Phân đạm Là Gì? Kỹ Thuật Sử Dụng Phân đạm Hiệu Quả

Mục lục

Toggle
  • PHÂN ĐẠM LÀ GÌ? KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM HIỆU QUẢ
    • 1. Phân đạm là gì?
    • 2. Tác dụng của phân đạm đối với cây trồng
    • 3. Một số tác hại khi cây thiếu đạm
    • 4. Cây thừa đạm gây ra những tác hại gì cho cây trồng?
    • 5. Một số kỹ thuật khi sử dụng phân đạm giúp tăng năng suất cây trồng:
PHÂN ĐẠM LÀ GÌ? KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM HIỆU QUẢ

Phân đạm là loại phân bón vô cơ phổ biến hiện nay, cùng với phân lân và phân kali là một trong ba nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng. Đạm là thành phần chính của màng tế bào thực vật, diệp lục tố… là nguyên tố cấu tạo nên sự sống.

Cây trồng cần được cung cấp đủ phân đạm để cây phát triển nâng cao năng suất trong giai đoạn, sinh trưởng và phát triển. Thiếu đạm hay thừa đạm đều ảnh hưởng đến cây trồng. Vậy phân đạm có vai trò gì? Và sử dụng như thế nào là đúng cách. Cùng GLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Phân đạm là gì?

Phân đạm là một trong những loại phân bón vô cơ khá phổ biến cung cấp nito cho cây trồng. Hàm lượng % N trong phân là yếu tố thể hiện cho độ dinh dưỡng của phân đạm. Phân đạm cung cấp Nito hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion amoni (NH4+) và dạng ion nitrat (NO3-)

Các loại phân đạm phổ biến hiện nay: Phân Urê Co(NH4)2, Amôn Nitrat (NH4NO3), Amoni Sunfat hay SA (NH4)2SO4, đạm Clorua (NH4Cl), Xianamit Canxi, Phôtphat đạm hay MAP,…

2. Tác dụng của phân đạm đối với cây trồng

  • Đẩy mạnh quá trình sinh trưởng của cây, giúp cây phân nhiều cành, ra nhiều nhánh, lá cây to lá quang hợp, hô hấp xảy ra mạnh chuyển đổi cacbonic và nước thành đường bột, nuôi sống toàn thể giới động vật. Chuyển hóa, tổng hợp chất dinh dưỡng đạt hiệu suất cao.

  • Thiếu đạm cây xanh không có khả năng quang hợp, đạm có trong thành phần của diệp lục tố là sắc tố có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển hóa thành năng lượng hóa học. Đạm còn có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen và trong nhiều vật chất quan trong khác của tế bào thực vật
  • Là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorôphin, prôtit, peptit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây.

  • Cải thiện chất lượng protein của hạt ngũ cốc và giúp lá được xanh đậm màu hơn, chất lượng được cải thiện đáng kể đối với các loại rau ăn lá.
  • Kích thích giúp cho chồi, cành lá phát triển, tăng hiệu quả quang hợp từ đó tăng năng suất cây trồng.

3. Một số tác hại khi cây thiếu đạm

Khi cây trồng thiếu đạm thì khả năng sinh trưởng sẽ bị trì trệ, cây trồng còi cọc. Do đạm là nguyên liệu cơ bản để hình thành và cấu tạo nên tế bào.

Các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây bị cản trở, lá già toàn thân biến vàng từ dưới gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài đầu cành. Diệp lục ít được sinh ra dẫn đến hiện tượng lá chuyển vàng, cây sinh trưởng kém, lá non màu xanh nhạt.

Một số triệu chứng khác khi cây thiếu đạm: Cây phân cành rẻ nhánh kém, trái mau chín, chồi nhỏ hoạt động quang hợp kém hiệu quả dẫn tới tích lũy giảm làm giảm năng suất cây trồng.

4. Cây thừa đạm gây ra những tác hại gì cho cây trồng?

Cũng giống khi bón thiếu đạm, việc bón phân đạm quá mức cũng gây những ảnh hưởng xấu cho cây trồng. Thừa đạm sẽ làm cây sinh trưởng quá mức, gây vóng, cây sẽ không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây.

Các hợp chất Cacbon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ” khiến các quá trình hình thành hoa quả bị chững lại làm giảm hoặc không cho thu hoạch…

* Cây thừa đạm thường sẽ có các hiện tượng sau:

  • Rễ phát triển ít và nông.

  • Cây lá rậm rạp, xanh non, đổ ẩm cao, sâu bệnh phát triển nhiểu hơn do thiếu ánh sáng chiếu trực tiếp. Sâu bệnh hại và các loại côn trùng dễ xâm nhập do cành, thân, lá non.

  • Ra hoa ít và muộn dù cành lá phát triển mạnh, cây khó đậu quả, quả không chắc hạt

  • Dưới mặt đất rễ cây ít và nông dù trên mặt đất cành lá rậm rạp gây nên sự thiếu cân đối, làm cây dễ đổ.

  • Khả năng chống chịu của cây trồng trước những điều kiện ngoại cảnh như hạn, mặn, phèn, nấm bệnh cũng kém đi đáng kể.

5. Một số kỹ thuật khi sử dụng phân đạm giúp tăng năng suất cây trồng:

  • Phân đạm thích hợp cho các loại cây trồng lấy lá, dễ tan, thẩm thấu nhanh, giúp lá xanh đẻ nhiều.

  • Cần chú ý phối hợp với đất phân kiềm, tro hoặc vôi kẻo chua đất và hiệu lực kém vì phần lớn phân đạm là phân chua sinh lý nếu bón lâu năm sẽ làm chua đất.

  • Chia ra bón làm nhiều lần đối với nhóm cây cho nhu cầu đạm nhiều nhất là đối với chân đất chua, dung tích hấp thụ kém, độ mùn trong đất thấp… Cần bón phù hợp với nhu cầu và đặc tính của giống cây trồng và đất đai. Không nên lạm dụng phân bón quá nhiều sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến năng suất.

  • Bón đạm nitrat cho các loại cây trồng cạn như: mía, ngô, bông,…là thích hợp. Nhưng nên bón đạm clorua hoặc SA đối với lúa nước. Đối với cây họ đậu thời gian đầu chưa có nốt sần vẫn bón phân đạm (20-30kg N/ha) tốt nhất là phân đạm trộn với phân chuồng hoai.

  • Để tránh thất thoát, lãnh phí, không đem lại hiệu quả cao do rửa trôi tràn bờ thì nên tránh bón phân khi trời có dâu hiệu sắp mưa, giông. Cũng không nên bón phân đạm trong điều kiện nắng hạn kéo dài hay không tưới nước được.

  • Lưu ý khi bảo quản phân đạm: Bảo quản trong túi nilon hoặc bao giấy tốt, kê cao, để nơi khô ráo tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp. Không dựa bao phân vào tường, không đổ ra nền.

Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc bón phân đạm cho cây trồng sao cho hiệu quả, nhận biết tình trạng cây trồng khi thiếu hoặc thừa đạm.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com

Từ khóa » đạm Cung Cấp Cho Cây Trồng Nguyên Tố Dinh Dưỡng Gì