Phân Biệt Vi Khuẩn, Virus, Nấm Hại Gây Bệnh Đối Với Cây Trồng
Có thể bạn quan tâm
Nông nghiệp
Phân Biệt Vi Khuẩn, Virus, Nấm Hại Gây Bệnh Đối Với Cây TrồngPhân Biệt Vi Khuẩn, Virus, Nấm Hại Gây Bệnh Đối Với Cây Trồng
Thưa bà con, bệnh hại là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng. Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp của chúng ta phát triển mạnh, vườn cây càng tăng lên nhiều thì nhiều loại bệnh hại trên cây cũng càng sinh ra nhiều hơn và càng khó chữa trị hơn,…
Chẳng hạn như sự bùng phát của bệnh vàng lá thối rễ đã tàn phá nhiều vườn cây ăn trái có múi, hay bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu, bệnh thối thân, trái, xì mũ,…Nguyên nhân gây ra bệnh cho có rất nhiều như do vi khuẩn, vi rút, nấm hại trong đất, mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, do sâu hại, tuyến trùng tấn công gây vết thương,…
Bà con cần nhớ phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, chúng ta nên hiểu rõ nguyên nhân và các nguy cơ gây ra bệnh để phòng ngừa cho cây, nếu cây có mắc bệnh rồi thì dùng phương pháp hiệu quả nhất để chữa trị, không nên phun thuốc một cách mù quáng, làm thiệt hại nặng nề thêm,…
Hôm nay, mời bà con tìm hiểu 3 nguyên nhân gây bệnh chính trên cây trồng là Nấm, Vi Khuẩn, Vi rút với Tin Cậy nhé, từ đó hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế gây hại của chúng, để có cách phòng ngừa bệnh cho cây tốt hơn (chi tiết tại Bảng so sánh “Phân biệt vi khuẩn, virus, nấm hại gây bệnh đối với cây trồng”)
Nội Dung | Nấm | Vi Khuẩn | Vi rút (Siêu Vi Trùng) |
Khái quát | Nấm gây bệnh cho cây trồng là những sinh vật dị dưỡng (có nghĩa là chúng cần nguồn dinh dưỡng bên ngoài để sinh trưởng và phát triển), không có diệp lục tố, sắc tố, sống ký sinh ở các bộ phận và gây bệnh cho cây, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. | Vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng là các vi sinh vật đơn bào kích thước nhỏ bé, có nhiều hình dạng khác nhau, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, một số chủng vi khuẩn thậm chí còn có khả năng di chuyển, có thể nhân nuôi trong môi trường nhân tạo. | Virus gây bệnh cho cây trồng là loại sinh vật sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, bé hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần, bản chất nó chỉ là một cấu trúc hữu cơ Axit Nucleic (DNA hoặc RNA) được bao bọc trong một lớp áo Protein và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. |
Đặc Điểm | Nấm ký sinh là đối tượng gây bệnh hại chính trên cây trồng. Có rất nhiều chủng loại nấm, trong đó có loại nấm gây hại và có loại nấm tốt cho cây trồng. Ví dụ như nấm Trichoderma – một loại nấm đối kháng có khả năng kiểm soát và ức chế các loại nấm gây gây bệnh cho cây, ngoài ra nó còn có khả năng phân hủy cellulase…nên thường được ứng dụng trong việc ủ phân chuồng… Cơ quan sinh trường của nấm có cấu tạo dạng sợi và sinh sản bằng bào tử. Nấm hoạt động mạnh khi độ ẩm cao. Nấm bệnh tồn tại trong đất, trong tàn dư sau thu hoạch, trong nước và trong cả không khí. Nấm đất gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ. | Có rất nhiều chủng loại vi khuẩn trong môi