Phân đạm Urê Có Công Thức Hóa Học Là

Phân đạm urê có công thức hóa học làCông thức hóa học của phân đạm urêNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Phân đạm ure có công thức là

  • Phân đạm urê có công thức hóa học là
  • Phân đạm
    • 1. Phân đạm amoni
    • 2. Phân đạm nitrat
    • 3. Urê
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Phân đạm urê có công thức hóa học là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến phân bón hóa học, nội dung chi tiết nhắc đến đạm urê có công thức là.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung dưới đây:

  • Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là
  • Trong các loại phân bón sau phân bón hóa học kép là
  • Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất
  • Phân bón không có tác dụng nào sau đây

Phân đạm urê có công thức hóa học là

A. (NH4)2CO.

B. (NH4)2CO3.

C. (NH2)2CO3.

D. (NH2)2CO.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

công thức hóa học của phân đạm urê là (NH2)2CO.

Đáp án D

Phân đạm

Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Phân đạm có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.

Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nitơ.

1. Phân đạm amoni

Là các muối amoni NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, ... được điều chế khi cho amoniac tác dụng với axit tương ứng.

2. Phân đạm nitrat

Là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, ... được điều chế bằng phản ứng giữa axit nitric và muối cacbonat.

3. Urê

Urê (NH2)2CO (chứa khoảng 46%N), là loại phân đạm tốt nhất, được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với CO2 ở nhiệt độ 180 - 200oC, dưới áp suất khoảng 200 atm.

Là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước.

Trong đất, dưới tác dụng của vi sinh vật, urê bị phân hủy cho thoát ra amoniac, hoặc chuyển dần thành muối cacbonat khi tác dụng với nước.

Các loại phân đạm trên đây bị chảy nước do hút hơi ẩm từ khí quyển, nên cần phải bảo quản ở nơi khô ráo.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là

A. (NH4)2SO4

B. NH4NO3

C. CO(NH2)2

D. NH4Cl

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 2. Nguyên tố có tác dụng kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục

A. N

B. C

C. P

D. K

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 3. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về phân bón kép

A. Phân bón kép có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K

B. Phân NPK là hỗn hợp các muối NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl

C. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học như KNO3 (kali và đạm), (NH4)2HPO4 (đạm và lân)

D. Phân bón kép có chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 4. Loại phân bón nào có hàm lượng Nitơ cao nhất:

A. canxi nitrat

B. amoni nitrat

C. amophot

D. urê

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 5. Để phân biệt ba loại phân bón sau: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2. Người ta sử dụng hóa chất nào sau đây:

A. dung dịch HCl

B. quỳ tím ẩm

C. dung dịch Ca(OH)2

D. dung dịch NaCl

Xem đáp ánĐáp án C

Cho Ca(OH)2 vào các mẫu thử

Mẫu thử có mùi khai chất ban đầu là NH4NO3

Ca(OH)2 + 2NH4NO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O + 2NH3↑

Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng chất ban đầu là Ca(H2PO4)2

2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca(PO4)3 + H2O

Câu 6. Cho các phát biểu sau:

(1) Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho dưới dạng P2O5.

(2) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng của K2O.

(3) Phân amophot có thành phần hoá học chính là (NH4)2HPO4 và KNO3.

(4) Nitrophotka là một loại phân phức hợp.

(5) Phân ure là loại phân đạm tốt nhất, được điều chế từ amoniac và CO2 ở điều kiện thích hợp.

(6) Thành phần hoá học chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

Số nhận định không đúng là:

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Xem đáp ánĐáp án B

(1) Sai. Phân lân cung cấp dưới dạng muối photphat

(2) Đúng

(3) Sai. Amophot có thành phần chính là (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4

(4) Sai. Nitrophotka là phân hỗn hợp

(5) Đúng

(6) Sai. Thành phần chính của phan superphotphat kép là Ca(H2PO4)2

Câu 7. Cho các phản ứng sau:

(1) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4

(2) Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc → 2CaSO4 + Ca(HPO4)2

(3) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 đặc → 3Ca(H2PO4)2

(4) Ca(OH)2 + 2H3PO4 → Ca(H2PO4)2 + 2H2O

Những phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế supephotphat kép từ Ca3(PO4)2 là:

A. (2), (3)

B. (1), (3)

C. (2), (4)

D. (1), (4)

Xem đáp ánĐáp án B

(1) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4

(3) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 đặc → 3Ca(H2PO4)2

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và H3PO4

B. Urê có công thức là (NH2)2CO

C. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2

D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng

Xem đáp ánĐáp án B

A sai vì supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2

B đúng

C sai vì Supephotphat đơn gồm có Ca(H2PO4)2 và CaSO4

D sai vì phân lân cung cấp P cho cây trồng

Câu 9. Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có mùi khai thoát ra. Chất X là

A. amophot.

B. ure.

C. natri nitrat.

D. amoni nitrat.

Xem đáp ánĐáp án D

Cu và H2SO4 tác dụng với chất X có khí không màu, hóa nâu trong không khí là NO => Trong X có nhóm NO3-

Khi X tác dụng với dd NaOH → khí mùi khai → khí đó là NH3

Vậy công thức của X là NH4NO3: amoni nitrat

Phương trình hóa học: Cu + 4H2SO4 + 8NH4NO3 → 4(NH4)2SO4 + 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO↑

NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3↑(mùi khai) + H2O

Câu 10. Cây xanh đồng hóa nitơ trong đất chủ yếu dưới dạng

A. NH4+ và NO3-.

B. NO3- và NO2-.

C. NH3 và NO.

D. NO và NO2.

Xem đáp ánĐáp án A

Cây xanh hấp thụ được N dưới dạng NH4+ và NO3-.

------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân bón không có tác dụng nào sau đây. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » đạm Urê Có Công Thức Nào Sau đây