Phân Bón Và Các Loại Sâu, Bệnh Hại Chính Trên Cây Sầu Riêng
Có thể bạn quan tâm
3.10 Phân bón cho cây sầu riêng: Giai đoạn cây con (KTCB) và những năm đầu cho trái: – Bón từ 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục/gốc kết hợp với phân vô cơ N-P-K 16-16-8+13S+TE hoặc 20-20-15+TE với liều lượng và số lần bón như sau: Bảng: Liều lượng và số lần bón theo tuổi cây
♣ Giai đoạn cây cho trái ổn định: Lần 1: Thu hoạch xong vệ sinh vườn, cắt tỉa cành và bón phân hữu cơ hoai mục 20 – 30kg/cây + vô cơ nhằm giúp cây phục hồi . Lần 2: Khi ra lá ra ngọn (cơi đọt) đợt 1 thành thục, bón phân vô cơ lần 2 để nuôi bộ lá và cho ra lá ra ngọn (cơi đọt) tiếp theo được tốt hơn. Lần 3: Trước khi ra hoa 35-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao để giúp cây phân hóa mầm hoa tốt và quá trình ra hoa thuận lợi. Lần 4: Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm, quả quýt, cần bón phân vô cơ có hàm lượng kali cao để giúp trái phát triển và đạt chất lượng tốt. Lần 5: Vào khoảng một tháng trước khi thu hoạch bón phân vô cơ và bổ sung kali dạng kali sulphate(k2SO4) nhằm nâng cao chất lượng trái.
3.11. Các loại sâu, bệnh hại chính trên cây sầu riêng: a. Các loại sâu hại chính: ♦ Rầy phấn (Rầy bông): + Biện pháp phòng trừ: – Ngoài tự nhiên cần bảo vệ thiên địch như bọ rùa, ong mắt đỏ…để khống chế rầy phát triển. – Tưới đủ nước và bón phân cân đối – Duy trì giữ ẩm trong mùa khô. – Phun nước mạnh trên tán lá để hạn chế hoạt động của rầy. – Sử dụng bẩy màu vàng để thu hút thành trùng. – Khi mật số rầy cao, có thể phun các loại thuốc có hoạt chất như: Buprofezin, Imidacloprid, Fenobucarb, Fipronil…
♦ Sâu đục trái: + Biện pháp phòng trừ: – Bảo vệ nhóm thiên địch như bọ xít ăn mồi, nhện ăn thịt, kiến vàng và chim sâu. – Cắt bỏ loại bỏ trái sâu và tiêu huỷ. – Khi có từ 5 – 10% trái bị nhiễm sâu thì có thể sử dụng thuốc để phòng trị. Do đặc tính khi sâu xâm nhập vào bên trong trái hiệu quả phun thuốc kém nên cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.
♦ Rệp sáp: + Biện pháp phòng trừ: – Duy trì ẩm độ không quá thấp trong mùa khô – Tăng cường bón phân hữu – Bảo vệ thiên địch như Bọ rùa và Ong ký sinh. – Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ. – Sử dụng thuốc có hoạt chất như: Abamectine+Dầu khoáng TV; Acetamiprio + DKTV; Buprofenzone + DKTV
♦ Sâu đục thân, cành: + Biện pháp phòng trừ: – Tiến hành cưa bỏ những cành bị sâu đục thân gây hại và tiêu hủy ra khỏi vườn. – Dùng dây kẽm để soi lỗ đục, sau đó dùng bông nhúng thuốc trừ sâu gắn vào đầu dây kẽm rồi nhét vào lỗ đục. dùng vật liệu nhét bịt lỗ đục để giết chết sâu non ở trong thân cây.
Các bệnh hại chính: ► Bệnh thối gốc, thân, chảy nhựa: + Tác nhân: do nấm Phytophthora palmivora gây ra. + Biện pháp phòng, trừ: – Sử dụng cây giống khỏe, sạch bệnh. – Cung cấp đủ nước, bón phân cân đối, đầy đủ,..… – Thoát nước tốt nhằm hạn chế ẩm độ cao, nhất là trong mùa mưa. – Mật độ trồng thích hợp, tránh trồng xen quá dày. – Thu hoạch xong tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán để vườn cây thông thoáng quét vôi lên gốc thân cây từ mặt đất lên khoảng 1m để hạn chế nấm bệnh gây hại. – Khi mới phát hiện vết bệnh, tiến hành cạo bỏ phần mô chết, bôi thuốc kết hợp phun các loại thuốc có hoạt chất: Metalaxyl; Propiconazol; Copper Hydroxide. Hexaconazol; Copper Oxychloride; Difenoconazol; Mancozeb… ► Bệnh thán thư: + Tác nhân: Colletotrichum gloeosporioides gây ra.. + Biện pháp phòng, trừ: – Cung cấp đủ nước, bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ,…. – Giữ ẩm cho đất trong mùa khô. – Thu hoạch xong vệ sinh vườn, cắt tỉa cành và đem tiêu hủy. – Khi tỷ lệ bệnh >10% sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Metalaxyl; Propiconazol; Copper Hydroxide. Hexaconazol; Copper Oxychloride; Difenoconazol; Mancozeb…
► Bệnh nấm hồng: + Tác nhân: Erythricium salmonicolor gây ra. + Biện pháp phòng, trừ: – Không trồng cây với mật độ quá dày, tránh trồng xen rậm rạp. – Tỉa cành, tạo tán nhằm thông thoáng. – Cắt và tiêu huỹ những cành bj bệnh. – Khi bệnh mới xuất hiện tiến hành quét và phun lên vết bệnh các loại thuốc có hoạt chất validamycin A, cyproconazole, gốc đồng,…
4. Thu hoạch sầu riêng: ♣ Thời gian thu hoạch trái sầu riêng tùy theo từng giống, nhưng trung bình khoảng 105-120 ngày từ khi hoa được thu phấn. ♣ Khi trái Sầu Riêng chín có mùi thơm rất đặc trưng và tự rụng, nhưng nên thu hoạch trái già từ trên cây là tốt nhất. ♣ Riêng đối với một số giống sầu riêng khi chín cơm nhão như giống cơm vàng sữa hạt lép thì nên thu hoạch vào lúc trái già hoàn toàn, như vậy khi trái vừa chín ăn sẽ không nhão như để chín tự nhiên.
Từ khóa » Các Loại Sâu Hại Cây Trồng
-
CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI Ở CÂY TRỒNG, RAU CỦ & BIỆN PHÁP ...
-
Top 6 Sâu Bệnh Hại ở Cây Trồng Thường Gặp Trong Canh Tác
-
Các Loại SÂU BỆNH Hại Cây Trồng, Sâu Rau ăn Lá. Cách Phòng Trừ
-
Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Thường Gặp Trong Nhà
-
Sâu Bệnh Hại Trên Cây ăn Quả & Cách Phòng Trừ - AgriDrone
-
Nhận Biết Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng - Vườn Sạch 7kg
-
Khái Niệm Về Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Và Cách Phòng Ngừa
-
Các Loại Sâu Bệnh Hại ở Cây Trồng, Rau Củ & Biện Pháp Phòng Diệt ...
-
Chủ động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Vụ Đông Xuân
-
Tổng Hợp Những Loại Sâu Bệnh Hại Và Biện Pháp Phòng Trừ Sâu ...
-
Các Loại Sâu Bệnh Gây Hại Cây Trồng - AZ Farming
-
[PDF] 11 Các Bệnh Phổ Biến Trên Một Số Cây Trồng Quan Trọng
-
Cách Phòng Và Trị Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Nông Nghiệp - .vn