Phân Biệt Viêm Họng Sốt ở Người Lớn Và Trẻ Em - Hapacol

SỐT CAO VIÊM HỌNG NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ NHỎ KHÁC GÌ NHAU? fb-share-icon Follow Me Tweet

Vào thời điểm giao mùa, cơ thể chúng ta rất dễ bị sốt cao viêm họng, nhưng không phải ai cũng hiểu về các triệu chứng cũng như cách khắc phục nếu không may gặp phải. Tuy nhiên, biểu hiện bệnh sốt cao viêm họng ở người lớn và trẻ em có nhiều điểm khác nhau. Vậy điểm khác biệt là gì?

Phân biệt triệu chứng sốt viêm họng ở người lớn và trẻ em

Triệu chứng sốt viêm họng ở người lớn

  • Sốt cao từ 39 – 40 độ C.
  • Cảm giác đau rát, đau họng khi nuốt. Cảm giác đầu tiên là khô nóng họng, sau đó tăng dần khi nói, ho và nuốt.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, khàn giọng.
  • Ho khan.
  • Amidan viêm và sưng to, có thể xuất hiện đốm trắng trên khu vực cuống họng.
  • Nổi hạch ở cổ.

Triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ em

  • Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi.
  • Đau họng, ho khan, ho có đờm.
  • Sốt nhẹ (<39 độ C) hoặc sốt 39 độ – 40 độ C
  • Khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn.
  • Ói mửa, đi đại tiện phân lỏng.

Nguyên nhân chủ yếu

Các yếu tố về môi trường như: Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột; môi trường ô nhiễm khói bụi; thay đổi chỗ ở… Ở trẻ nhỏ, có thể đến từ việc thay đổi chế độ ăn dặm hoặc cai sữa.

Do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm: virus cúm, sởi, Adeno… Các trường hợp bị viêm họng do vi khuẩn thường ít gặp hơn, thường do phế cầu, liên cầu, tụ cầu gây ra. Ngoài ra, nấm Candida cũng có thể gây hiện tượng này.

Phân biệt sốt cao viêm họng người lớn và trẻ em

Viêm họng sốt thường do virus gây ra

Hiện tượng sốt cao viêm họng có thể thuyên giảm và biến mất trong vài ngày hay 1 tuần nếu chúng ta áp dụng những phương pháp xử lý đúng cách.

Cách chữa bệnh sốt cao viêm họng ở người lớn và trẻ nhỏ

Sốt cao viêm họng ở người lớn

Dù là người trưởng thành có sức đề kháng hoàn thiện hơn so với trẻ nhỏ thế nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Một số hướng dẫn dưới đây có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu do sốt cao viêm họng gây ra như:

  • Uống trà và mật ong: Hòa một thìa mật ong trong một chén trà và thêm nửa quả chanh. Dung dịch này sẽ làm bạn nhanh chóng hết đau rát ở cổ họng, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái.
  • Vỏ xoài và nước lọc: lấy 125ml nước đun sôi để nguội pha với 10ml nước của vỏ quả xoài và dùng dung dịch này để súc miệng hàng ngày sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng đau rát cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối. Súc miệng mỗi ngày bằng nước muối có thể làm giảm tình trạng viêm họng. Lưu ý bạn nên mua nước muối tại các nhà thuốc, siêu thị. Không nên tự ý pha nước muối vì không đảm bảo vệ sinh cũng như không đúng nồng độ khuyến cáo.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt hay trị viêm họng cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng giảm. Khi sử dụng thuốc trong một vài ngày mà tình trạng sốt cao viêm họng không cải thiện, người bệnh nên tái khám lại. Bác sĩ có thể xem xét tăng liều lượng kháng sinh, đổi thuốc hoặc phối hợp thuốc.

Trong chế độ ăn hàng ngày tăng cường thực phẩm chứa vitamin C, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước có gas, rượu bia…

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước có gas, rượu bia…khi bị sốt cao viêm họng

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp giảm triệu chứng viêm họng

Sốt cao viêm họng ở trẻ nhỏ

Khi thấy trẻ sốt cao viêm họng, bố mẹ cần tìm cách hạ thân nhiệt cơ thể như lau người bằng nước ấm, đắp khăn ướt lên trán, cho trẻ uống nhiều nước.

Chú ý giữ ấm vùng mũi, cổ họng và ngực của trẻ, cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú thường xuyên hơn.

Việc sử dụng thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ. Nếu sau 24-48 giờ, các triệu chứng vẫn không cải thiện, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện để theo dõi và điều trị.

Những lưu ý khi điều trị viêm họng sốt 

Khi điều trị viêm họng sốt cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạ sốt: Hạ sốt là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của sốt cao. Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C cần được hạ sốt bằng cách dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Người lớn có thể hạ sốt bằng các phương pháp như uống nước ấm, lau người bằng khăn ấm, chườm mát,…
  • Giữ ấm: Người bị sốt cần được giữ ấm, tránh nhiễm lạnh. Đối với trẻ em cần phải mặc quần áo ấm, đủ che kín cổ, đầu.
  • Uống nhiều nước: Người bị sốt thường bị mất nước nhiều hơn bình thường. Do đó, cần cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả để bù nước.
  • Chú ý chế độ ăn uống: Người bị sốt viêm họng nên có chế độ ăn uống khoa học, không nên sử dụng nhiều các đồ ăn hoặc thức uống lạnh, hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Đối với trẻ em nên cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi và chống lại nhiễm trùng. Người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà và tránh tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh.
  • Tạo độ ẩm cho không gian nghỉ ngơi: Dùng máy tạo độ ẩm giúp giữ ẩm cho không khí, giúp làm dịu cổ họng và giảm ho.
  • Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ: Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như sốt cao không hạ, khó thở,… cần đưa trẻ đi khám ngay.

Ngoài ra, cha mẹ và người lớn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc trẻ bị viêm họng sốt:

  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nước ngọt có ga.
  • Không cho trẻ tắm quá lâu, quá nóng.

Trẻ bị sốt viêm họng thường có sức đề kháng yếu, do đó cần được chăm sóc cẩn thận để nhanh chóng khỏi bệnh.

Sốt cao viêm họng khá phổ biến ở người lớn và trẻ nhỏ. Người bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách. Hy vọng những thông tin trong bài viết này hapacol đã giúp bạn hiểu sự khác biệt triệu chứng sốt viêm họng ở người lớn và trẻ em rồi nhé!

Nguồn tham khảo:

https://khoataimuihongnhi.com/viem-hong-cap-o-nguoi-lon/

http://dongytphcm.com/sot-viem-hong-o-nguoi-lon/

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Từ khóa » Viêm Họng Sốt Cao ở Người Lớn