Phân đạm Là Gì? Ảnh Hưởng Của Nó đến Cây Trồng Như Nào?

Phân đạm cùng với phân lân và phân kali cung cấp ba nguyên tố đa lượng cần thiết nhất cho cây trồng. Phân đạm giữ một vị trí quan trọng giúp cây sinh trưởng và đạt được năng suất cao. Vậy phân đạm là gì? Có những loại phân đạm nào? Tác dụng của đạm đối với cây trồng ra sao? Hãy cùng với VNT tìm hiểu về loại phân này.

Phân đạm là gì?

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp nitơ cho cây trồng. Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.

Đây là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.

>>Là một trong 3 phân bón hóa học được sử dụng nhiều nhất, đạm luôn quan trọng đối với cây trồng. Tìm hiểu thêm về phân bón hóa học để hiểu thêm về loại phân bón này

Vai trò của phân đạm đối với cây trồng

Đạm giữ một vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, đây là một trong những nguyên tố bậc nhất cấu tạo lên sự sống.

– Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức ADN và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật.

phan-dam

Vai trò của phân đạm đối với cây trồng

– Nó là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorôphin, prôtit, peptit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây.

– Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp. Nó còn có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen và trong nhiều vật chất quan trong khác của tế bào thực vật

– Đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe, phân cành mạnh, ra lá nhiều, cây có khả năng quang hợp tốt… làm tăng năng suất cây trồng.

Một số tác hại của cây khi thiếu đạm:

– Sinh trưởng còi cọc. Khi cây trồng thiếu đạm, cây thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng sinh trưởng bị đình trệ.

– Lá toàn thân biến vàng. Các quá trình sinh lý sinh hóa trong cây bị ngưng trệ, diệp lúc ít được hình thành gây ra hiện tượng lá chuyển vàng.

Ngoài ra, việc thừa đạm cũng rất không tốt cho cây trồng. Thừa đạm sẽ làm cho cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây.

Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng. Các hợp chất cacbon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ” nên làm cây yếu, các quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch.

Thừa đạm sẽ gây ra các hiện tượng sau:

– Cành lá phát triển mạnh nhưng ra hoa quả ít và muộn.

– Rễ phát triển ít và nông.

– Trên mặt đất cành lá rậm rạp, nhưng dưới mặt đất rễ ít và nông gây ra sự thiếu cân đối, làm cây dễ đổ.

– Cây lá rậm rạp, xanh non, ẩm độ cao, thiếu ánh sáng chiếu trực tiếp nên sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Cành, thân, lá non mềm sâu bệnh dễ xâm nhập.

Việc thiếu hay thừa đạm đều gây ảnh hưởng rất lớn đối với cây trồng. Nên bón phân hợp lý phù hợp với loại cây trồng, đất trồng và loại phân sử dụng.

Các loại phân đạm được sử dụng phổ biến

Một số loại phân đạm thường dùng hiện nay là: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.

1. Ure

Phân đạm ure có công thức hóa học là CO(NH4)2 có hàm lượng từ 44-48% N nguyên chất. Đây là loại phân bón chiếm hơn 58% tỷ lệ phân đạm được sản xuất toàn thế giới.

Đặc điểm:

Phân ure có 2 dạng mỗi dạng có những đặc điểm riêng biệt khác nhau.

– Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước. Nhược điểm là hút ẩm mạnh

– Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm, dễ bảo quản, dễ vận chuyển. Đây là phân được sử dụng khá nhiều trong nông nghiệp.

Ưu điểm của phân ure:

– Có khả năng thích nghi rộng, thích hợp sử dụng trên nhiều loại đất và cây khác nhau.

– Thích hợp trên đất chua phèn

Cách sử dụng: Thường được sử dụng để bón thúc, pha loãng theo nồng độ 0,5 – 1,5% phun lên lá. Có thể trộn ure với phân lân nhưng không được để quá lâu.

Bảo quản kỹ, không được phơi ra nắng, hay để nơi có ánh sáng chiếu vào. Nếu để phân tiếp xúc với ánh nắng và không khí, ure sẽ bị phân hủy và bay hơi. Những túi phân đã mở ra nên được sử dụng hết trong thời gian ngắn.

2. Phân đạm amôn

Phân đạm amôn là loại phân đạm tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…. Phân được chia thành nhiều loại phổ biến nhất là 2 loại sau:

– Amôn sunfat (NH4)2SO4: còn gọi là phân SA: có hàm lượng 20-21%N và 23-24% S. Phân amôn sunfat có thể làm chua đất, khắc phục bằng cách bón kết hợp với các loại phân lân kiềm như phân lân nung chảy. Phân có tác dụng nhanh đối với cây trồng. Cần chú ý khi bón cho cây con vì dễ gây ra cháy lá.

