PHÂN BÓN MIỀN NAM VỚI CÂY CHANH DÂY (CHANH LEO)
Có thể bạn quan tâm
1.1. Nguồn gốc
Chanh dây hay chanh leo còn được gọi với tên mắc mát, mát mát, lạc tiên hoa tía (Tên khoa học là Passiflora edulis), là một loài dây leo sống lâu năm lớn nhanh với thân bò leo. Là một loài trong chi Lạc tiên (Passiflora), chanh leo có các hoa lớn với các nhụy và nhị hoa to, có thân cứng nhất trong chi Lạc tiên. Tên gọi có chữ “chanh”, nhưng nó không có quan hệ họ hàng gì với các loài chanh trong chi Cam chanh (Citrus spp.). Quả chanh leo để làm đồ uống giải khát hoặc trong trong ngành công nghiệp chế biến khác.
Ở Việt Nam, có khoảng 40 địa phương đang trồng cây chanh dây, chủ yếu được trồng ở các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắk Nông, đã và đang mở rộng ra khắp vùng Tây Nguyên và một số tỉnh phía bắc như: Sơn La, Nghệ An, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình… Năng suất chanh leo bình quân cả nước đạt 20,32 tấn/ha chủ yếu xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
1.2. Đặc điểm sinh học, thích hợp
– Nhiệt độ từ 16 oC – 30oC;
– Độ pH: 5,5-6;
– Độ mùn > 1%; tầng canh tác sâu > 50cm.
2. Kỹ thuật canh tác cây chanh dây với Phân bón Miền Nam2.1 Chuẩn bị giống, đất trồng và kỹ thuật trồng
a. Giống
Ở nước ta, hai giống chanh dây được trồng phổ biến là giống chanh dây vàng (xuất sứ Nhật Bản) và chanh dây tím Đài Loan. Được các trung tâm giống gieo và lai ghép, năng suất có thể đạt hơn 60-70 tấn/ha.
b. Đất trồng
Cây chanh dây thích hợp với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan, v.v.
– Trước khi trồng, đất được san bằng phẳng, làm sạch cỏ dại.
– Trên các địa hình đất dốc nên làm các rãnh thoát nước tránh rửa trôi, xói mòn.
c. Kỹ thuật trồng
– Thời vụ:
+ Trồng vào tháng 11 và tháng 1 năm sau.
Ở Lâm Đồng trồng được quanh năm, thời điểm trồng thích hợp nhất là vào giữa và cuối mùa mưa.
– Mật độ: Tùy theo điều kiện đất đai có thể trồng các mật độ khác nhau, (đất tốt trồng thưa hơn đất xấu). Số cây 400 – 500 – 625 cây/ha; tương đương khoảng cách cây cách cây: 5m x 5m; 5m x 4m; 4m x 4m.
+ Đào hố kích thước 60 x 60 x 60cm.
+ Dùng dao sắc cắt bầu nilong, đặt cây con xuống giữa hố, lấp đất nhẹ xung quanh gốc. Sau trồng cần tưới nước nhẹ để giữ ẩm (nếu không có mưa).
2.2 Bón phân
Phân Hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P là một sản phẩm của Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam, dạng phân bón sạch, được sản xuất từ 100% nguyên liệu thực vật, phù hợp trong canh tác G.A.P, có 55% Hữu cơ, Đạm tổng hợp từ tự nhiên, Acid Humic, Acid Fulvic, nấm Trichoderma .v.v., góp phần tạo ra hệ sinh thái đất ổn định, gia tăng hiệu quả hoạt động của các yếu tố vi sinh vật có lợi, hạn chế các chủng nấm gây hại, hạn chế rửa trôi các yếu tố dinh dưỡng, kích thích khả năng ra rễ non nhiều hơn, cây trồng có bộ rễ khỏe hơn đồng thời hạn chế sự thoái hóa và bạc màu của đất trồng.
Supe Lân Long Thành là sản phẩm của Công ty Cổ phân Phân bón Miền Nam sản xuất tại nhà máy Supe Phốt Phát Long Thành chứa 16% lân hữu hiệu, lưu huỳnh với hàm lượng 10%, Ca với hàm lượng 15% và các dưỡng chất trung vi lượng khác có tác dụng kích thích quá trình hình thành bộ phận mới của cây, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. Supe Lân Long Thành dễ tiêu, dễ tan trong môi trường đất giúp cây trồng nhanh hấp thu và thích hợp với nhiều đối tượng cây trồng.
