Phân đạm Urea – Urê – Urea N 46% – đạm Phú Mỹ Chất Lượng Cao Cấp
Có thể bạn quan tâm
Đối với nhà nông hiện nay chắc hẳn cái tênphân đạm Urealà một cái tên khá quen thuộc trong nông nghiệp. Đây là sản phẩm phân bón có lượng người sủ dụng đông đảo nhất hiện nay. Với nhu cầu tìm hiểu kĩ các loại phân trước khi dùng, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bà con có thêm một số thông tin về loại phân đạm này.
Các thông tin cơ bản
– Tên sản phẩm: Phân đạm UREA
– Các tên gọi khác:Phân đạm UREA – URÊ – UREA N 46%
– Công thức hóa học: (NH2)2CO
– Xuất xứ: Trung quốc , Việt Nam
– Quy cách: 50kg/Bao
– Ngoại quan sản phẩm: Phân bón urê được nhận biết ở dạng tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh (nhược điểm của loại phân này)
Phân đạm Urea là phân gì?
Phân đạm Urea (hay còn có có tên gọi thân thuộc khác là Phân Urê) là loại phân đạm dạng hữu có có tỷ lệ N cao nhất. Đây là hợp chất hữu cơ của nito, cacbon, oxy,hidro.
Trong đạm Urea thường có chứa 44-48% nguyên tố N. Với hàm lượng N cao cùng với nhiều lợi ích khác, phân Urê rất được bà con yêu thích và sử dụng trong nông nghiệp. Đây loại phân bón chiếm 59% trên tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới.
Phân URE thích hợp trên rất nhiều loại đất với nhiều loại cây trồng khác nhau, có hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp.
Tính chất vật lý của đạm Urea
Phân bón Urea được nhận biết ở dạng tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh (nhược điểm của loại phân này). Tuy nhiên vỏ hạt đạm đã được bọc lớp chống ẩm nên dễ bảo quản và dễ vận chuyển, được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân đạm Urea cao cấp
Các đặc điểm – tính chất của phân Urea N (46%)
–Công thức hóa học: (NH2)2CO.
– N ≥ 46%
– Nhiệt độ nóng chảy: 133oC.
– Độ hòa tan trong nước: 1080g/lit nước ở 20oC.
– Độ ẩm: ≤ 0.5%
– Độ tinh khiết: ≥ 99.5%
– Biurea: ≤ 0.99%
Ứng dụng của phân UREA đối với cây trồng.
1. Trong nông nghiệp
– Phân Ure cung cấp hàm lượng N cao cho quá trình sinh trưởng của cây trồng.
– Urê sau khi được hấp thụ vào trong đất hoặc cây trồng, enzyme sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành Urea trở lại dạnh NH3, gọi là quá trình thủy phân. Quá trình thủy phân diễn ra rất nhanh chóng thường khoảng trong vòng 7 ngày sau khi bón.
–Một lượng nhỏ nguồn N trực tiếp từ Ure có thể thể được cây tận dụng.
– Urea N với thủy phân gây hơi kiềm nên có khả năng khử chua nhưng không cao trong thời gian ngắn và cuối cùng là gây ra phản ứng chua nhẹ. Khí CO2trên mặt đất có lợi cho quá trình quang hợp của cây trồng.
– Ure không để lại phần chất thừa cặn bã nào có hại. Ngoại từ phần amo có thể rửa trôi vào nước.
– Đây là loại phân rất dễ hòa tan, không gây hại cho cây.
Hình ảnh ngoại quan của phân đạm urea
2. Các ứng dụng khác
– Ngoài ứng dụng trong nông nghiệp, Urea N còn được sử dụng trong hệ thống xử lý chất thải, giảm sự bốc mùi của khí Oxit nitric.
– Phân urê là một nguồn cung cấp nguồn dinh dưỡng protein cho động vật ăn cỏ (trâu bò)
Bón phân Ure như thế nào là hợp lý?
– Đạm Ure rất dễ sử dụng vì nó hợp với nhiều loại đất và cây trồng khác nhau. Rất thích hợp khi được bón trên đất phèn chua.