trường tự nhiên, ngoài những vi khuẩn gây hại thì cũng có những vi khuẩn giúp đất đai màu mỡ, đối kháng với các vi khuẩn gây hại và thành phần tạo nên các loại phân bón vi sinh để cải tạo đất. Ví dụ như vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh ở cây họ đậu, bao gồm Rhizobium, Bradyrhizobium, Frankia… hay các chủng vi sinh Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus… giúp ức chế vi khuẩn gây hại cho cây trồng. Đa số vi khuẩn phát triển trong trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ từ 20-30°C. Bị ánh sáng trực xạ tiêu diệt. Sinh sản bằng cách tự phân đôi tế bào. Vi khuẩn lây lan qua nước, gió và qua vết thương do côn trùng cắn trên cây… Bệnh do vi khuẩn gây ra thì dễ phòng ngừa nhưng lại khó chữa trị do mật số của vi khuẩn rất cao. Dễ phát sinh trở lại khi điều kiện độ ẩm cao, mùa mưa… | Theo nghiên cứu cho thấy có khoảng 1000 loài vi rút ký sinh gây bệnh cho thực vật. Ngoài ra cũng có những loại vi rút có lợi cho nông nghiệp vì chúng khả năng ký sinh và tiêu diệt sâu hại như vi rút Baculo, đang được ứng dụng để sản xuất thuốc trừ sâu. Vi rút thực chất chỉ là một cấu trúc hữu cơ thông qua tương tác với cơ thể sống khác để sống sót và nhân lên. Vi rút có phương thức sinh sản tái tạo và phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chủ… Vi rút xâm nhiễm vào cây thụ động thông qua côn trùng, con người, gió, nước, tồn tại thông qua các mô thực vật được nuôi cấy, chiết, giâm cành và cả hạt giống… Vi rút di chuyển trong cây phụ thuộc vào quá trình vận chuyển dòng dinh dưỡng của cây. |
Gây Hại | Nấm có rất nhiều cách gây hại cho cây trồng như tấn công vào vết thương trên cây hoặc xâm nhập thẳng qua mô tế bào non, mềm ở rìa lá, gân lá, rễ, thân, chồi non…. Nấm rất nguy hiểm vì nó chủ động tấn công vào các mô thực vật để xâm nhập vào cây trồng. Chứ không thụ động, xâm nhập qua vết thương như vi khuẩn và vi rút…Nấm gây hại luôn tồn tại dưới dạng bào tử ở môi trường xung quanh cây, thậm chí là ở trên cây. Khi gặp điều kiện thích hợp, theo gió, nước hoặc côn trùng…, bào tử nấm sẽ xâm nhập và phát triển trên cây.- Bào tử nấm ký sinh sẽ mọc ra vòi bám. Vòi của nấm đi đến đâu sẽ tiết ra men phân hủy tầng cutin đến đó, vòi hút đục thủng màng tế bào và hút chất dinh dưỡng cây trồng, tạo thành các vết lở loét, thối các bộ phận trên cây, cây còi cọc và chết dần… Bào tử lớn và phát triển thành sợi nấm, sau khi kết thúc thời kỳ sinh trưởng, sợi nấm sẽ sinh ra các cơ quan sinh sản, phát triển qua lỗ khí không thành từng cụm sinh ra bào tử, phát tán gây hại ở điểm khác. | Quá trình xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh cho cây bao gồm các giai đoạn: xâm nhập – ủ bệnh – phát bệnh. Vi khuẩn có nhiều cách xâm nhập vào mô cây khác nhau theo các con đường như: vết thương, lỗ hở tự nhiên trên cây, hay xâm nhập trực tiếp qua các mô của cây không có cutin bảo vệ như lông rễ… Sự di chuyển của vi khuẩn gây ra bệnh cho cây:Di chuyển phát triển trong gian bào: nhờ các enzym của vi khuẩn phân giải các mảnh gian bào, làm cấu trúc mô thực vật bị phá hủy, gây ra những triệu chứng đốm lá, bệnh lở loét,…- Di chuyển phát triển trong hệ thống mạch dẫn của cây: vi