Phân Khúc Thị Trường Là Gì? 4 Loại Phân Khúc Thị Trường Phổ Biến

Khi thực hiện một chiến lược Marketing hướng vào một thị trường nào đó, doanh nghiệp luôn thực hiện phân khúc thị trường. Vậy phân khúc thị trường là gì và lý do nào mà doanh nghiệp phải thực hiện, nếu không thực hiện công việc đó có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp? Mời bạn cùng MONA Media tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường (market segmentation) là việc chia nhỏ thị trường thành các đoạn có những đặc tính riêng biệt và đồng nhất với nhau. Dựa trên đặc điểm và nhu cầu mà các đối tượng được phân vào một nhóm giúp doanh nghiệp dễ nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Phân khúc thị trường là gì

Doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu của từng khách hàng mà chỉ có thể đưa ra các chính sách cho một nhóm đối tượng khách hàng. Cùng một thị trường mục tiêu nhưng các doanh nghiệp khác nhau sẽ có thể có cách phân khúc thị trường khác nhau, còn tùy thuộc vào chiến lược của họ.

Có nhiều cách phân khúc thị trường nhưng dạng phân khúc được sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp dựa vào đặc trưng của khách hàng. Thị trường phân khúc theo thu nhập người tiêu dùng: khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có thu nhập vừa và thấp. Một số doanh nghiệp còn phân chia ra khách hàng VIP, khách hàng thường xuyên, khách hàng mới và khách hàng tiềm năng.

Tìm hiểu chuyên sâu về phân khúc thị trường giúp cho doanh nghiệp thực hiện xây dựng chiến lược Marketing dễ dàng hơn. Chẳng hạn, với một doanh nghiệp nhỏ, mới vừa thành lập, đội ngũ Marketing của bạn đang được đào tạo, ngân sách hạn hẹp thì cần tìm đến các đơn vị chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm như MONA để được tư vấn chuẩn xác.

Chúng tôi làm công việc nghiên cứu thị trường hằng ngày, hằng giờ với đa dạng lĩnh vực khác nhau. Nhờ vậy, đội ngũ nhân lực của chúng tôi tự tin hiểu rõ tình hình kinh tế để đưa ra những lời góp ý hợp lý cho doanh nghiệp bạn. Với kinh nghiệm đã thực hiện hơn 6.000+ dự án và đem về thành công nhất định cho nhiều đối tác khách hàng, chúng tôi tự tin sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho doanh nghiệp của bạn!

tư vấn chiến lược marketing

-> Tham khảo: Phân khúc khách hàng dễ dàng hơn với tháp nhu cầu Maslow

Lợi ích phân khúc thị trường mang lại cho doanh nghiệp

Khách hàng thường không đồng nhất về các nhu cầu về sản phẩm nên doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được từng người một. Việc phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm được công sức và thời gian cũng như ngân sách phải bỏ ra.

Các đối tượng được nhóm vào một đoạn thị trường có khá nhiều điểm tương đồng về đặc tính và nhu cầu nên việc triển khai chiến lược marketing cũng nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Do thu hẹp đối tượng nghiên cứu giúp doanh nghiệp có thông tin và dữ liệu liên quan đến khách hàng chính xác hơn.

Xác định chính xác phân khúc thị trường giúp cho các phương pháp Marketing Online được diễn ra thuận lợi. Ví dụ về phương pháp SEO web.

traffic dự án tư vấn định cư

Traffic của doanh nghiệp lĩnh vực tư vấn định cư

Bên cạnh đó, các bộ phận cũng dễ dàng quản lý và theo dõi khách hàng của mình. Mỗi một bộ phận nên được giao tập trung vào một đối tượng nhất định để phục vụ khách hàng của mình hài lòng với dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.