–Để bón phân Ure cho cây bà con có thể trộn vào đất hoặc rắc trên lớp đất bề mặt. Với độ hòa tân khá là cao nên Ure có thể hòa tan được vào nước tạo thành dạng lỏng rồi bổ sung vào nước tưới tiêu hoặc để phun cho cây, giúp cây dễ dàng hấp thụ.
– Để phun trực tiếp trên lá, pha loãng theo nồng độ 1-1,5% và nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát để cây có thể hấp thụ tốt nhất và tránh sự bay hơi thất thoát lãng phí.
Quy trình sản xuất phân bón Urea
Để sản xuất ra phân đạm Urea, người ta sử dụng phản ứng giữa khí Amoniac (NH3) và khí Cacbon dioxide (CO2) trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định. Khi Urea nóng chảy sẽ tạo hạt hình cầu bằng các thiết bị tạo hạt chuyên biệt hoặc làm cứng thành các miếng nhỏ khi rơi trong hệ thống tháp cao.
Hình ảnh cấu trúc phân tử của Urea (Nguồn wiki)
Đặc biệt chú ý trong quá trình sản xuất, khi hai phân tử urea vô tính kết dính với nhau sẽ tạo ra phân tử mới gọi là Biurea. Đây là một thành phần cực kỳ có hại cho cây. Với tỷ lệ Biurea từ 2.5% – 3.1 % sẽ gây độc cho cây. Chính vì sự nguy hiểm đó, nên quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, mức tối đa quy định Biurea không được vượt quá 1.2%.
Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản phân đạm Urea.
– Phân Urea dễ bay hơi và dễ bị rửa trôi cho nên bà con cần lưu ý sử dụng hợp lý để tránh sự lãng phí.
– Cây trồng có thể bị yếu nếu như bón quá nhiều đạm.
– Trong trường hợp lượng Biurea trong phân vượt quá mức quy định có thể gây hại cho cây trồng. Để khắc phục bà con cần trộn Ure với đất tơi xốp 2-3 ngày rồi đem bón, việc này sẽ làm Biurea xảy ra hiện tượng thủy phân và trở thành amon cacbonat.
– Trước khi sử dụng phân Urê nói riêng và các loại phân bón khác nói chung, bà con nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và chỉ định của nhà sản xuất và hỏi thông tin với nhà sản xuất để có thể sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả.
Bảo quản
Bảo quản kỹ phân Ure trong túi polietilen và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do dễ phân hủy và bay hơi khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng. Bảo quản nơi khô ráo.
Phân đạm Ureacủa đạm Phú Mỹ là loại phân bón có lượng tiêu thụ cao hàng đầu thế giới. Bạn cần mua phân urê của Phú Mỹ hãy đến vớihóa chất VNT– địa chỉ hàng đầu chuyên phân phối các loại phân bón toàn quốc.
Liên hệ để biết thêm chi tiết và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Từ khóa » Thành Phần đạm Ure
-
Phân Ure Là Gì? Thành Phần Hóa Học Chính Của Phân Ure
-
Thành Phần Chính Của Phân đạm Ure Là - Hoc247
-
Phân Ure Là Gì? Công Thức Và Tác Dụng Của Phân Ure - Ncppb
-
Thành Phần Chính Của Phân đạm Ure Là
-
Phân đạm Urê, Urea, (NH2)2CO, Diaminomethanone, Phân Bón Nitơ
-
Thành Phần Chính Phân đạm Ure
-
Phân Ure Là Gì? Thành Phần Và ứng Dụng Của Phân Ure Việt Nam
-
Phân Ure Là Gì? - GLaw Vietnam
-
Thành Phần Chính Của Phân đạm Ure Là Ca(HPO4)2 (NH4)2CO3
-
Những điều Cần Biết Khi Sử Dụng Phân đạm Urê
-
Phân đạm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Ure Là Gì? Thành Phần Hóa Học Chính Của Phân Ure - Phân Bón ...
-
Thành Phần Chính Của Ure
-
Phân Ure Là Gì? Phân đạm Ure Có Tác Dụng Gì? - Ammonia Vietchem