PHÂN BIỆT VIÊM MŨI XOANG, VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ VIÊM MŨI ...

1. Viêm mũi xoang Xung quanh hốc mũi của chúng ta còn có các xoang. Đó là các khoang khí nằm trong các xương vùng mặt. Các xoang này thông với hốc mũi. Vì vậy khi bị viêm mũi, rất dễ dẫn đến viêm xoang

Nguyên nhân Phần lớn các trường hợp viêm mũi xoang là do siêu vi, tương tự như viêm mũi thông thường. Ngoài ra một số trường hợp có thể là do vi khuẩn gây ra, với những triệu chứng nặng hơn và cần sự can thiệp của kháng sinh. Một số yếu tố nguy cơ của viêm mũi xoang đó là: hút thuốc lá, lớn tuổi, hen suyễn, dị ứng, bệnh lý răng miệng, miễn dịch kém… Triệu chứng Triệu chứng của viêm mũi xoang bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức nặng mặt và giảm khả năng ngửi. Một điểm cần lưu ý là cần phân biệt viêm mũi xoang là do siêu vi hay do vi khuẩn. Điều này thường dựa vào thời gian bệnh. Viêm mũi xoang do siêu vi thường tự khỏi hoặc cải thiện trong vòng 10 ngày. Viêm mũi xoang do vi khuẩn có thời gian bệnh kéo dài hơn và có khi diễn tiến ngày càng nặng hơn sau 10 ngày. Đó là lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ tai mũi họng. Họ biết rõ cách so sánh viêm mũi dị ứng – viêm mũi thông thường – viêm xoang và giúp bạn xác định được bạn có viêm xoang hay không. Nhờ vào công cụ nội soi mũi, bác sĩ có thể thấy mủ chảy ra từ xoang, hoặc các khối polyp hoặc nhờ Xquang, CT-scan thấy được hình ảnh mờ các xoang. Đó là những dấu hiệu giúp xác định bệnh viêm mũi xoang. 2. Viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại, loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ. Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ đa phần xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng, nóng ẩm, tỷ lệ mắc bệnh tùy thuộc vào thời tiết. Ngoài ra, cách điều trị viêm mũi dị ứng còn tùy thuộc mức độ bệnh và tiến triển thành mãn tính hay chưa. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như sau:

  • Thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, dẫn đến hắt hơi liên tục.
  • Cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Chảy nhiều nước mũi trong suốt giống như nước lã.
  • Vùng vòm hầu họng có cảm giác ngứa.
  • Những cơn hắt hơi chảy nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi.
  • Nếu không được chữa trị, triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Đối với viêm mũi dị ứng không có chu kỳ, biểu hiện cũng giống như loại có chu kỳ. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc vào thời tiết. Cơn viêm mũi không xảy ra đột ngột, mà chỉ có dấu hiệu hắt hơi vài cái, nhưng tình trạng nghẹt mũi thường tăng dần và kéo dài hơn trong khoảng thời gian giữa hai cơn liên tiếp.

Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng ngày qua ngày trong thời gian dài sẽ trở thành bệnh mãn tính. Khi đó, tình trạng nghẹt mũi xảy ra gần như thường xuyên, có khả năng dẫn đến ù tai, kèm theo nhức đầu, đau nặng đầu (những triệu chứng này khá giống với viêm xoang, rất dễ gây nhầm lẫn). Một số trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài có thể gây ra loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do bị nghẹt mũi.3. Viêm mũi thông thường Đây là bệnh rất rất thường gặp, mà chúng ta hay gọi là sổ mũi do cảm lạnh. Tên chính xác của nó là “nhiễm siêu vi đường hô hấp trên”. Tuy nhiên các bạn nên nhớ cảm lạnh khác với cảm cúm nhé. Cảm cúm do một loại siêu vi đặc biệt khác, gây ra những triệu chứng trầm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Nguyên nhân Có hơn 200 loại siêu vi có thể gây ra viêm mũi thông thường. Mỗi loại siêu vi còn chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Do đó, cơ thể chúng ta khó lòng sản sinh ra miễn dịch chống lại được tất cả các loại siêu vi trên. Đó là lí do vì sao mà từ nhỏ tới lớn, chúng ta bị cảm lạnh vô cùng nhiều lần không đếm xuể và tự hỏi vì sao cơ thể cứ mãi chịu thua bởi chứng bệnh “thông thường” này.

Triệu chứng Các dấu hiệu ở mũi hay gặp nhất là chảy nước mũi và nghẹt mũi. Ngoài ra, các triệu chứng ở họng cũng rất hay đi kèm như đau họng, ngứa họng, khô họng. Đôi khi các bác sĩ cũng gọi bệnh này là viêm mũi họng. Các cơn ho khan kéo dài thường xuất hiện trễ hơn các dấu hiệu trên. Ho trong trường hợp này thường không liên quan đến các bệnh lý ở phổi. Những khó chịu khác các bạn có thể dễ dàng hình dung khi bị cảm lạnh đó là mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ, nhức đầu… 4. Phân biệt viêm mũi dị ứng, viêm xoang và viêm mũi bình thường

5. Phòng bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang

  • Không nên nuôi thú cưng nếu bạn đã và đang dị ứng với lông thú, cụ thể là các loại chó, mèo, chuột…
  • Thường xuyên giặt giũ và vệ sinh các loại vật dụng cá nhân như chăn, ga, gối, đệm, bọc ghế…
  • Đảm bảo môi trường sống, không gian nghỉ ngơi thật thoáng mát, sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không để nhà ở bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể và vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào hay sử dụng chất kích thích.
  • Hạn chế tiếp xúc với những khu vực ẩm mốc, bụi bẩn, nơi có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường và khi dọn vệ sinh, giữ ấm cho cổ và mặt vào mùa lạnh.
  • Vào thời điểm giao mùa bạn nên giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định.
  • Tránh xa nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã từng khiến bạn dị ứng trước đó.
  • Tăng cường đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch bằng việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất. Chủ yếu có trong các loại trái cây giàu vitamin C, thực phẩm có tính chất ấm như gừng, tỏi…
  • Áp dụng các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng tại nhà trước khi sử dụng thuốc tây. Chẳng hạn như uống trà gừng, xông hơi tinh dầu, thảo dược…
  • Bạn không nên ăn thường xuyên các thực phẩm có tính chất lạnh như tôm, cua… và một số loại thực phẩm khác gây ê buốt như kem, nước đá hay sữa lạnh…

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Viêm Xoang Và Viêm Mũi Dị ứng