khuẩn làm tắc sự vận chuyển lưu thông nước, chất dinh dưỡng làm nâu đen bó mạch dẫn, dẫn đến triệu chứng héo rũ toàn thân cây như bệnh héo xanh cà chua, thối cải bắp… Kiểu hỗn hợp mạch dẫn – nhu mô: vi khuẩn sau khi xâm nhập lại có thể vừa di chuyển trong bó mạch dẫn sau đó lại vừa lan rộng trong nhu mô. Khi xâm nhiễm mạch dẫn gây ra héo rũ, khi lan rộng trong nhu mô lá, quả tạo ra đốm lá, thối nhũn… | Khi vi rút xâm nhập vào được tế bào của cây, nó sẽ làm cho những tế bào đang khỏe mạnh của cây thành những tế bào dị dạng hoặc thành tế bào có cấu trúc khác lạ, làm cho cây bị biến dạng, ví dụ như: Bệnh Khảm do Mosaic virus gây ra trên các loại cây trồng như: cà chua, ớt, khoai mì, thuốc lá… làm lá cây bị xoắn lại, lốm đốm, cây còi cọc, trái nhỏ và dị dạng, không có năng suất. Phương thức gây hại thứ hai là vi rút sẽ sử dụng những hợp chất dinh dưỡng, năng lượng của cây để nó phát triển và sinh sản, do đó, nó làm cản trở quá trình hoạt động của tế bào và sinh trưởng của cây, làm cho cây suy yếu và chết dần. |
Ví Dụ | Bệnh thán thư trên sầu riêng do nấm Colletotrichum gloeosporioidess. gây ra. Trái xoài bị bệnh thán thư cũng do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. | Vi khuẩn Pantoea stewartii gây ra bệnh xơ đen trên mít. Ngoài ra nó cũng gây ra bệnh héo vi khuẩn và bệnh bạc lá trên bắp. Bệnh chổi rồng trên cây nhãn do vi khuẩn nhóm Gamma Proteopacteria | Bệnh phấn trắng trên cây chanh dây do virus Passion Fruit Woodiness gây ra. Virus gây hại và làm cho quả chanh dây có màu trắng, quả khô cứng lại, lá vàng, quoắn quéo… |
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Trên đây là những chia sẻ của Tin Cậy về cách phân biệt vi khuẩn, virus, nấm hại gây bệnh đối với cây trồng, hy vọng sẽ giúp bà con có cái nhìn khái quát và phân biệt được sự khác nhau trong cơ chế gây hại của Nấm, Vi khuẩn và Vi rút đối với cây trồng.
Cơ bản chúng ta có thể thấy, 3 nguyên nhân này luôn tồn tại ở môi trường xung quanh và ngay cả trên cây để đợi thời cơ thích hợp phát triển gây hại cho cây. Vì vậy, bà còn cần phải luôn có các biện pháp canh tác phù hợp để phòng ngừa bệnh hại cho cây trồng, phòng ngừa bao giờ cũng hiệu quả hơn chữa trị.
Về các phòng ngừa các tác nhân gây bệnh hại cho cây trồng, Tin Cậy sẽ tiếp tục chia sẻ cho bà con trong bài viết lần tới. Xin chào và hẹn gặp lại bà con!
Tác giả: Mỹ Linh
Mọi thông tin về “Phân biệt vi khuẩn, virus, nấm hại gây bệnh đối với cây trồng”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Thời Điểm Thăm Vườn Sầu Riêng Hiệu Quả
Thời Điểm Thăm Vườn Sầu Riêng Hiệu Quả Việc thăm vườn đúng thời điểm giúp [...]
19 Th12Cách Anh Thuộc Dùng Đạm Cá Kéo Cơi Đọt Sau Mắt Cua
Cách Anh Thuộc Dùng Đạm Cá Kéo Cơi Đọt Sau Mắt Cua Vụ mùa sầu [...]
18 Th12Kích Cây Đi Cơi Đọt Sau Mắt Cua
Kích Cây Đi Cơi Đọt Sau Mắt Cua Việc kiểm soát và quản lý được [...]
12 Th12Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết Anh Thiết – một nhân vật làm [...]
29 Th11Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ Tình hình sầu riêng nghịch [...]
26 Th11Bệnh Chết Đứng Trên Cây Sầu Riêng
Bệnh “Chết Đứng” Trên Cây Sầu Riêng Hiện nay nhiều nhà vườn đang gặp tình [...]