Ngoài ra, khi thực hiện phân khúc thị trường trong chiến lược marketing doanh nghiệp cũng nhận định được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp vào từng phân đoạn để đạt được hiệu quả tốt nhất, có khả năng cạnh tranh với đối thủ và tìm ra nguồn khách hàng tiềm năng. 

Nhờ việc thực hiện tốt phân khúc khách hàng mà bạn dễ dàng xây dựng chiến lược và thực hiện dễ dàng hơn. Khi chưa xác định chính xác được phân khúc khách hàng, chiến lược Marketing sẽ đi chệch hướng và khiến cho doanh nghiệp chậm phát triển, không cải thiện được doanh thu mà còn gây nhiều tổn thất lãng phí. 

Một ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo là case study của doanh nghiệp Sài Gòn Retro Vape.

Sau nhiều năm thất bại, Sài Gòn Retro Vape tìm đến MONA và mở ra trang mới cho sự nghiệp kinh doanh vape, pod. Khi xác định được hướng đi đúng đắn, việc tiếp theo doanh nghiệp thực hiện chính là chờ đợi… Nhưng đội ngũ chuyên viên của MONA không để bạn phải đợi quá lâu, khi tất cả các dự án chúng tôi thực hiện dịch vụ SEO đều vượt mốc KPIs đã thoả thuận trước đó.

 NHẤN NGAY VÀO HÌNH để xem Case Study Sài Gòn Retro Vape

Case Study Sài Gòn Retro Vape

Tại sao phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng lại quan trọng?

Phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng là hai khái niệm quan trọng trong việc xác định và định hướng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Dưới đây là lý do tại sao 2 yếu tố này lại đóng vai trò vô cùng quan trọng:

  • Tập trung nguồn lực: Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định các nhóm khách hàng cụ thể. Bằng cách tập trung vào một số nhóm khách hàng hẹp hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng tài nguyên và năng lực một cách hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng của mình. Điều này giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng.
  • Tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ: Hiểu rõ đối tượng khách hàng giúp doanh nghiệp hiệu chỉnh sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích đối tượng khách hàng, doanh nghiệp có thể phát triển những sản phẩm và dịch vụ tối ưu hóa, đồng thời tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Bằng cách tập trung vào các đối tượng khách hàng cụ thể, doanh nghiệp có thể tạo dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường sự tương tác với khách hàng. Điều này giúp tạo lòng tin và trung thành từ phía khách hàng, từ đó tạo ra lợi nhuận bền vững và tăng cường sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Cạnh tranh hiệu quả: Biết được market segment là gì sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận rõ ràng về đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực và đối tượng khách hàng mà họ đang nhắm đến. Qua đó giúp doanh nghiệp tìm ra những lợi thế cạnh tranh và phát triển các chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp để chiếm lĩnh thị trường.

Các loại Market Segment và ví dụ về từng loại

4 tiêu thức phân đoạn thị trường

Market Segment gồm 4 loại: Phân chia theo địa lý (khu vực, vùng miền), yếu tố mang tính xã hội, hành vi khách hàng và yếu tố tâm lý. Chi tiết về từng loại, hãy cùng MONA đi vào nội dung dưới đây:

Phân khúc phân theo địa lý khu vực

Dựa vào đặc điểm vùng miền mà doanh nghiệp sẽ thực hiện phân khúc thị trường (market segment) theo địa lý như vùng núi, vùng đồng bằng, khu vực nông thôn hay thành phố. Nếu doanh nghiệp tiến tới thị trường quốc tế thì có thể phân đoạn theo vùng, châu lục. Theo đó, cộng đồng dân cư trong một khu vực thường có những đặc điểm khá tương đồng nhau, vì vậy, việc nghiên cứu thị trường theo vị trí địa lý sẽ diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ví dụ: Một thương hiệu thời trang thực hiện chiến lược Marketing sẽ nghiên cứu phân khúc thị trường theo địa lý và khu vực để xác định nơi nào có tiềm năng phát triển nhất. Dân cư ở phía bắc có thời trang và gu ăn mặc khác so với dân cư ở phía nam, và một phần cũng do khác nhau về thời tiết.

