Phân Loại Cơ Quan Nhà Nước. Cho Ví Dụ? - Luật Sư Online

Mục lục

Toggle
  • 1 – Cơ quan nhà nước là gì?
  • 2 – Phân loại Cơ quan nhà nước
    • a – Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ
    • b – Căn cứ vào chức năng của các cơ quan nhà nước
    • c – Căn cứ vào thời gian hoạt động
    • d – Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan nhà nước

Phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ minh họa đối với từng tiêu chí phân loại đó.

Phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ minh họa đối với từng tiêu chí phân loại đó.

  • [SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
  • Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước
  • Bộ máy nhà nước là gì? Mối liên hệ với chức năng của nhà nước
  • Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
  • Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Phân tích chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
  • So sánh và Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác
  • Quan điểm của Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước

1 – Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.

2 – Phân loại Cơ quan nhà nước

Có thể phân loại cơ quan nhà nước theo các cách sau:

a – Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ

Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ, có thể chia thành các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương:

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • [SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
  • Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 2013
  • Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước
  • Hệ thống các cơ quan nhà nước nước CHXHCN Việt Nam
  • Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

– Cơ quan nhà nước ở trung ương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ, ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao…

– Cơ quan nhà nước ở địa phương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trong phạm vi một địa phương. Ví dụ: Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân các địa phương…

b – Căn cứ vào chức năng của các cơ quan nhà nước

Căn cứ vào chức năng của các cơ quan nhà nước, có thể chia thành cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

– Cơ quan lập pháp là cơ quan ban hành luật. Ví dụ: Quốc hội hay Nghị viện.

– Cơ quan hành pháp là cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật. Ví dụ: Chính phủ, Nội các.

– Cơ quan tư pháp là cơ quan bảo vệ pháp luật. Ví dụ: Tòa án.

c – Căn cứ vào thời gian hoạt động

Căn cứ vào thời gian hoạt động, các cơ quan nhà nuớc được chia thành cơ quan thường xuyên và cơ quan lâm thời.

– Cơ quan thường xuyên là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc thường xuyên của nhà nước, tồn tại thường xuyên trong bộ máy nhà nước.

– Cơ quan lâm thời là cơ quan được thành lập để thực hiện những cồng việc có tính chất nhất thời của nhà nước, sau khi thực hiện xong công việc đó nó sẽ tự giải tán, ví dụ, Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan bầu cử ở nước ta…

d – Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan nhà nước

Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan quyền lực nhà nước, nguyên thủ quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát.

– Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân để thực thi quyền lực nhà nước.

– Nguyên thủ quốc gia là cơ quan đứng đầu nhà nước, đại diện chính thức cho nhà nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.

– Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan được hình thành từ cơ quan quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng quản lý, điều hành công việc hàng ngày của đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

– Cơ quan xét xử có chức năng xét xử các vụ án.

– Cơ quan kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp.

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Từ khóa » Ví Dụ Về 1 Cơ Quan Nhà Nước