Phân bón Miền Nam NPK 19-11-7+6S+TE là sản phẩm NPK dạng một hạt được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hơi nước thùng quay với hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng đồng đều và ổn định, hạt phân tan tốt giúp cây trồng hấp thụ ngay. Sản phẩm chứa hàm lượng Nts:19%; P2O5hh: 11%; K2Ohh: 7% và cân đối các dưỡng chất trung vi lượng khác. Sản phẩm giúp cây chanh dây phục hồi nhanh sau thu hoạch, thúc đẩy cây ra rễ mạnh, nảy chồi nhanh, giúp dầy lá, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Phân bón Miền Nam NPK 20-20-15+TE (dạng hỗn hợp một màu). Đây là sản phẩm mới của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam, được sản xuất qua dây chuyền tạo hạt hơi nước thùng quay, tích hợp đầy đủ thành phần hàm lượng dinh dưỡng cao tác động nhanh đến quá trình phát triển đâm chồi, phân nhiều cành quả, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE (dạng hỗn hợp một màu). Đây là sản phẩm mới của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam, được sản xuất qua dây chuyền tạo hạt hơi nước thùng quay, sản phẩm chứa hàm lượng Nts:15%; P2O5hh: 9%; K2Ohh: 13% và cân đối các dưỡng chất trung vi lượng khác tác động nhanh đến quá trình phát triển đâm chồi, phân nhiều cành quả, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
3. Chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh3.1. Chăm sóc
a. Làm giàn
Do là loài cây leo nên cần làm giàn. Có thể làm theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T. Giàn kiểu chữ T chanh dây phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,8-2m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40cm cho cây leo.
b. Tưới nước
Cây chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ giúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục, yêu cầu nước nhiều ở giai đoạn làm trái và phát triển trái nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, trái hoặc trái teo lại.
c. Cắt tỉa, tạo tán
Việc cắt tỉa tạo tán nên làm thường xuyên tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố đều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn.
Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, vào mùa mưa sẽ để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.
Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau đó cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2, 3 và các cành quả. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, năm sau sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất.
3.2. Phòng trừ sâu bệnh
– Bệnh do nấm, chanh dây thường gặp như bệnh đốm nâu (brown spot) là loại bệnh phổ biến nhất, do nấm Alternaria passiflorae gây nên; Bệnh ghẻ (scab) do nấm Cladosporium horbarum; Bệnh đốm do Septoria gây nên; Bệnh sần sùi: Gây ra bởi nấm Septoria passiflorae; Bệnh phấn trắng: gây ra bởi nấm Sclerotinia sclerotiorum.
– Bệnh đốm vi khuẩn do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae.
Phòng trừ: Đối với các bệnh do nấm hay vi khuẩn gây ra có thể dùng các lọai thuốc bảo vệ thực vật, an toàn với thực phẩm và thức uống.
– Các loại sâu bọ hại bao gồm: loại ruồi đục trái Dacus dorsalis, Dacus cucurbitae; Nhện đỏ, rệp; Bọ trĩ (Thips), rầy các loại, v.v.
– Phòng trừ: Dùng thuốc diệt ruồi. Dùng bẫy dẫn dụ Dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ. Khi phun thuốc chú ý tránh thời gian cây nở hoa vào sáng sớm, ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa. Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp.
4. Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch nên tiến hành đồng loạt, thu tất cả các trái gần chín và chín hoàn toàn nhằm đạt trọng lượng trái tối đa cho năng suất cao. Thu hoạch tránh làm cho vỏ quả bị trầy xước làm ảnh hưởng đến mẫu mã và vi sinh vật gây hại xâm nhập vào trong quả. Bảo quản nơi thoáng mát, chọn phân loại quả trước khi đóng hộp vận chuyển./.
Sưu tầm và biên tập
KS Lê Minh Giang
Từ khóa » độ Ph Của Chanh Dây
-
CHANH DÂY - PAN VENTURES
-
Hóa Học Của Chanh Dây | HHLCS
-
Độ PH Của Nước Chanh Là Gì?
-
[Tiết Lộ Sự Thật] Nước Chanh Mang Tính Kiềm Hay Axit, Uống Vào Có Tốt ...
-
Yêu Cầu đất Nước Của Cây Chanh Leo ( Chanh Dây)
-
Cây Chanh Dây - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Đồ án Công Nghệ Sản Xuất Nước Chanh Dây - Tài Liệu Text - 123doc
-
Kỹ Thuật Trồng Chanh Dây Theo Hướng An Toàn
-
Cây Chanh Dây - Cây Cảnh Hà Nội
-
Bí Quyết Chăm Sóc Chanh Dây Hiệu Quả
-
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CHANH DÂY QUY MÔ LỚN - Biosacotec
-
Khảo Sát ảnh Hưởng Của Các Thành Phần Bổ Sung Và điều Kiện Xử Lý ...
-
Nước Chanh Có Tính Axit Hay Kiềm?
-
Công Nghệ Sản Xuất Bột Chanh Dây Hòa Tan Hiện đại