Qua những đặc điểm từng vùng miền, doanh nghiệp sẽ xây dựng và triển khai các chiến lược hiệu quả hơn. Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tại cùng một khu vực là vô cùng cao nên doanh nghiệp cần nghiên cứu và triển khai kế hoạch hợp lý.

Quá trình nghiên cứu phân khúc khách hàng được hoàn thành, SEO – tối ưu web là bước bạn nên thực hiện tiếp theo để đưa website vào top Google. MONA Media tự hào là Agency đã có hơn 10+ năm kinh nghiệm trong linh vực Marketing với dịch vụ SEO tổng thểthiết kế website.

Dịch vụ SEO

Tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia SEO với kinh nghiệm triển khai thành công hàng ngàn dự án SEO cho hơn 12.000 đối tác khách hàng ở đa dạng lĩnh vực trong và ngoài nước, MONA tự tin có thể giúp bạn tăng doanh thu lên tới 300 lần chỉ với SEO và duy trì hiệu quả SEO toàn diện bền vững.

Hãy nhanh tay LIÊN HỆ NGAY với MONA qua Hotline 1900 636 648 để được tư vấn chi tiết và sớm ngày đạt được hiệu quả SEO Website tối ưu nhé!

Phân khúc phân theo nhân khẩu học

Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học

Theo những đặc điểm của khách hàng như dựa vào độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ văn hóa hay tôn giáo. Đây là cách phân đoạn thị trường đem lại kết quả tốt nhất được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì các số liệu thu được là đáng tin cậy.

Ví dụ: Một công ty thực phẩm có thể phân tích thị trường dựa vào độ tuổi khách hàng tiêu dùng để phát triển các sản phẩm phù hợp với trẻ con, lứa tuổi trung niên hay người cao tuổi. Nhờ đó giúp công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn, tăng số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu.

Phân khúc dựa trên hành vi

Hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp. Ngoài việc mua sắm truyền thống là đến trực tiếp tại cửa hàng thì ngày nay, khách hàng có xu hướng mua sắm online được nhiều người ưa chuộng.

Do đó, các doanh nghiệp nên định hướng phát triển sản phẩm trên các nền tảng website hay sàn thương mại điện tử. Nghiên cứu hành vi sử dụng internet của khách hàng để quảng bá sản phẩm, và thu thập dữ liệu người dùng qua những bài khảo sát, đóng góp ý kiến của khách hàng đến doanh nghiệp.

Bạn có thể đo lường và nắm bắt được lượng khách hàng tiềm năng, quan tâm đến ngành hàng của mình. Một số ngành hàng được xem là “khó” để quảng cáo thì website chính là lựa chọn để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với người dùng.

-> Tham khảo: Các bước nghiên cứu hành vi khách hàng hữu ích cho doanh nghiệp

Phân khúc tâm lý học

Phân khúc thị trường phân theo tâm lý học

Những quyết định mua sắm từ khách hàng phụ thuộc phần lớn vào tính cách và thói quen tiêu dùng hàng ngày của họ. Khách hàng có xu hướng mua ngay những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí hay những sản phẩm phù hợp với sở thích của họ.

Ví dụ: Những đối tượng khách hàng ưa chuộng sản phẩm thân thiện với môi trường, họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua sản phẩm đó. Còn với những hàng hóa khác, họ có thể đắn đo và thậm chí từ bỏ không mua nữa.

Hay khách hàng thường yêu thích các sản phẩm được giảm giá hoặc được khuyến mãi kèm thêm sản phẩm khác. Một nghiên cứu cho thấy khả năng tiêu thụ từ các sản phẩm được khuyến mãi cao hơn các sản phẩm thường.

