Phân Loại Các Cấp độ Của Bỏng - VJcare

☰ MỤC LỤC

  • Bỏng là các tai nạn liên quan đến nhiệt, điện hoặc hóa chất, gây tổn thương và có khả năng hủy hoại da. Tùy thuộc vào sức ảnh hưởng và thương tổn trên da, bỏng được chia làm 5 cấp độ, trong đó có 3 cấp độ chính.
    • I. Bỏng nông
      • Bỏng độ I
      • Bỏng độ II
      • Bỏng độ III (Bỏng trung bì)
    • II. Bỏng sâu
      • Bỏng độ IV (Bỏng toàn bộ lớp da)
      • Bỏng độ V

Bỏng là các tai nạn liên quan đến nhiệt, điện hoặc hóa chất, gây tổn thương và có khả năng hủy hoại da. Tùy thuộc vào sức ảnh hưởng và thương tổn trên da, bỏng được chia làm 5 cấp độ, trong đó có 3 cấp độ chính.

các cấp độ bỏng phân loại bỏng theo mức độ
Thống kê cứ 100 bệnh nhân bỏng có 3 đến 5 người tử vong và có hơn 30 người bị di chứng về sau (Theo Wikipedia)

Phân loại theo độ sâu của bỏng, y khoa chia làm 5 cấp độ bỏng như sau:

I. Bỏng nông

Bỏng độ I

Đây là loại bỏng nhẹ nhất, thương tổn chủ yếu trên bề mặt da, dễ khỏi và có thể không để lại seo hay vết thâm. Loại này gồm hai cấp độ:

Bỏng độ I (viêm da cấp do bỏng: phù nề, sưng, nóng, đỏ, đau), ở lớp nông của thượng bì khô và bong. Bỏng gây do sưng đỏ nề, rát, nhưng sau 2 – 3 ngày thì khỏi và không để lại sẹo.

Hay gặp do bỏng nắng, bỏng nước sôi chỗ không có quần áo.

Bỏng độ II

Khi mức độ chấn thương đi sâu vào một vài lớp da ở bên trong thì nó được phân thành bỏng độ 2, đây là thương tổn lớp biểu bì.

Trên nền da đỏ, xuất hiện những nốt phỏng nước chứa dịch trong hoặc vàng nhạt, có thể xuất hiện muộn từ 12-24 giờ sau khi bị bỏng. Đáy nốt phỏng màu hồng ánh ướt có thấm dịch xuất tiết, sau 3-4 ngày hiện tượng viêm đỡ. Tại các nốt phỏng dịch còn đọng lại. Vì chưa tới lớp tế bào đáy nên khi khỏi không để lại sẹo. Khỏi sau 10 – 14 ngày.

Hay gặp: bỏng nước sôi chỗ có quần áo…

Bỏng độ III (Bỏng trung bì)

Khi toàn bộ lớp da bị phá hủy, hay bỏng độ 3, mức độ chấn thương ảnh hưởng tới mọi lớp của da người. Hoại tử toàn bộ lớp thượng bì, tổn thương phần lớn các thành phần lớp trung bì, nhưng các thành phần phụ thuộc của da (gốc lông, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn), còn nguyên vẹn. Loại này chia thành hai loại:

  • Bỏng độ IIIa (nông): Tổn thương thượng bì nhưng ống và gốc lông các tuyến mồ hôi còn nguyên vẹn. Tổn thư­ơng đặc tr­ưng bởi nốt phỏng: hình thành sớm hoặc muộn; vòm dày; đáy màu đỏ, hồng, còn cảm giác đau; dịch nốt phỏng có thể có màu hồng, đục. Tự khỏi bằng hiện tượng biểu mô hóa trong vòng 2 – 4 tuần.
  • Bỏng độ IIIb (sâu): Chỉ còn lại phần sâu của các tuyến mồ hôi. Tổn thương này có thể có nốt phỏng, vòm dày (tính chất của nốt phỏng độ III), đấy nốt phỏng tím sẫm, trắng bệch, xám, giảm cảm giác đau. Ngoài ra gây Hoại tử: Hay gặp hoại tử ­ướt, màu trắng, phân biệt với bỏng độ IV là: Còn cảm giác đau, da không bị nhăn rúm, không có hình mao mạch huyết tắc. Sau 12-14 ngày rụng hoại tử hình thành mô hạt xen kẽ với các vùng biểu mô – hình ảnh đảo biểu mô. Có thể tự liền bằng hiện tượng tế bào biểu mô phủ kính câc tổ chức hạt sau 30 – 45 ngày, để lại sẹo xấu. Nếu vết bỏng thiểu d­ưỡng, tỳ đè, nhiễm khuẩn… Chuyển hoàn toàn thành bỏng sâu.

Bỏng độ III có khi được gọi là “bỏng trung gian” Là loại bỏng nằm giữa giới hạn bỏng nông và bỏng sâu. Bỏng lan tới một phần của lớp tế bào đáy (lớp nông, phần uốn lượn lên xuống). Bỏng loại này tiến triển tốt, nhưng cũng có thể nặng lên và thành bỏng sâu. Thường gặp bỏng nước sôi chỗ có quần áo.

II. Bỏng sâu

Là mức độ bỏng nặng và rất nặng, tác nhân gây bỏng đã phá huỷ lớp tế bào đáy, để lại phần da bị dúm dó, đa số cần phải lại vá da. Hậu quả rất nặng nề từ sẹo đến phải cắt bỏ phần da, tử vong. Bỏng sâu gồm các cấp độ bỏng IV trở đi.

Bỏng độ IV (Bỏng toàn bộ lớp da)

Đám da trắng bạch (như thịt luộc), đỏ xám hoặc đá hoa vân. Lớp tế bào đáy bị phá huỷ, bỏng ăn lan tới trung bì, gây hoại tử da diện rộng. Vì mất lớp tế bào sinh sản, da không được bảo vệ, nên bỏng loại này hầu hết bị nhiễm khuẩn. Về lâm sàng loại bỏng này thể hiện dưới 2 hình thức: Đám da hoại tử ướt và đám da hoại tử khô. Thường gặp bỏng do xăng, acid, bỏng điện…

Bỏng độ V

Tác nhân gây bỏng phá huỷ hết da, bỏng ăn tới tận cơ, xương, cả một vùng của chi bị cháy đen. Về lâm sàng thấy da hoại tử khô nổi rõ lưới mạch đã bị huyết tân của lớp dưới da, da hoại tử lõm sâu, mất cảm giác hoàn toàn. Thường gặp do điện cao thế, sét đánh, cháy nhà (trong các thảm hoạ cháy nhà cao tầng), cháy ô tô chở khách…

Nguồn: theo Wikipedia.

3.4/5 - (128 bình chọn)

Từ khóa » Bỏng độ 4 điều Trị