Phân Cấp Phê Duyệt Dự án - SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BÌNH ĐỊNH

Quy định về uỷ quyền, phân cấp và phân công trách nhiệm phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế, dự toán và quản lý đấu thầu trong hoạt động xây dựng (Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 của UBND tỉnh)

I. Uỷ quyền và phân cấp phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (gọi chung là dự án đầu tư)

1. Về uỷ quyền:

a) Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống thuộc vốn do ngân sách tỉnh đầu tư và các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách, trừ các dự án đã ủy quyền cho các sở ngành khác dưới đây.

b) Giám đốc Sở Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở xuống thuộc vốn sự nghiệp giao thông.

c) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thuộc ngân sách nhà nước cấp bù thủy lợi phí cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn khai thác công trình thủy lợi và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, trồng rừng có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở xuống.

d) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình giáo dục có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở xuống thuộc vốn sự nghiệp giáo dục có tính chất xây dựng cơ bản.

đ) Giám đốc Sở Y tế phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình y tế có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở xuống thuộc vốn sự nghiệp y tế và các khoản thu viện phí.

e) Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở xuống.

g) Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế Bình Định phê duyệt các dự án nhóm B, C sử dụng ngân sách nhà nước do Ban quản lý khu kinh tế làm Chủ đầu tư, đầu tư xây dựng tại khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

h) Giám đốc các sở, Trưởng ban nêu trên được phép phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khắc phục hậu quả bão lụt thuộc ngân sách nhà nước (kể cả vốn hỗ trợ khắc phục bão lụt) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.

2. Về phân cấp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quyết định phê duyệt các dự án đầu tư trong phạm vi ngân sách của địa phương theo Luật Ngân sách, kể cả các công trình xây dựng thuộc đề án giảm nghèo nhanh và bền vững. Đối với dự án có đề nghị hỗ trợ theo Quyết định số 114/2006/QĐ-UBND ngày 26/10/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh thì phải có thoả thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư trước khi phê duyệt, theo nguyên tắc như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện Vĩnh Thạnh, Vân Canh và An Lão phê duyệt dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn phê duyệt dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 7 tỷ đồng trở xuống.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện (trừ các huyện, thành phố quy định tại điểm a., b. khoản 2 Điều này) phê duyệt dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở xuống.

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định phê duyệt danh mục, dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và phân bổ vốn cho các dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn theo Nghị quyết 30a, vốn các huyện giáp Tây nguyên, vốn thuộc chương trình 135, chương trình 134 và vốn đầu tư các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển trên cơ sở định mức Nhà nước quy định hoặc mức vốn trong kế hoạch của Tỉnh.

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phê duyệt các dự án đầu tư có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đồng trở xuống.

II. Thẩm định dự án đầu tư, thiết kế dự toán xây dựng công trình

1.Thẩm định dự án đầu tư đối với nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã là đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư thuộc quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Đơn vị đầu mối thẩm định dự án đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án để lấy ý kiến các cơ quan quản lý ngành, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các cơ quan khác có liên quan đến dự án để thẩm định dự án. Tùy theo dự án, đơn vị đầu mối có thể thuê tư vấn thẩm tra một số nội dung của dự án khi có ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư.

2. Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình:

Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án nhóm B, C và các nội dung có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý trong dự án đầu tư xây dựng khi có yêu cầu của đơn vị đầu mối thẩm định dự án, thực hiện như sau:

a) Sở Công thương tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ (mỏ lộ thiên, mỏ hầm lò), dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành (trừ các công trình công nghiệp vật liệu xây dựng);

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, di dân và phát triển kinh tế mới, khai hoang cải tạo đồng ruộng, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác.

c) Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

d) Sở Xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhóm A có một công trình dân dụng xây dựng dưới 20 tầng và các dự án khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

đ) Ban quản lý khu kinh tế Bình Định tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư xây dựng vào khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp do mình quản lý, trực tiếp có ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C và gửi hồ sơ dự án nhóm A đến các Bộ có chức năng thẩm định theo quy định để có ý kiến về thiết kế cơ sở.

e) Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở là Sở có chức năng quản lý loại công trình quyết

định tính chất mục tiêu của dự án.

g) Đối với các dự án phù hợp chuyên ngành quản lý của Chủ đầu tư là các Sở có chức năng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở nêu trên, thì Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét và có ý kiến về thiết kế cơ sở trước khi trình phê duyệt dự án đầu tư.

3. Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình xây dựng đối với công trình phải lập dự án.

Đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật thì Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán trước khi trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

4. Thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm trang thiết bị

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm trang thiết bị.

Đối với dự toán mua sắm trang thiết bị do Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ đầu tư, tùy theo tính chất trang thiết bị thuộc ngành nào quản lý thì cơ quan quản lý ngành ấy thẩm định.

5. Thẩm định và phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư phù hợp chủ trương đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt.

6. Thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án:

Chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án theo quy định và không vượt định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo công bố của Bộ Xây dựng.

III. Quản lý đấu thầu

1. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Cấp thẩm quyền quyết định đầu tư (kể cả cấp được ủy quyền) tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

Đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư thì Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

2. Phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu, chỉ định thầu

Chủ đầu tư xây dựng công trình phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu, kết quả chỉ định thầu, giải quyết vướng mắc trong đấu thầu xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của mình theo quy định.

IV. Một số quy định khác

1. Các công trình được đầu tư từ ngân sách tỉnh hoặc hỗ trợ từ ngân sách tỉnh phải xin chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh. Nội dung văn bản xin chủ trương đầu tư bao gồm sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án vốn, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và các phương án tái định cư, phân kỳ đầu tư (nếu có), Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Riêng các dự án đầu tư xây dựng trong khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp do Ban quản lý khu kinh tế quản lý phù hợp với quy hoạch chung thì Ban quản lý khu kinh tế trực tiếp đề xuất UBND tỉnh về chủ trương đầu tư.

2. Đối với các dự án đầu tư x©y dựng có ảnh hưởng đến công trình di tích lịch sử, văn hóa; đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa có thay đổi quy mô các trụ sở làm việc từ cấp huyện trở lên phải có chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chủ đầu tư phải lấy ý kiến của các sở, ban liên quan đến dự án và thông qua Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi quyết định phê duyệt dự án, bảo đảm mục tiêu đầu tư, tiết kiệm và hiệu quả.

3. Đối với dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa trụ sở làm việc của cơ quan Đảng, đoàn thể cấp huyện trở lên phải có chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc Thường trực Tỉnh uỷ.

4. Điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án thực hiện theo quy định tại điều 7 Nghị định 112//2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Cấp nào đã phê duyệt dự án thì phê duyệt dự án và tổng mức đầu tư điều chỉnh, bổ sung. Nhà thầu đã thực hiện gói thầu nào của dự án thì thực hiện phần khối lượng điều chỉnh, bổ sung của gói thầu đó.

Từ khóa » đã Phê Duyệt