Do đó, việc nắm bắt được tâm lý người dùng giúp doanh nghiệp phát triển được dòng sản phẩm tốt hơn, đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng giúp tăng doanh số một cách nhanh chóng. Những chiến lược marketing hiệu quả làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và tăng thị phần.

Cách xác định đúng phân khúc thị trường

Việc phân khúc thị trường là điều bắt buộc mà mỗi doanh nghiệp cần làm khi triển khai chiến lược marketing. Vậy đâu là cách xác định đúng nhất về việc phân khúc thị trường để đạt được các mục tiêu đề ra? Bạn hãy thực hiện theo các phương thức này:

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường khi làm market research

Đầu tiên, để xác định được thị trường nên phân đoạn dựa trên yếu tố nào, doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát và nghiên cứu thị trường mục tiêu đó. Bạn có thể trực tiếp thực hiện khảo sát từ đối tượng khách hàng, từ thị trường qua các bài khảo sát trên internet hay nghiên cứu các dữ liệu sẵn có.

2. Phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được các dữ liệu cần thiết, bộ phận phát triển chiến lược marketing của doanh nghiệp cần tiến hành phân tích dữ liệu và đưa ra đánh giá. Dựa vào các dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ phân tích và đánh giá các xu hướng của xã hội, khả năng đáp ứng được thị trường của doanh nghiệp.

Tại MONA, chũng tôi luôn thực hiện tốt các quy trình phân tích dữ liệu, nghiên cứu thị trường trước khi bắt tay vào thực hiện tối ưu web.

Chẳng hạn trên thị trường Logistics. Sau quá trình phân tích, chúng tôi nhận thấy có 3 đối thủ “nặng ký” cùng kinh doanh lĩnh vực logistic tại thời điểm đó với nhiều từ khoá đạt top vị trí đầu công cụ tìm kiếm. Đội ngũ chuyên gia của MONA đã thực hiện nghiên cứu dựa trên 2 nhóm khách hàng và còn nhiều bước sau đó để tạo nên kết quả 90% TỪ KHOÁ ĐẠT TOP 3-5, TĂNG 250+ KHÁCH HÀNG MỚI.

Click ngay vào banner bên dưới để tìm hiểu chi tiết về hành trình này nhé!

3. Hiểu rõ về thị trường và mô tả đặc điểm

Để hiểu rõ hơn về thị trường, các nhà kinh doanh sẽ thực hiện và triển khai các cuộc khảo sát nghiên cứu sơ bộ, cuộc thăm dò ý kiến,… Đặt ra các câu hỏi liên quan đến các phân khúc đã chọn, kết hợp sử dụng phương pháp định lượng hay định tính để người được khảo sát trả lời.

Với mỗi phân khúc, khách hàng sẽ có những đặc điểm và cá tính riêng biệt. Vì vậy, sau khi đã xác định được các phân khúc thị trường tiềm năng, người kinh doanh cần mô tả thật chi tiết từng phân khúc thị trường để nắm được chính xác đặc điểm của mỗi phân khúc.

4. Tiến hành phân khúc thị trường

Sau khi tổng hợp các nhóm đối tượng có chung đặc tính và thái độ khách hàng, doanh nghiệp có thể phân khúc thị trường thành 4 loại Market Segment. Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo một số tiêu chuẩn sau để thực hiện mô tả thị trường phân khúc:

  • Tính đồng nhất: Khách hàng chung một phân khúc có một số điểm tương đồng.
  • Tính dị thể: Các phân khúc có đặc điểm và tính chất khác nhau, không nên phân chia các phân khúc có chung đặc điểm như vậy gây lãng phí thời gian và tiền bạc.
  • Tính đo lường: Để thực hiện cơ chế đo lường và đánh giá phân khúc cần có cơ sở dữ liệu thực tế và chính xác.
  • Tính hữu ích: Phân đoạn thị trường được phân chia ra phải đem lại hiệu quả cho chiến lược Marketing.
  • Tính đa dạng: Doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược Marketing cho phân khúc thị trường.
  • Tính phản ứng nhanh: Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ, do đó mức độ phản ứng với chiến lược Marketing của khách hàng diễn ra tốt hơn.