Amôn clorua NH4Cl: Phân chứa hàm lượng 24-25% N và 75% Cl. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, tơi và dễ sử dụng. Tuy nhiên khi bón phân dễ gây chua và để lại ion Cl- tồn dư trong đất. Nên kết hợp với lân và các loại phân bón khác khi sử dụng. Lưu ý không nên bón cho các loại cây thuốc là, chè, khoai tây, hành tỏi, bắp cải,…

hoa-chat-Ammonium-chloride-Amoni-clorua-nh4cl-vnt

Phân đạm amoni NH4Cl

Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần.

Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.

3. Phân đạm nitrat

Đây là loại phân tổng hợp các muối nitrat như: NaNO3, Ca(NO3)2,.. Phân đạm nitrat nổi bật với các loại phân sau:

Natri nitrat (NaNO3): Đây là loại phân được sử dụng khá rộng rãi có chứa 16%N, 25% Na2O và một ít vi lượng Bo. Nó thường được sử dụng cho các loại cây trồng lấy đường như mía, củ cải đường và các loại cây lấy củ như cà rốt, khoai tây, khoai lang,…

Canxi nitrat Ca(NO3)2: phân này chứa hàm lượng 15-15,5%N và 25%CaO. Đây là loại phân có tính kiềm mạnh nên rất có lợi cho vùng đất chua. Một tỷ lệ canxi nitrat trong phân phức sẽ là nguồn cung cấp canxi thích hợp cho cây trồng đất chua.

Magie nitrat Mg(NO3)2: có chứa 13-15% N và 8% MgO dễ tan. Loại phân này thường được sử dụng ở các vùng đất thiếu magie.

nano3-natri-nitrate

Phân đạm Natri Nitrat NaNO3

Amôn nitrat (NH4NO3): Loại phân này chứa 33-35%N ở cả 2 dạng NH4+ và NO3-. Phân có dạng tinh thể, màu vàng xám, dễ chảy nước. Amôn nitrat là phân sinh lý chua, thích hợp với cây trồng cạn như bắp, thuốc lá, bông, mía…

Phân kali nitrat (KNO3): Chứa 13%N và 44%K2O. Vì kali trong phân cao hơn N nên thường dùng như một loại phân kali. Tuy nhiên nó cũng cung cấp lượng N cho cây trồng.

Một số lưu ý khi sử dụng phân đạm

– Phân dễ tan, thẩm thấu nhanh, xanh lá, đẻ nhiều.

– Thích hợp cho loại cây trồng lấy lá

– Không bón khi trời sắp mưa, giông sẽ thất thoát do tràn bờ, rửa trôi. Nếu không tưới được, nắng hạn kéo dài cũng không bón đạm.

– Phần lớn phân đạm và phân chua sinh lý, cần chú ý phối hợp với phân kiềm, tro hoặc vôi kẻo chua đất và hiệu lực kém.

– Đối với những cây có nhu cầu đạm nhiều, khi bón cần chia ra làm nhiều lần bón nhất là đối với chân đất chua, độ mùn trong đất kém, dung tích hấp thụ thấp… Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây, đất đai.

– Đối với các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông v.v.. bón đạm nitrat là thích hợp, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Cây họ đậu thời gian đầu chưa có nốt sần vẫn bón phân đạm (20-30kg N/ha) tốt nhất là phân đạm trộn với phân chuồng hoai.

– Bảo quản phân đạm chú ý không đổ ra nền, không tựa vào tường, phải để vào bao giấy tốt hoặc bao nilon, kê cao …

Qua bài viết này đã trả lời được cây hỏi phân đạm là gì giúp bà con hiểu hơn về loại phân này. Bà con muốn mua phân đạm hãy liên hệ ngay với hóa chất VNT.

Hóa chất VNT là công ty hàng đầu chuyên phân phối các loại phân đạm, lân, kali và các loại phân bón khác chính hãng chất lượng với giá cực hấp dẫn. Luôn luôn đặt giá trị của khách hàng lên hàng đầu, hóa chất VNT luôn làm hài lòng mọi khách hàng.

>>Còn chần chờ gì nữa hãy liên hệngay hoặc xem danh mục phân bón để lựa được sản phẩm phân bón bạn cần ngay nhé

Từ khóa » đạm Amoni Và đạm Nitrat