Phần đường Là Gì? Lỗi đi Sai Phần đường Phạt Bao Nhiêu Tiền?

Phần đường là gì?

Người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường quy định; phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Trong đó, phần đường là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện qua lại (theo khoản 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Đồng thời theo QCVN 41:2019/BGTVT, phần đường gồm 02 loại:

- Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại;

- Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.

Một phần đường có thể có một hoặc nhiều làn đường (một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn).

Và sẽ có các dải phân cách để phân chia phần đường thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều.phần đường là gì

Phần đường là gì? Lỗi đi sai phần đường phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

Đi sai phần đường phạt bao nhiêu?

Như vậy, lỗi đi sai phần đường được hiểu là người điều khiển xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và ngược lại, điều khiển xe thô sơ đi vào phần đường của xe cơ giới.

Lỗi đi sai phần đường sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100 năm 2019, cụ thể như sau:

- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng, tước GPLX từ 01 - 03 tháng (điểm đ khoản 5, điểm b khoản 11 Điều 5);

- Đối với xe máy: Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng (điểm g khoản 3 Điều 6);

- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng (điểm c khoản 3 Điều 7);

- Đối với xe đạp: Phạt tiền 80.000 - 100.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8);

- Đối với người đi bộ: Phạt tiền 50.000 - 60.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 9).

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Phân biệt làn đường và vạch kẻ đường để tránh bị phạt oan

Từ khóa » Phần đường Xe Chạy được Hiểu Thế Nào Là đúng