5. Kiểm tra chiến lược tiếp thị

Thực hiện kiểm tra chiến lược tiếp thị

Việc thực hiện và kiểm tra đánh giá mức độ hấp dẫn của từng phân khúc thị trường, giúp nhà kinh doanh nắm rõ được mục tiêu cũng như lựa chọn phân khúc thị trường thích hợp. Tiếp theo, sử dụng theo dõi chuyển đổi để đánh giá mức độ hiệu quả như thế nào. Nếu đem lại hiệu quả thấp, người kinh doanh cần xem lại các phương pháp nghiên cứu hay phân đoạn đã sử dụng.

Việc đánh giá chính xác các phân khúc sẽ quyết định đến mục tiêu mà phân khúc đó muốn nhắm đến. Đây cũng chính là một trong những bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình bởi phân khúc hiệu quả sẽ xây dựng được các chiến lược tiếp thị và định vị sản phẩm về sau.

6. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là quá trình xác định vị trí và hình ảnh mà một thương hiệu muốn tạo dựng trong tâm trí khách hàng mục tiêu của mình. Chiến lược này nhằm tạo ra một điểm khác biệt và giá trị độc đáo cho thương hiệu, từ đó tạo ra sự nhận biết, sự ưu ái và lòng tin của khách hàng.

Lúc này, người kinh doanh cần sử dụng các chiến lược Marketing nhằm đặt dấu ấn doanh nghiệp trong lòng khách hàng, để họ luôn nhớ về bạn. Một số yếu tố liên quan như chiến lược về giá, vị trí mua hàng, ưu điểm vượt trội của sản phẩm, mức độ uy tín,… sẽ quyết định về hiệu quả định vị brand trong mắt khách hàng.

Chiến lược phân khúc thị trường

Công việc tiếp theo sau khi thực hiện phân khúc thị trường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn đi theo chiều hướng thực hiện chiến lược tập trung hay chiến lược đa phân khúc. Về chi tiết:

Chiến lược tập trung

Chiến lược tập trung

Chiến lược tập trung được thực hiện khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn một phân khúc nào đó để tập trung nghiên cứu và phát triển. Doanh nghiệp sẽ tập trung toàn lực về thời gian và chi phí để thực hiện chiến dịch quảng bá sản phẩm trên thị trường phân khúc này.

Khi tập trung nghiên cứu một phân đoạn doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các chi phí quảng cáo và nhân lực hơn. Tuy nhiê,n việc tập trung vào một phân đoạn cũng đem lại rủi ro khá cao nếu như Marketing của bạn không hiệu quả. Doanh nghiệp có thể thu hoàn toàn được toàn bộ chi phí bỏ ra hoặc chịu thiệt hại do không đạt được các mục tiêu đề ra.

Chiến lược đa phân khúc

Ngược lại so với chiến lược tập trung, chiến lược đa phân khúc sẽ triển khai kế hoạch quảng bá trên các phân khúc thị trường khác nhau. Chiến lược này tạo ra độ an toàn cao hơn khi bạn có thể không thành công ở phân khúc này nhưng lại thành công ở phân khúc khác.

Nhưng doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều nguồn lực, thời gian và tiền bạc hơn để nghiên cứu và triển khai kế hoạch trên các phân khúc. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có nhiều nguồn thu hơn và không bị gây áp lực bởi các rủi ro có thể xảy đến.

Phân khúc thị trường cần đảm bảo những tiêu chí gì?

