Phân Loại Các Loại Sâu Răng Và Phương Pháp Phòng Ngừa Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Phân loại sâu răng dựa vào giai đoạn, mức độ, vị trí sâu
Sâu răng là bệnh lý phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân vì không chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ càng, dẫn đến mảng bám thức ăn và vi khuẩn phát sinh. Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng và gây ra nhiều bệnh lý khác như: nhiễm trùng, răng lung lay, thậm chí mất răng.
Phân loại sâu răng theo giai đoạn
Trong trường hợp này, sâu răng sẽ được phân thành 4 loại chính ứng với 4 giai đoạn của bệnh lý. Các loại sâu răng gồm:
- Sâu men răng: Dấu hiệu sâu răng chỉ xuất hiện bên ngoài chứ không gây đau nhức, khó chịu. Trên bề mặt men răng xuất hiện nhiều màu sáng đục và hình thành các lỗ sâu màu đen.
- Sâu ngà răng: Vi khuẩn phá hủy lớp ngà trên men răng. Ở giai đoạn này, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau nhức, khó chịu khi ăn uống.
- Viêm tủy răng: Sau khi đã mất đi hai lớp men răng và ngà răng, tủy bắt đầu bị tấn công bởi vi khuẩn. Vì thế, những cơn đau nhức, khó chịu sẽ kéo dài trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Chết tủy: Nếu không được điều trị dứt điểm, ổ vi khuẩn ở quanh chân răng sẽ hình thành. Thậm chí, lây lan sang các khu vực khác như: Mô nướu, xương ổ răng,…. Răng chết tủy gây ra các triệu chứng khác nhau như tiêu xương hàm, sưng mặt,…
Phân loại theo vị trí sâu
Một số bác sĩ phân loại sâu răng theo vị trí hư tổn. Các loại sâu răng phải kể đến như sau:
- Sâu thân răng: Vi khuẩn sâu răng hình thành các vệt đen, xuất hiện ở bề mặt, kẽ và thân răng trên cung hàm.
- Sâu chân răng: Nướu bị tụt, chân răng hở và vi khuẩn bị ăn mòn trên chân răng.
Phân loại sâu răng theo mức độ
Bệnh lý sâu răng sẽ có các mức độ khác nhau tùy vào tình trạng của người bệnh. Mỗi mức độ sẽ được phân loại và có phương án điều trị thích hợp:
- Mức độ nhẹ: Sâu răng giai đoạn này thường xuất hiện vệt trắng hoặc lốm đốm màu đen nâu trên bề mặt răng. Thông thường, bệnh nhân sẽ dễ chủ quan vì không có cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Mức độ sâu răng ăn vào tủy: Vi khuẩn tấn công vào tủy làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Điều này khiến cho khách hàng trở nên đau nhức, gây khó khăn cho việc ăn uống, sinh hoạt. Những cơn đau đớn thường xuất hiện vào ban đêm.
- Mức độ hình thành viêm nhiễm: Tình trạng viêm tủy tiến triển trầm trọng, gây viêm nhiễm cho răng. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe răng, sâu răng nặng, thậm chí mất răng.
Các cách điều trị sâu răng tại nha khoa hiệu quả
Sâu răng là bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Vì thế, bạn nên đến nha khoa để được khám và điều trị kịp thời. Sau đây là các phương pháp điều trị tại nha khoa:
Trám răng
Bác sĩ tiến hành cạo sạch vết sâu trên răng và trám lại bằng vật liệu Composite. Màu sắc tương tự với răng thật, tái tạo cấu trúc răng đã mất một cách tốt hơn. Chất liệu Composite có màu sắc thẩm mỹ cao, không gây tình trạng bong tróc và ảnh hưởng đến cấu trúc men răng. Với trường hợp răng sâu nhẹ, bác sĩ dùng phương pháp này để điều trị.
Xem thêm: Trám răng sâu bao nhiêu tiền?Điều trị tủy
Điều trị tủy là phương pháp giúp hạn chế tình trạng lây lan của vi khuẩn, gây viêm nhiễm. Răng sau khi lấy tủy, sẽ dẫn đến tình trạng yếu và khó thực hiện chức năng ăn nhai. Cho nên, bác sĩ sẽ thực hiện bọc răng sứ để phục hình và tái tạo lại chức năng ăn nhai cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ cho răng. Ngoài ra, chức năng ăn nhai cũng được đảm bảo hiệu quả hơn.
Nhổ răng sâu
Nhổ răng sâu là giải pháp cuối cùng nếu không thể phục hồi được bằng hàn trám hoặc bọc răng sứ. Bác sĩ tiến hành nhổ bỏ và làm sạch tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, nha sĩ sẽ trồng răng Implant, để hạn chế tình trạng tiêu xương hàm và xô lệch hàm răng.
Các cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng, khách hàng nên thực hiện các thói quen như sau:
- Chải răng đúng cách khoảng 2 – 3 lần/ngày để loại bỏ mảng bám trên răng miệng.
- Thường xuyên thăm khám nha khoa để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý nha chu.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vi khuẩn, thức ăn thừa tồn đọng trên răng miệng.
- Không nên ăn những thực phẩm dễ gây sâu răng như: đồ ăn vặt, thức uống có gas, rượu bia,…
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lí, giàu vitamin, canxi, khoáng chất,…
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa sâu răng hết bao nhiêu tiền?
- Top 15 nước súc miệng trị sâu răng tốt nhất
- Bé 2 tuổi bị sâu răng phải làm sao?
- Hướng dẫn cách chữa lỗ sâu răng tại nhà
- Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng phải làm sao?
Từ khóa » Các Loại Sâu Răng
-
3 Mức Độ Sâu Răng Và Biện Pháp Ngăn Ngừa Bệnh Sâu Răng
-
Sâu Răng Có Mấy Loại Và Cách điều Trị Như Thế Nào?
-
Sâu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị TRIỆT ĐỂ
-
Chẩn đoán Sâu Răng Trẻ Em- Người Lớn
-
5 LOẠI RĂNG SÂU THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ?
-
Phân Loại Sâu Răng - Big Dental
-
Các Mức Độ Sâu Răng Và Phương Pháp Điều Trị Tương Ứng
-
Phân Loại Và Mức độ Sâu Răng?
-
Sâu Răng Và Phương Pháp "Điều Trị" | Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Các Mức Độ Của Bệnh Sâu Răng
-
Sâu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Tác Hại Của Sâu Răng Và Cách ...
-
SÂU RĂNG LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG NHƯ THẾ NÀO?