30 Th10Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Bài viết gần đây- 19 Th12 Thời Điểm Thăm Vườn Sầu Riêng Hiệu Quả
- 18 Th12 Cách Anh Thuộc Dùng Đạm Cá Kéo Cơi Đọt Sau Mắt Cua
- 17 Th12 Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ
- 16 Th12 Giải Pháp Xử Lý Khí Độc NO2 Đối Với Ao Nuôi Tôm
- 12 Th12 Kích Cây Đi Cơi Đọt Sau Mắt Cua
- 0903 908 671 0909 307 123 0902 882 247 0902 671 281
- Trang chủ
- NÔNG NGHIỆP
- Chế phẩm sinh học cho trồng trọt
- Nông Cụ – Máy Nông Nghiệp
- Bình Xịt Điện
- Máy Cắt Cỏ
- Dây Phun Áp Lực
- Ống Nhựa PVC
- Máy Bơm Nước
- Máy Nổ
- Bình Xịt 2 Thì
- Cưa Xích
- Máy Thổi lá
- Máy Xịt – Máy Phun
- Phân bón
- Men vi sinh cho chăn nuôi
- Thuốc BVTV
- Thiết Bị Đo Lường Cho Nông Nghiệp
- Combo Nông Nghiệp
- Bảng Giá Tổng Hợp
- THỦY SẢN
- Thiết Bị, Test Nhanh
- Test Sera
- Test JBL
- Kit thủy sản khác
- Đo Độ Mặn
- Đo pH
- Đo Kiềm
- Đo Oxy
- Đo Khí Độc
- Đo Đa Chỉ Tiêu
- Xử Lý Nước
- Vi Sinh Xử Lý Nước Và Khí Độc
- Chế Phẩm Sinh Học Khác
- Hóa Chất Diệt Khuẩn
- Hóa Chất Khác
- Thuốc Phòng, Trị Bệnh
- Kháng Sinh
- Thuốc Xổ Giun Sán
- Ngừa Bệnh
- Vitamin, Khoáng, Men Tiêu Hóa, Dinh Dưỡng
- Vitamin & Khoáng Cá
- Vitamin & Khoáng Tôm
- Men Tiêu Hóa
- Dinh Dưỡng Bổ Sung
- Combo Thủy Sản
- Combo vi sinh EM thủy sản
- Combo cám Hikari
- Bảng Giá Tổng Hợp
- Vi Sinh
- Thuốc & Khoáng
- Test Sera
- Test JBL
- Thiết Bị Đo
- Thức Ăn Cá Koi
- Mẹo Xử Lý Hay Cho Ao Nuôi
- Thiết Bị, Test Nhanh
- MÔI TRƯỜNG
- Vi sinh xử lý môi trường
- Hóa Chất, Vật Tư Môi Trường
- Thiết Bị Môi Trường
- Đĩa Thổi Khí
- Bảng Giá Tổng Hợp
- THIẾT BỊ
- Thiết Bị Đo Thực Phẩm
- Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm
- Điện Cực
- Thiết Bị Đo Lường
- Thiết Bị Quan Trắc
- Thiết Bị Y Tế
- Bảng Giá Tổng Hợp
- VẬT TƯ TIÊU HAO
- An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
- Thuốc Thử HACH
- Vật Tư Tiêu Hao Ngành Xăng Dầu
- Môi Trường Nuôi Cấy Vi Sinh
- Petrifilm 3M
- Bảng Giá Tổng Hợp
- TIN TỔNG HỢP
- KHUYẾN MÃI
- BÀI VIẾT
- Thủy Sản
- Nông Nghiệp
- Môi Trường
- Thực Phẩm
- Công Nghiệp
- Vật Tư Xăng Dầu
- LIÊN HỆ
- Thông Tin Liên Hệ
- Sitemap
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Vi Khuẩn Gây Bệnh Trên Cây Trồng
-
Các Bệnh Do Virus Và Vi Khuẩn Gây Ra Trên Cây Trồng
-
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG DO VI KHUẨN? VI KHUẨN GÂY BỆNH ...
-
[PDF] 11 Các Bệnh Phổ Biến Trên Một Số Cây Trồng Quan Trọng
-
Phân Biệt Vi Khuẩn, Virus Với Nấm Bệnh Gây Hại Cho Cây Trồng
-
Một Số Bệnh Do Vi Khuẩn Và Virus Gây Ra Trên Cây Trồng
-
Bệnh Hại Cây Trồng Do Vi Khuẩn - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Cách Nhận Biết Các Loại Bệnh Gây Hại Chính Cho Cây Trồng
-
Dung Dịch NANOBAC Trị Vi Rút, Vi Khuẩn Gây Bệnh Trên Cây Trồng - T67
-
Bệnh Do Vi Khuẩn, Virut (virus) - Cẩm Nang Cây Trồng
-
[PDF] PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ MẪU BỆNH THỰC VẬT
-
Quy Trình Kỹ Thuật Phòng, Chống Một Số Bệnh Hại Trên Cây Có Múi
-
Bệnh Từ đất: Nguy Hiểm, Khó Phòng Trừ
-
Phòng Trị Nấm Khuẩn Gây Bệnh Trên Cây Trồng Bằng Chế Phẩm Vi Sinh