Tiêu chí cần đảm bảo khi phân khúc thị trường

Để tiến hành phân khúc thị trường một cách đầy đủ và chi tiết nhất, doanh nghiệp phải đảm bảo những tiêu chí sau đây:

Tính đồng nhất (Differential)

Phân khúc thị trường cần có đặc điểm riêng biệt, khác biệt so với các phân khúc khác. Điều này đảm bảo rằng nó thu hút sự quan tâm và sự lựa chọn từ khách hàng tiềm năng.

Tính riêng biệt (Actionable)

Phân khúc thị trường cần được xác định một cách rõ ràng và cụ thể để có thể thực hiện các chiến lược và hoạch định hành động cụ thể dành cho đối tượng khách hàng trong phân khúc đó.

Có thể nhận biết (Measurable)

Phân khúc thị trường cần có khả năng đo lường và theo dõi. Điều này giúp cho việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và điều chỉnh chiến lược theo kết quả đạt được.

Có thể thâm nhập và hoạt động hiệu quả (Accessible)

Phân khúc thị trường cần được tiếp cận một cách dễ dàng và có khả năng thực hiện các hoạt động tiếp thị hiệu quả trong phạm vi phân khúc đó. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể tương tác và tận dụng cơ hội từ phân khúc thị trường này.

Đủ lớn để sinh lời (Substantial)

Phân khúc thị trường cần có quy mô đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và khả năng phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Điều này đảm bảo rằng việc tập trung vào phân khúc này sẽ mang lại giá trị kinh doanh dài hạn.

Ví dụ về các phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường Biti’s

Phân khúc thị trường Biti’s

Biti’s là một thương hiệu giày dép nổi tiếng tại Việt Nam. Phân khúc thị trường của Biti’s tập trung vào thị trường giày dép thời trang và thể thao dành cho người tiêu dùng trẻ tuổi. Biti’s này sản xuất và phân phối các loại giày dép từ giày thể thao đến giày lười và dép xăng đan.

Trong phân khúc thị trường giày dép thời trang, Biti’s tạo ra những mẫu giày có thiết kế đẹp mắt, phong cách và theo kịp xu hướng thời trang. Đối tượng khách hàng chính của phân khúc này là giới trẻ và những người quan tâm đến thời trang. Biti’s cung cấp các sản phẩm đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và chất liệu, từ giày thể thao đến giày sneaker và cao gót.

Ngoài ra, Biti’s cũng có mặt trong phân khúc thị trường giày dép thể thao. Thương hiệu này cung cấp các sản phẩm giày chất lượng cao, phù hợp cho hoạt động thể thao và giải trí. Biti’s có những đối tác đáng chú ý trong ngành thể thao, cung cấp giày chính hãng cho các đội bóng đá, cầu lông và các đối tác thể thao khác. Thương hiệu này nổi tiếng với những sản phẩm đa dạng và thiết kế phong cách, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong việc tạo dựng phong cách cá nhân và thể hiện cá tính của bản thân.

Phân khúc thị trường Novaland

Phân khúc thị trường của thương hiệu Novaland

Novaland được biết đến là một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất tại Việt Nam. Novaland hoạt động chủ yếu trong phân khúc thị trường bất động sản, tập trung vào việc phát triển và bán các tài sản dân cư và thương mại. Công ty phục vụ các phân khúc thị trường khác nhau trong ngành bất động sản, bao gồm:

