10 - So Sánh Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết - HOCMAI Forum
-
Nêu Những điểm Phân Biệt Văn Học Dân Gian Với Văn Học Viết.
-
Tổng Kết Phần Văn Học - Củng Cố Kiến Thức
-
Mối Quan Hệ Giữa Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết Trong Lịch Sử Văn ...
-
Văn Học Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Văn Học Việt Nam - Củng Cố Kiến Thức
-
Mối Quan Hệ Giữa Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết
-
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ... - Văn Học Là Nhân Học