Phân Chia Di Sản Thừa Kế Di Chúc Không Rõ Ràng? - Luật Long Việt

Thưa Luật sư! Bố mẹ tôi đã lập di chúc, để thừa kế căn nhà cho hai người anh của tôi. Trong di chúc có ghi: “Một trong hai người chết đi, người còn lại toàn quyền quyết định căn nhà của mình”. Tôi hỏi, khi một trong hai người chết trước thì người còn lại có quyền sửa đổi di chúc để chỉ cho một người hưởng thừa kế và hủy quyền thừa kế của người con kia hay không?

Luật sư trả lời:

Điều 226 Bộ Luật Dân sự 2015: Người lập di chúc có quyền sau đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản (Điều 226).

Điều 648 Bộ Luật Dân sự 2015 giải thích như sau: Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

phân chia di sản không rõ ràng

Trường hợp bố mẹ bạn đã lập di chúc theo như phản ánh, có thể sẽ xảy ra cách hiểu sau:

Thứ nhất: Khi cả vợ, chồng cùng chết thì, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế theo di chúc có các quyền hưởng tài sản do người chết để lại.

Thứ hai: Khi một bên vợ, chồng chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng; nếu khi người còn lại chết, thì hai người con được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc mới được nhận di sản thừa kế theo di chúc.

Thứ ba: Nếu một bên vợ, chồng đã chết thì bên còn sống có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình (phần tài sản của bên còn sống); sửa đổi, bổ sung bằng ½ khối tài sản chung của vợ chồng. Nếu người còn sống không muốn để thừa kế phần tài sản của mình cho một người con trong số hai người con có tên ở bản di chúc chung của vợ chồng, thì người con đó vẫn được hưởng một phần di sản của người chết theo bản di chúc chung của vợ chồng.

Thứ tư: Nếu một bên vợ, chồng đã chết thì bên còn sống được hưởng thừa kế phần tài sản của bên đã chết trong khối tài sản chung của vợ, chồng; trở thành chủ sở hữu toàn bộ khối tài sản (của người sống và người đã chết); có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ tài sản đó. Người còn sống được thừa kế phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung vợ chồng. Sau khi thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế, đăng ký biến động quyền tài sản, người còn sống có quyền lập di chúc định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng sau khi chết.

Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

Vậy nếu hiện nay cả bố, mẹ bạn còn sống, còn minh mẫn, sáng suốt thì nên lập lại di chúc mới, có nội dung rõ ràng dễ hiểu hơn, thay thế bản di chúc chung vợ chồng đã lập.

Trường hợp một trong hai người đã chết không thể lập di chúc chung của vợ chồng mới để thay thế bản di chúc đã lập, mà bản di chúc đã lập có phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau thì, những người thừa kế theo di chúc phải căn cứ quy định tại Điều 648 Bộ Luật Dân sự để giải quyết vướng mắc, tranh chấp (nếu có).

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ

Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email : luatlongviet@gmail.com

Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email : luatlongviet2@gmail.com.

Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên: Lê Quỳnh Trang

Từ khóa » Di Chúc Không Rõ Ràng