  • Căn hộ giá rẻ: Novaland cung cấp các dự án căn hộ giá rẻ nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có thu nhập trung bình. Những căn hộ này thường được xây dựng ở các vị trí thuận lợi, gần các tiện ích cần thiết như trường học, bệnh viện, chợ, và có giá bán phù hợp với người mua nhà ở đô thị.
  • Căn hộ cao cấp: Đối với khách hàng có thu nhập cao và mong muốn sống trong một không gian sang trọng, Novaland cung cấp các dự án căn hộ cao cấp. Các căn hộ này thường được thiết kế đẳng cấp, được trang bị các tiện ích cao cấp như hồ bơi, phòng gym, khu vui chơi, an ninh 24/7 và được xây dựng ở các vị trí đắc địa, có giao thông thuận tiện và gần các khu trung tâm thương mại, giải trí.
  • Biệt thự và nhà phố: Novaland cũng có các dự án nhà phố và biệt thự phục vụ cho nhóm khách hàng có nhu cầu sống trong không gian riêng tư và sang trọng. Các khu đô thị biệt thự và nhà phố của Novaland thường được xây dựng tại các vị trí đẹp, gần thiên nhiên, và có các tiện ích cao cấp như công viên, sân golf, khu thể thao, an ninh 24/7.
  • Dự án khu phức hợp: Novaland cũng phát triển các dự án khu phức hợp kết hợp giữa căn hộ, trung tâm thương mại và dịch vụ tiện ích khác. Những dự án này mang đến cho khách hàng một trải nghiệm sống đầy đủ và tiện ích, với sự tiện lợi của việc có thể mua sắm, giải trí và làm việc ngay tại chỗ.

Phân khúc thị trường Coca Cola

Phân khúc thị trường của thương hiệu Coca Cola

Coca Cola là một trong những công ty đồ uống hàng đầu trên thế giới và có phân khúc thị trường rất rộng. Dưới đây là một số phân khúc thị trường chính của Coca Cola:

  • Đồ uống có ga: Coca Cola nổi tiếng với dòng sản phẩm đồ uống có ga, bao gồm Coca Cola gốc, Coca Cola Light, Coca Cola Zero và các phiên bản đặc biệt khác. Đây là phân khúc chính của Coca Cola và hướng đến khách hàng muốn thưởng thức một loại nước ngọt có gas, đậm đà vị coca và phù hợp với khẩu vị của đại đa số người tiêu dùng.
  • Nước ngọt không ga: Coca Cola cũng sản xuất và tiếp thị nhiều loại nước ngọt không có gas như Fanta, Sprite, Schweppes và đồ uống trái cây Minute Maid. Đây là sự lựa chọn cho những người muốn thưởng thức nước ngọt nhưng không muốn có gas hoặc muốn hương vị trái cây tự nhiên.
  • Nước tăng lực: Coca Cola cũng có phân khúc thị trường nước tăng lực với sản phẩm nổi tiếng như Monster và Powerade. Những loại nước tăng lực này được thiết kế để tăng cường năng lượng và phục hồi sau hoạt động thể thao, thu hút nhóm khách hàng quan tâm đến thể thao và sức khỏe.
  • Nước đóng chai và nước đóng lon: Coca Cola cung cấp nước uống đóng chai và đóng lon để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Các loại nước này có nhiều kích cỡ và đóng gói khác nhau, từ chai nhỏ tiện lợi cho việc di chuyển đến lon lớn phục vụ cả gia đình hoặc bữa tiệc.

Cần làm gì để thực hiện phân khúc thị trường hiệu quả?

Để phân khúc thị trường hiệu quả hơn, doanh nghiệp nên có những yếu tố sau đây:

  • Một đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển Marketing.
  • Tìm hiểu và xác định đúng thị trường mục tiêu ngay từ những bước đầu triển khai chiến lược.
  • Nắm rõ được điểm mạnh và điểm yếu của chính doanh nghiệp, khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Dựa vào những kiến thức đã được phân tích ở bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách thức phân khúc thị trường và tầm quan trọng của nó. Áp dụng tốt các phương pháp xác định phân khúc giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn khi thực hiện chiến lược Marketing.

