Phân Loại Các Giống Lúa Và Sự Khác Nhau Của Lúa Trên Thế Giới

Lúa được biết đến là cây lương thực chính của nhiều quốc gia trên Thế Giới. Ở Việt Nam, lúa chiếm diện tích canh tác lớn nhất. Do đó, ngành sản xuất lúa trở thành ngành nông nghiệp trụ cột của nước ta. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ về nguồn gốc của lúa? Lúa có những đặc điểm phân loại như thế nào? Các giống lúa có sự khác biệt gì? 

Mục Lục

Toggle
  • Các giống lúa theo hệ thống phân loại thực vật học
    • Phân loại theo môi trường canh tác
    • Phân loại theo nguồn gốc
  • Giống lúa lai tại Việt Nam

Các giống lúa theo hệ thống phân loại thực vật học

Theo phân loại thực vật, cây lúa thuộc họ Gramineae – Hòa thảo, tộc Oryzeae, chi Oryza. Trong đó, chi Oryza có khoảng 20 loài. Tuy nhiên, chỉ có 2 loài là lúa trồng, còn lại là lúa hoang hằng niên và đa niên. Oryza sativa L là loài lúa trồng thích nghi rộng rãi và chiếm phần lớn diện tích lúa trên Thế Giới. Loài còn lại là Oryza glaberrima Steud trồng với diện tích giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi.

Các giống lúa được phân loại theo hệ thống giúp việc ghi nhận, phân biệt hình dạng riêng biệt. Khi đó, chúng ta có thể kiểm soát được phép lai giữa các loài của lúa để tạo gen lúa ưu việt. Ví dụ: Oryza fatua là loài lúa dại có gen chịu mặn và sức sống cao được lai với Oryza sativa để tạo giống lai chứa gen chịu mặn của Oryza fatua.

Phân loại theo môi trường canh tác

Hai cơ sở cơ bản để định hình trạng thái của nhóm loài là kiểu gen và môi trường sống. Đối với cây lúa, dựa vào điều kiện môi trường canh tác khác nhau sẽ có các nhóm giống chứa các tính trạng, hình dạng khác nhau. Phân loại các giống lúa và sự khác nhau của lúa trên Thế Giới2 Dựa vào điều kiện sống, các giống lúa được phân thành các nhóm:

Lúa cạn là loại lúa có khả năng sống trên cạn. Lúa cạn được trồng trên vùng đồi núi, thường không có bờ ngăn giữ nước trên ruộng.Tại Việt Nam, lúa cạn được trồng ở Tây Nguyên, khí hậu phân biệt rõ rệt mùa mưa và mùa nắng. Vào mùa nắng không có điều kiện thích hợp canh tác, nên lúa chỉ được trồng vào mùa mưa. Đất ruộng tại đây phần lớn là đất đỏ Bazan, lượng nước phụ thuộc vào lượng mưa trong mùa. Thời gian sinh trưởng của lúa kéo dài 6 tháng từ khi gieo hạt.

Lúa nước là loại lúa trồng ở khu vực có điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Tại đây, nhà nông có thể kiểm soát lượng nước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lúa. Khu vực canh tác lúa nước phải bằng phẳng, lượng nước duy trì từ 100mm đến 150mm. Những khu vực đồng bằng có lưu vực sông chảy qua và khí hậu nhiều mưa là môi trường thích hợp cho lúa nước sinh trưởng. Ví dụ như khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực thuận lợi canh tác lúa nước.

Phân loại theo nguồn gốc

Từ khi ngành sản xuất lúa hình thành và phát triển đến nay, giống lúa đã được lai tạo để phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng, từng khu vực canh tác. Từ đó, xác định cơ sở phân loại chính dựa vào nguồn gốc hình thành và phương pháp lai tạo. Và các giống lúa được phân loại theo 5 nhóm quần thể như sau:

  1. Nhóm quần thể địa phương. Là giống lúa có nguồn gốc lâu đời ở địa phương, có phạm vi hẹp. Các giống như Tám xoan, nếp hoa vàng, nếp cẩm, nếp nương là các giống tiêu biểu tại khu vực sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
  2. Nhóm quần thể lai được tạo ra để lưu giữ các tính trạng tốt hoặc tính trạng đặc thù được canh tác rộng rãi mọi vùng miền.
  3. Nhóm quần thể đột biến bao gồm các giống được lai tạo từ đột biến tự nhiên hoặc nhân tạo. Các gen đột biến tự nhiên tạo giống lúa năng suất cao chứa gen lùn. Việc này trở thành cơ sở nền tảng cho các nghiên cứu lai tạo đột biến từ những năm 1965 đến nay.
  4. Nhóm quần thể tạo giống bằng công nghệ sinh học. Các giống thuộc nhóm này được nuôi cấy, ghép gen và chọn dòng tế bào. Đây là nhóm quần thể nhân tạo với quy trình chọn lọc có thể tạo giống đáp ứng mục tiêu riêng cho mỗi giống lúa khác nhau.
  5. Nhóm các dòng bất dục đực chứa gen gây bất dục đực. Các nhóm lúa này thường được làm giống lúa mẹ để lai tạo các thế hệ lúa lai F1, lúa lai 2 dòng, lúa lai 3 dòng có tiềm năng đạt sản lượng cao.

Giống lúa lai tại Việt Nam

Nền văn hóa lúa nước tại Việt Nam đã được hình thành và phát triền từ hàng nghìn năm trước. Cho đến ngày nay, nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã đi vào giai đoạn sản xuất tập trung và ổn định. Hai tiềm năng gia tăng năng suất của nước ta ngày nay là các giống lúa cải tiến cao sản và các giống lúa lai.

nông sản sạch

Từ những năm 1992, nguồn gốc giống lúa lai phần lớn là nhập khẩu từ Trung Quốc. Năm 2004, diện tích lúa lai ở Việt Nam đã có 600.000 ha; với năng suất lúa lai cao hơn năng suất của lúa cải tiến cao sản khoảng 20-25% (tăng khoảng1,5 tấn/ha) (Lê Hồng Nhu, 2006). Và đến nay giống lúa lai được Trung tâm khuyến nông khuyến khích canh tác mở rộng. Ngoài ra, chúng ta đang nghiên cứu và lai tạo lúa giống để lưu trữ nguồn gen có thời gian sinh trưởng ngắn, hiểu quả canh tác cao. Đồng thời, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” những tiến bộ kỹ thuật lúa lai để mở rộng quy mô sản xuất.

Công ty cổ phần Đại Thành là một trong những doanh nghiệp cung cấp giống lúa lai năng suất cao hiện nay. Hiệu suất canh tác mang lại từ giống lúa lai F1 GS9, GS55, GS999 là rất cao. Loại hình cây lúa cao, chắc khỏe, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, giống lúa lai của công ty cổ phần Đại Thành được nhiều nhà nông Bắc Ninh lựa chọn canh tác trong mùa rét lạnh.

》Các bài viết liên quan

Lúa lai là gì? Hiệu quả kinh tế của lúa lai trong tình hình kinh tế khó khăn

Hạt giống Lúa lai F1 GS55

Nông dân chuẩn bị mùa vụ Đông Xuân 2022 trong đại dịch Covid-19

Từ khóa » Cây Lúa Nước Thuộc Nhóm Nào