Phân Loại Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đây là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều các doanh nghiệp khơi sắc. Trong đó có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được hình thành. Trong bài viết này, Luận Văn Việt sẽ giới thiệu đến bạn về mô hình doanh nghiệp là gì? Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Mục lục Ẩn- 1. Khái niệm doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp
- 1.1 Khái niệm doanh nghiệp là gì?
- 1.2 Khái niệm loại hình doanh nghiệp
- 2. Phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
- 2.1. Phân loại theo quy định của luật doanh nghiệp
- 2.2. Phân loại theo quy mô thu nhập
- 2.3. Theo phương thức kinh doanh
- 2.4. Theo xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp
1.1 Khái niệm doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014).
Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.2 Khái niệm loại hình doanh nghiệp
Từ trước tới nay chúng ta đã được biết đến rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp nhưng chúng ta lại không biết khái niệm loại hình doanh nghiệp là gì?
Xuất phát từ các định nghĩa khác nhau của từng loại hình doanh nghiệp và định nghĩa loại hình doanh nghiệp ở trên. Chúng ta có thể hiểu:
Loại hình doanh nghiệp là một mô hình doanh nghiệp cụ thể, nó mô tả diện mạo, hình thức tổ chức và đặc trưng riêng có của từng loại hình doanh nghiệp. Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và mỗi loại mô hình doanh nghiệp có đặc điểm riêng để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác.
Nếu bạn đang cần sự hỗ trợ cho quá trình viết luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ về nguồn nhân lực, kinh tế. Xin vui lòng liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế , nguồn nhân lực của Luận Văn Việt để được hỗ trợ sớm nhất!
2. Phân loại các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
2.1. Phân loại theo quy định của luật doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): là một tổ chức kinh doanh, do nhà nước thành lập, hoặc tham gia thành lập đầu tư trên 50% vốn điều lệ và quản lý hoặc tham gia quản lý với tư cách chủ sở hữu. Đồng thời là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.
- Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Công ty cổ phần (CTCP). Trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển đổi cổ phần của mình cho người khác, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của luật DN.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Cổ phần được chia thành 2 loại, cổ phần phổ thông (người có nó được gọi là cổ đông phổ thông) và cổ phần ưu đãi (người có cổ phần loại này gọi là cổ đông ưu đãi).
- Cổ phần được cho bởi các cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
- Công ty cổ phần có Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và giám đốc (hoặc tổng giám đốc).
Công ty hợp danh (CTHD). CTHD là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh), cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung, ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong pham vi số vốn đã góp vào công ty.
- CTHD không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.
- CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH).
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là doanh nghiệp trong đó:
- Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN.
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43,44,và 45 của luật doanh nghiệp.
- Thành viên có thể là tôt chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50.
- Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu.
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty TNHH 1 thành viên là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc).
Hợp tác xã (HTX): là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có cùng nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (liên doanh vốn với bên Việt Nam, 100% vốn nước ngoài của một nước hoặc nhiều nước có hoặc không có lao động của người nước ngoài) tại Việt Nam.
Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2. Phân loại theo quy mô thu nhập
Doanh nghiệp vừa và nhỏ :là doanh nghiệp có vốn vừa phải, và tùy theo từng nước, mức độ vốn của các doanh nghiệp này là khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số người lao động từ 10 người đến 300 người, có số vốn kinh doanh từ 1 tỷ VNĐ đến 10 tỷ VNĐ ( tức 62.000 USD đến 620.000 USD), có doanh số hàng năm từ 2 tỷ VNĐ đến 30 tỷ VNĐ ( tức từ 120.000 USD đến 1800.000 USD). Đây là hình thức kinh doanh phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.
Doanh nghiệp lớn: là doanh nghiệp có số người lao động từ 300 người trở lên, có số vốn kinh doanh từ 10 tỷ VNĐ trở lên và có doanh số hàng năm từ 30 tỷ VNĐ trở lên. Đó là các công ty Quốc Gia, công ty xuyên Quốc Gia, các tập đoàn kinh tế.
2.3. Theo phương thức kinh doanh
- Sản xuất hàng hoá (sản phẩm hay dịch vụ),
- Thương mại (mua bán),
- Môi giới tư vấn tri thức,
- Móc nối giữa các doanh nghiệp…
2.4. Theo xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường
Loại hình doanh nghiệp điện tử là loại hình doanh nghiệp ứng dụng CNTT cho mọi hoạt động điều hành, quản lý của doanh nghiệp và ứng dụng TMĐT cho các hoạt động kinh doanh, mua bán với các đối tác bên ngoài.
Như vậy có thể nói toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp đều được quản lý trên máy vi tính thông qua các hệ thống mạng nội bộ và mạng Internet toàn cầu, từ đó giúp doanh nghiệp kiểm soát các hoạt động kinh doanh một cách có hệ thống, ra các quyết định công việc kịp thời, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và tăng hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí hoạt động.
Đây là một loại hình mới tỏ ra phù hợp với xu thế của nền kinh tế thị trường, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Xuất khẩu là gì? Ưu, nhược điểm các hình thức xuất khẩu
- Thương mại điện tử là gì? Khái niệm và các đặc trưng cơ bản
Có nhiều cách phân loại khác nhau do đó sẽ có các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành.
Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về mô hình doanh nghiệp là gì? Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy nó thật sự hữu ích nhé! Nếu trong quá trình làm bài luận bạn còn gặp bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0915 686 999 đề được tư vấn giải đáp.
1/5 (1 Review) Lưu Hà Chi( Content Leader )CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.
Post Views: 7.058Từ khóa » Tiểu Luận Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam
-
Bài Tiểu Luận: Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Nước Ta - TaiLieu.VN
-
Tiểu Luận Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại c - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiểu Luận: Pháp Luật Việt Nam Về Các Loại Hình Doanh Nghiệp
-
Tiểu Luận Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
-
Tiểu Luận Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
-
Bài Tiểu Luận Về Các Loại Hình Doanh Nghiệp Ở Nước Ta, Tiểu ...
-
Tiểu Luận Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
-
Top 28 Tiểu Luận Về Các Loại Hình Doanh Nghiệp 2022 - Xây Nhà
-
Tiểu Luận Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam - Tài Liệu - Ebook
-
Bài Tiểu Luận: Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Nước Ta - TailieuXANH
-
Bai Tieu Luan: Cac Loai Hinh Doanh Nghiep O Nuoc Ta-Quan Tri Kinh ...
-
Tiểu Luận Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
-
TIỂU LUẬN TCDN - Grade: 7.5 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...
-
Tiểu Luận Về Các Loại Hình Doanh Nghiệp