Một số lỗi thường gặp khi phân khúc thị trường

Một vài lỗi thường gặp khi phân khúc thị trường
  • Thiếu nghiên cứu thị trường: Một lỗi phổ biến đầu tiên là thiếu nghiên cứu về thị trường và khách hàng mục tiêu trước khi phân khúc thị trường. Nếu không hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và đặc điểm của khách hàng, sẽ khó để xác định và đáp ứng đúng phân khúc thị trường.
  • Định nghĩa phân khúc không chính xác: Định nghĩa phân khúc thị trường không chính xác hoặc quá rộng. Điều này dẫn đến việc mất tập trung và không thể tạo ra các giải pháp tốt cho từng phân khúc cụ thể.
  • Không tùy chỉnh sản phẩm/dịch vụ: Nếu không tùy chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ cho từng phân khúc thị trường, sẽ khó để đáp ứng đúng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Một lỗi phổ biến là áp dụng một chiến lược tiếp thị chung cho tất cả các phân khúc mà không tạo ra sự khác biệt.
  • Thiếu chiến lược tiếp cận thị trường: Nếu không có kế hoạch rõ ràng để tiếp cận và tiếp thị đến từng phân khúc mục tiêu, sẽ khó để thu hút và tạo ra sự quan tâm từ khách hàng.
  • Không đáp ứng thay đổi trong thị trường: Không đáp ứng kịp thời, linh hoạt với sự thay đổi trong thị trường và nhu cầu của khách hàng có thể dẫn không thu hút được lượng khách hàng mục tiêu cũng như khó cạnh tranh trên thị trường.

Câu hỏi thường gặp về phân khúc thị trường

1- Việc xác định phân khúc thị trường có quan trọng không?

Việc xác định phân khúc thị trường rất quan trọng trong quá trình kinh doanh. Khi một công ty hiểu rõ về phân khúc thị trường mà mình đang hướng đến, nó có thể tập trung tài nguyên và nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng cụ thể đó một cách tốt nhất.

2- Nên tập trung vào phân khúc thị trường nào?

Nên tập trung vào phân khúc thị trường nào?

Khi quyết định tập trung vào phân khúc thị trường nào, có một số yếu tố cần xem xét như đối tượng khách hàng, lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp, nhu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh và tính bền vững của phân khúc thị trường.

3- Làm cách nào để xác định được phân khúc khách hàng phù hợp?

  • Đặt mục tiêu: Trước khi thực hiện bất kỳ một kế hoạch nào, doanh nghiệp cần xác định được chính xác mục tiêu đặt ra. Điều này giúp xây dựng được chiến lược và có những bước đi đúng đắn.
  • Nghiên cứu thị trường: Việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng và các sản phẩm có mặt trên thị trường.
  • Phân tích dữ liệu khách hàng hiện có: Đánh giá dữ liệu khách hàng hiện có của bạn để tìm ra các thông tin quan trọng như độ tuổi, giới tính, địa lý, sở thích và hành vi mua hàng.
  • Xây dựng các nhóm khách hàng: Dựa trên thông tin từ nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu. Hãy xác định các nhóm khách hàng dựa trên các đặc điểm như độ tuổi, sở thích, giới tính,…
  • Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng: Dựa trên các nhóm khách hàng đã xác định, xác định những phân khúc khách hàng có tiềm năng để phát triển và mở rộng doanh nghiệp.
  • Xây dựng chiến lược tiếp thị: Đây là bước quan trọng trong quá trình tiếp cận khách hàng. Xây dựng các chiến lược về giá cả, truyền thông, thương hiệu,… một cách thống nhất giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn.
  • Theo dõi hiệu suất và đánh giá: Cần bám sát vào các kết quả tiếp thị, từ đó có những chiến lược phù hợp hơn giúp thu hút khách hàng và gia tăng doanh số.

Có thể thấy, việc phân khúc thị trường được sử dụng trong rất nhiều trong các mục tiêu kinh doanh. Hy vọng với những thông tin mới được MONA chia sẻ trên đây, bạn đã có thể nắm được phân khúc thì trường là gì và biết cách xác định đúng thị trường, đúng tối tượng khách hàng mục tiêu để hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt nhất nhé! Chúc doanh nghiệp thực hiện thành công.

Từ khóa » Các Loại Thị Trường Trong Marketing