Phân Biệt Về Tụ đề Và Tụ Ngậm - Sửa điện Nước

Phân biệt về tụ đề và tụ ngậm

Động cơ 1 pha là động cơ không có momen khởi động do từ trường trong nó lúc roto đứng yên là từ trường đập mạch. Người ta tạo ra momen khởi động bằng nhiều cách( thêm điện trở, thêm tụ, làm vòng ngắn mạch,..), hay gặp nhất là dùng tụ. Tụ được nối nối tiếp với 1 trong 2 cuộn để tạo góc lệch(điện) với cuộn còn lại. Khi động cơ đã khởi động và chạy đến tốc độ định mức thì có thể loại tụ ra. Tuy nhiên, việc loại tụ ra trong nhiều trường hợp là không cần thiết( do phức tạp) do vậy người ta vẫn để tụ làm việc. Việc để tụ làm việc hay chỉ để khởi động phải được chỉ định từ trước để quấn dây(cuộn nối tiếp với tụ) phù hợp. Trong một số trường hợp cần momen khởi động lớn, máy có cả tụ khởi động và tụ làm việc riêng.

Khi bạn có điều kiện khảo sát các mô-tơ (motor) điện AC một pha.Như các động cơ máy bơm nước,máy điều hòa nhiệt độ..v..v..Bạn sẽ thấy một tụ khá lớn, được kết nối với các đầu dây ra của mô-tơ. Thông thường, người ta gọi các tụ này là “capa đề” (tụ đề) hoặc “capa ngậm” (tụ ngậm). Chữ “capa” được xuất phát từ tiếng Anh là “capacitor” (nghĩa là tụ điện).

Khi sửa máy bơm nước,sửa điều hòa bị hỏng tụ điện, bạn cần tìm hiểu tụ điện phân biệt được các loại tụ này và đọc đúng giá trị để chọn mua thay thế, nếu chọn sai, mô-tơ sẽ không đạt được hiệu suất làm việc tối ưu hoặc tụ sẽ bị hỏng ngay khi vừa thay vào.

Tụ ngậm là gì ?

cách phân biệt tụ ngậm

Hình dáng tụ ngâm

Tụ ngậm hoặc tụ ngâm có chức năng giảm dòng điện (A) tăng công suất trong suốt thời gian làm việc của động cơ khi nguồn điện 1 pha không ổn định.Hay nói cách khác Tụ ngậm duy trì điện áp ổn định khi morto làm việc.

Cách phân biệt tụ ngâm

  • Thụ ngâm có dung lượng nhỏ dưới 100 microfaras (uF)
  • Có sai số dung lượng nhỏ + - 5%
  • Điện áp hoạt động tối đa 350V AC – 450V ~ 50HZ

Khi lựa chọn tụ ngậm để thay thế, chúng ta cần chú ý đến giá trị điện áp ghi trên thân tụ và giá trị điện dung (giá trị điện áp phải bằng hoặc cao hơn, giá trị điện dung phải gần với tụ cần thay thế).

Tụ đề là gì ?

Cách phân biệt đề Điện Nước Đức Hùng

MỜI BẠN ĐỌC THAM KHẢO

  • Tài liệu quấn motor máy bơm nước
  • Hướng dẫn cách đo tụ quạt điện

Tụ đề thường là tụ không phân cực. Tụ đề có nhiệm vụ tăng mô-men (moment) khởi động cho mô-tơ trong một khoảng thời gian ngắn, đồng thời, cho phép mô-tơ có thể dừng và chạy một cách nhanh chóng. Thông thường, khởi động mô-tơ, tụ đề sẽ làm lệch pha dòng điện đặt vào cuộn đề trong mô-tơ và làm cho mô-tơ đủ mô-men để tăng tốc đến khoảng ¾ tốc độ tối đa, khi đó, tụ này sẽ được ngắt ra khỏi mạch bằng một công tắt ly tâm (centrifugal switch) đặt bên trong mô-tơ khi đã đạt đến số vòng quay tối đa.

Cách phân biệt tụ đề

  • Một số hãng sẽ có dòng chữ MOTOR STARTING
  • Tụ đề cho morto 1 pha thường có dung lượng lớn từ 100 microfaras (uF) trở lên
  • Có sai số dung lượng lớn 20-30%
  • Điện áp hoạt động tối đa 250V AC – 450V ~ 50HZ

Khi cần thay thế, cũng tương tự như cách lựa chọn tụ ngậm, ta cần quan tâm đến giá trị điện dung và điện áp của tụ đề (giá trị điện áp phải bằng hoặc cao hơn, giá trị điện dung phải gần với tụ cần thay thế).

Ý nghĩa các thông số ghi trên tụ điện

+ Một tụ nếu ghi: 333K – 100V – tức là, điện dung của tụ là C = 33 x 103 pF = 33 nF, điện áp để đánh thủng là Umax – 100V. Còn chữ “K” trên tụ biểu thị sai số của tụ (+/- 10%). + Một tụ nếu ghi: .022 K – 100V – tức là, điện dung của tụ là C = 0.022 µF = 22 nF (sai số +/- 10%). Còn điện áp để đánh thủng Umax = 100V + Một tụ nếu có ghi: 104 – tức là, điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF. Còn chữ “j” (có lúc là “J”) trên tụ chỉ sai số điện dung là +/- 5% + Một tụ nếu được ghi: 2A104j – tức là, điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF. Còn sai số điện dung +/- 5%, và chữ “A” trên tụ chỉ điện áp Umax = 100V

ST. suadiennuochanoi.vn

Từ khóa » Tụ điện Ngâm